Bác sĩ Zhivago – Boris Pasternak (Nga – giải Nobel Văn Học) – Kì 10

Một cây thông khoác mấy dãy đèn sáng rực xung quanh hta hồ đang thở ra những luồng hơi nóng. Những người không dự cuộc khiêu vũ thì đang đi lại sát gót nhau mà trò chuyện bên cây thông, tạo thành mọt bức tường đen, giữa tiếng áo quần sột soạt…

Một cây thông khoác mấy dãy đèn sáng rực xung quanh hta hồ đang thở ra những luồng hơi nóng. Những người không dự cuộc khiêu vũ thì đang đi lại sát gót nhau mà trò chuyện bên cây thông, tạo thành mọt bức tường đen, giữa tiếng áo quần sột soạt.

Bác sĩ Zhivago – Chương 03

11.

Không biết từ thời nào, cây Nôen ở gia đình Sventitski được tổ chức theo kiểu này: quãng mười giờ, khi trẻ con đã đi ngủ, sẽ thắp cây Nôen thứ hai cho thanh niên và người lớn để vui chơi đến sáng. Những người đứng tuổi thì đánh bài suốt đêm trong phòng khách kiến trúc theo kiểu Pompê, ba phía là tường, nối dài phòng lớn và dược ngăn cách bằng một tấm màn che dày, nặng, mắc vào các vòng lớn bằng đồng. Rạng sáng thì tất cả cùng dùng bữa tối.

– Sao anh chị đến muộn thế? – Cậu Giooc, cháu của ông bà Sventitski, hỏi hai người. Cậu ta chạy qua cửa chính vào buồng trong để gặp chủ nhân. Yuri và Tonia cũng quyết dịnh vào đó chào ông bà chủ nhà: nhân lúc đang cởi áo, hai người ngó vào phòng khách lớn.

Một cây thông khoác mấy dãy đèn sáng rực xung quanh hta hồ đang thở ra những luồng hơi nóng. Những người không dự cuộc khiêu vũ thì đang đi lại sát gót nhau mà trò chuyện bên cây thông, tạo thành mọt bức tường đen, giữa tiếng áo quần sột soạt.

Ở vòng trong, những người khiêu vũ đang quay cuồng một cách hăng hái. Koka Kornakov, học trò trường lít-sê (1), con ngài Phó trưởng lý, đứng ra điều khiển cuộc khiêu vũ chỉ huy mọi người quay tròn, xếp thành ìtng cặp hoặc thành chuỗi dài nắm tay nhau. Cậu ta gào tướng lên từ đầu đến cuối phòng: “Grand rond! Chaine chinoise!”(2). Mọi người tuân theo răm rắp. “Une valse, sil vous plait!”(3), cậu ta hét về phía người chơi đàn, đoạn ở đầu vòng một cậu ta dẫn cô bạn nhảy của mình “à trois temps, à deux temps”(4), mỗi lúc một chậm dần và bớt đà, cuối cùng chỉ còn giẫm nhẹ chân tại chỗ, như tiếng vang sắp tắt của bài valse. Và tất cả vỗ tay, rồi người ta bưng kem và nước giải khát ra cho đám người ồn ào náo động ấy. Các cô các cậu tạm ngừng cười nói một lát, uống lấy uống để các ly nước quả ép, nước chanh ướp lạnh và vừa đặt ly xuống khay đã lại cười nói hò la gấp mười lần trước, tựa hồ uống phải chất gây cười.

Tonia và Yuri không ghé vào phòng khách, mà đi vào phòng của ông bà chủ ở phía trong.

Chú thích:

(1) Loại trường trung học dành cho con em quý tộc ở nước Nga cũ.

(2) (3) (4) pháp văn trong nguyên bản “Vũng rộng? Chuỗi xích Tàu!”, “Hãy chơi điệu Valse”, “Vào nhịp ba, vào nhịp hai”.

12.

Các phòng riêng của ông bà Sventitski ngổn ngang những đồ đạc mà người ta chuyển từ phòng khách vào phòng lớn cho rộng chỗ. Nơi đây là “cái bếp” thần diệu của chủ nhân, là khi chứa các món quà Nôen kỳ lạ, thoang thoảng mùi sơn và hồ dán, bừa bộn các cuộn giấy màu và hàng dống những cái hộp đựng các ngôi sao và nến dự trữ để trang trí cây thông Nôen.

Hai ông bà Sventitski đang ghi chữ số vào các món quà, tên người lên những mảnh giấy cứng chỉ chỗ ngồi ở bàn ăn và viết các vé xổ số. Giúp phụ một tay có Giooc, nhưng anh ta thường nhầm lẫn khi đánh số, khiến hai ông bà càu nhàu bực bội. Thấy Yuri và Tonia đến, hai ông bà mừng ghê ghớm. Họ biết cô cậu từ thời cô cậu còn nhỏ, nên không khách sáo gì hết, họ trao ngay công việc đó cho cô cậu.

– Bà Felisata nhà tôi không hiểu rằng những việc này phải liệu từ trước, ai lại để đến lúc khách mời đã tới giữa cuộc vui mới làm. ối chà chà, cái cậu Giooc ngớ ngẩn này lại đánh số lộn rồi! Đã bảo là các hộp kẹo đã đầy thì để lên bàn, còn hộp không thì đặt xuống đi-văng, thế mà ông tướng lại để lẫn lung tưng.

– Bác rất mừng là bệnh tình của bà Anna đã thuyên giảm, bà Felisata nói. – Hai bác ở đây lo cho bà ấy quá.

Vâng, nhưng bà nó ơi, bà Anna đang mỗi ngày một yếu thêm, bệnh tình nguy hiểm hơn, bà nó có hiểu không, vậy mà bà nó toàn nói devant – derriece (1).

Yuri và Tonia bị cầm chân ở nhà trong với Giooc và hai ông bà già tới nửa buổi dạ hội.

Chú thích:

(1) Pháp văn trong nguyên bản – “Ngược hẳn lại”.

13.

Suốt thời gian hai người ở nhà trong với ông bà Sventitski, thì Lara ở ngoài phòng lớn. Nàng không ăn vận theo kiểu đi dự khiêu vũ và nàng cũng chẳng quen biết ai ở đây Song lúc thì nàng vô tình như người trong mộng, để cho Koka Kornakov kéo nàng nhảy, lúc thì nàng cứ thơ thẩn khắp phòng như một kẻ mất hồn.

Đã một đôi lần nàng do dự dừng chân, ngập ngừng ở cửa phòng khách, hy vọng Komarovski đang ngồi quay mặt ra, sẽ trông thấy nàng. Nhưng hắn cứ chăm chú nhìn cỗ bài cầm trong tay trái, giơ phía trước mặt như tấm mộc chắn; hoặc hắn không nhìn thấy nàng thực, hoặc hắn giả vờ không thấy. Lara nghẹn thở vì giận. Lúc ấy, một cô gái mà Lara không quen biết, từ phòng lớn bước vào phòng khách. Komarovski dưa mắt ngắm cô ta, – cái nhìn ấy Lara đã biết thừa từ lâu. Cô ta sung sướng mỉm cười với hắn, mặt đỏ ửng lên, có vẻ hớn hở. Thấy vậy Lara, suýt kêu lên thành tiếng. Mặt nàng đỏ bừng vì xấu hổ, đỏ đến cả trán và cổ. “Một nạn nhân nữa”, – nàng nghĩ. Như trong một tấm gương, Lara nhìn thấy mình với toàn bộ câu chuyện yêu đương của mình. Nhưng nàng vẫn chưa bỏ ý định nói chuyện với Komarovski, và quyết đợi lúc thuận tiện hơn sẽ thi hành kế hoạch của mình. Nàng cố trấn tĩnh và trở lại phòng lớn.

Chỗ bàn chơi bài của Komarovski còn ba vị nữa. Một vị ngồi ngay cạnh hắn là cha của gã thanh niên ăn mặc đỏm dáng học trò trường lít-sê, vừa mời nàng nhảy điệu valse. Lara đã kết luận như vậy sau đôi ba câu trao đổi với cậu ta lúc nhảy quanh phòng. Còn cái bà cao cao, tóc đen, mặc bộ đỏ đen, cặp mắt lbng lanh quái dị, cổ ngỏng lên như cổ rắn, trông rõ chướng, chốc chốc lại từ phòng khách qua phòng lớn, nơi con trai bà ta đang hăng hái hoạt động, rồi lại chạy sang phòng khách, nơi ông chồng đang chơi bài, thì chính là mẹ của Koka Kornakov. Sau cùng, Lara vô tình được biết cô gái đã khuấy dục quá khứ trong lòng nàng lúc nãy chính là em gái Koka và những ước đoán của nàng về cô ta là vô căn cứ.

“Kornakov”, – Koka ngay từ đầu đã tự giới thiệu tên mình với Lara. Nhưng nàng nghe chưa rõ. “Kornakov”, cậu ta nhắc lại lần nữa, khi đã lướt xong vòng cuối cùng và đưa nàng về ghế, cúi chào nàng.

Lần này thì Lara nghe rõ – Kornakov, Kornakov, – nàng ngẫm nghĩ – Cái tên này nghe quen quen. Gợi nhớ một điều không hay. Rồi nàng cũng nhớ ra. Kornakov là lão phó biện lý ở Viện tư pháp Moskva. Chính lão ta đã đọc bản cáo trạng kết tội nhóm công nhân hoả xa, trong đó có bác Tiverzin. Lara từng nhờ ông Lavrenti Kologrivov đến gặp lão ta để tìm cách lấy lòng và dẹp bớt sự hung hăng của lão ta tại phiên toà, nhưng không có kết quả. “À ra thế! Thế. Thế đấy. Kỳ thật đấy, Kornakov. Kornakov”.

14.

Lúc ấy, có lẽ khoảng một hay hai giờ sáng, Yuri thấy ù tai.

Sau khi tạm nghỉ để khách khứa sang phòng ăn dùng nước trà với bánh ngọt, cuộc khiêu vũ lại tiếp tục. Bây giờ, khi nến trên cây thông sắp lụi, không ai đến thay cây mới nữa.

Yuri lơ đãng đứng giữa phòng, nhìn Tonia nhảy với một người lạ. Khi ngang qua chỗ Yuri, nàng dùng chân hất cái đuôi áo quá dài của nàng cho nó quật lại phía sau rồi, như một con cá nàng lặn biến vào đám đông đang khiêu vũ.

Nàng nhảy rất hăng. Trong lúc tạm nghỉ, ngồi bên phòng ăn, Tonia không uống trà, chỉ ăn quít cho đỡ khát, nàng luôn tay bóc các mảnh vỏ quít thơm phức. Chốc chốc, nàng lại rút trong thắt lưng hoặc tay áo ra một chiếc mùi-xoa vải ba-ht nhỏ xíu như một đoá hoa của loài cây ăn quả, để lau các giọt mồ hôi hai bên khoé miệng và giữa các ngón tay dính dâm dấp.

Rồi vừa nói luôn miệng, nàng lại, như một cái máy, nhét mảnh khăn vào thắt lưng hoặc vào nẹp áo. Lúc này nàng đang nhảy với một người không quen biết.

Mỗi khi quay người đụng phải Yuri khiến chàng né ra và nhíu mày, Tonia lại tinh nghịch bóp khẽ cánh tay chàng và mỉm cười đầy ý nghĩa. Trong một lần bóp tay như thế, chiếc mu-soa của nàng ở lại trong lòng bàn tay Yuri. Chàng áp khăn lên môi và nhắm mắt lại. Chiếc khăn toả mùi thơm của vỏ quýt hoà với mùi bàn tay nóng hổi của Tonia, thành một thứ mùi đặc biệt, đầy quyến rũ. Đây là điều mới mẻ trong đời chàng, chàng chưa cảm thấy nó bao giờ, nó xuyên vào người chàng từ đầu xuống chân. Mùi thơm ấy có cái ngây thơ của trẻ con, cái tha thiết thân tình và hợp lý như một lời thì thầm trong bóng tối.

Yuri đứng đó, áp mặt vào chiếc khăn trong lòng bàn tay mà thở.

Đột nhiên có tiếng súng nổ vang trong nhà.

Mọi người đều quay về phía tấm màn che ngăn cách phòng lớn với phòng khách. Sau một phút yên lặng, người ta bắt đàu nhốn nháo. Ai nấy chạy đi chạy lại và kêu lên. Một số chạy theo Koka Kornakov về phía vừa phát ra tiếng súng.

Nhưng từ phòng khách người ta cũng đang dồn ra, có tiếng đe doạ, tiếng la khóc, tiếng cãi cọ, ngắt lời nhau.

– Sao cô ấy lại làm thế? Sao cô ấy lại làm thế? – Komarovski nhắc đi nhắc lại một cách tuyệt vọng.

– Boris, ông vẫn sống chứ? Boris, ông còn sống đấy chứ? – bà vợ Kornakov kêu lên như điên. – Người ta bảo có bác sĩ Drokov trong số khách mời ở đây. Vậy ông ấy đâu? Ông Drokov đâu? Trời ơi, cứ mặc tôi. Các vị ấy cho rằng chỉ bị sây sát nhưng đối với tôi, đấy là lẽ sống của cả cuộc đời tôi. Trời ơi. Ông Boris, khổ thân ông, một người dám vạch mặt chỉ tên cái lũ tội phạm ấy! Nó đấy, đúng cái con ấy đấy, đồ chó, bà thì móc mắt mày ra, con khốn nạn. Giờ thì mày hết đường chạy trốn! Ông Komarovski, ông bảo sao kia? Nó định nhắm vào ông? Không, tôi không thể chịu. Ông Komarovski, tôi đang đau khổ thế này, xin ông đừng nói vậy, tôi chẳng còn bụng dạ nào nghe ông nói đùa. Koka ơi, con nghĩ sao? Nó bắn ba con… Phải. Nhưng ơn Chúa che chở… Koka, Koka!

Đám đông từ phòng khách tuồn sang phòng lớn. Ông phó biện lý Boris Kornakov đi giữa họ, lớn tiếng nói đùa và quả quyết với mọi người rằng ông chẳng bị sao cả. Một chiếc khăn ăn sạch sẽ ấp lên chỗ xước da rơm rớm máu ở bàn tay trái của ông. Giữa một nhóm khác ở phía sau một chút, người ta đang nắm chặt tay Lara dẫn đi.

Yuri sửng sốt khi nhìn thấy nàng. Đúng nàng rồi. Và lần này cũng lại trong một hoàn cảnh lạ lùng. Cũng vẫn gã đàn ông tóc hoa râm kia! Nhưng bây giờ thi Yuri đã biết ông ta. Đó là luật sư Komarovski nổi tiếng, có dính líu tới vụ kiện tụng về gia tài Zhivago. Người ta có thể không chào nhau, nên ông ta và Yuri làm ra vẻ không quen biết nhau. Còn nàng, hoá ra chính nàng đã nổ súng ư? Vào ông phó biện lý? Có lẽ, nàng là một người hoạt động chính trị. Tội nghiệp. Nàng sẽ bị hành hạ mất thôi. Nàng đẹp quá, đẹp một cách kiêu kỳ. Còn tụi kia? Chúng đang bẻ quặt tay nàng mà điệu đi như một tên ăn cắp bị bắt quả tang!

Nhưng Yuri thấy ngay là mình lầm. Lara đứng không vững. Người ta phải dìu nàng để nàng khỏi ngã khuyu, và phải vất vả lắm mới dìu được nàng tới chiếc ghế bành gần nhất nàng gục ngay xuống.

Yuri đã chạy tới chỗ nàng, định làm cho nàng tỉnh lại, nhưng chàng nghĩ rằng trước hết nên tỏ vẻ quan tâm đến người được coi là nạn nhân của cuộc mưu sát thì tiện hơn.

Chàng bèn lại gần Kornakov và nói:

– Vừa rồi người ta muốn tìm một bác sĩ. Tôi có thể giúp ông được. Xin ông cho tôi xem tay. Ô, ông may mắn lắm.

– Không sao cả, tôi thấy chẳng cần phải băng bó nữa. Tuy nhiên bôi một chút i-ốt thì tốt hơn. À, bà Felisata đang tới kìa. Rồi, để hỏi xem nhà có sẵn i-ốt không?

Bà Felisata và Tonia đang rảo bước đến chỗ Yuri. Cả hai đều thất sắc. Họ bảo chàng hãy bỏ tất cả đấy và đi mặc áo khoác ngay, người nhà đến tìm chàng và Tonia, ở nhà có chuyện chẳng lành. Yuri sợ hãi, đoán rằng đã xảy ra điều tệ hại nhất. Chàng quên hết mọi sự trên đời, chạy vội đi mặc áo ngoài.

15.

Khi hai người về đến phố Sipsep-Vragiec, qua cổng lớn chạy bổ lên nhà, bà Anna Ivanovna đã tắt thở. Thần chết đã tới cách đây mười phút. Bà chết vì một cơn nghẹn thở kéo dài, hậu quả của bệnh phù phổi cấp tính không được phát hiện kịp thời. Mấy giờ đầu tiên, Tonia gào khóc như điên, vật vã trong những cơn mê sảng, không còn nhận biết bất cứ ai. Hôm sau nàng tỉnh hơn, chịu nghe lời khuyên dỗ của cha và của Yuri, nhưng nàng chỉ có thể trả lời bằng cách gật đầu, vì mỗi lần nàng há miệng ra thì cơn đau khổ lại dâng lên, mạnh như cũ, và những tiếng kêu gào lại tự bật ra trong lồng ngực cứ như thể nàng bị quỷ ám.

Sau mỗi bài kinh cầu hồn, nàng lại quỳ phục hàng giờ cạnh thi thể mẹ, hai cánh tay to đẹp ôm vòng lấy một góc quan tài cùng với mép chiếc mễ kê bên dưới và các vòng hoa phủ bên trên. Nàng không để ý đến những người xung quanh.

Nhưng khi mắt nàng chợt gặp ánh mắt của những người thân, thì nàng vội vã đứng dậy, bước vội ra ngoài, cố nén tiếng khóc nức nở, bỏ chạy về phòng riêng ở trên lầu, rồi nằm vật xuống giường mà trút ra gối cơn tuyệt vọng đang sôi sục trong lòng.

Nỗi đau buồn, những giờ phút đứng túc trực bên linh cữa, sự thiếu ngủ, những bài kinh cầu hồn vang trầm, ánh sáng chói mắt của những cây nến đốt suốt đêm ngày và bệnh cảm lạnh mà chàng bị nhiễm trong mấy hôm đó đã dẫn đến trạng thái lộn xộn êm dịu, mê sảng, thanh thoát và bi ai phấn chấn trong tâm hồn Yuri.

Mười năm về trước, khi mẹ chàng qua đời, chàng còn là một cậu bé. Chàng vẫn nhớ khi ấy chàng đã khóc sướt mướt vì đau khổ và khinh sợ như thế nào. Nhưng bây giờ điều cốt yếu không phải là chàng. Bấy giờ chàng mới chỉ hiểu lờ mờ rằng có một Yuri nào đấy và cái tay Yuri ấy chính là chàng, cái tay Yuri ấy hiện hữu một cách riêng biệt và đáng được lưu tâm hoặc có đôi chút giá trị. Bây giờ, điều cốt yếu là cái đang hiện diện ở xung quanh, ở bên ngoài chàng. Thế giới bên ngoài vây bọc chàng, hiểm trở và hiển nhiên như một khu rừng, và Yuri đã bị chấn động trước cái chết của mẹ chàng đến thế, chính là vì hai mẹ con chàng bị lạc vào khu rừng đó, thế mà bỗng chốc chàng bơ vơ một thân một mình, không thấy mẹ đâu nữa. Hợp nên khu rừng ấy là tất cả mọi sự vật trên thế gian – những đám mây, những biển cửa hiệu trong thành phố, những quả cầu trên chòi gác cứu hoả, những người phi ngựa đằng trước chiếc kiệu Đức Mẹ Đồng Trinh (đầu họ để trần, chỉ dùng có miếng vải che tai thay vì đội mũ). Hợp nên khu rừng ấy là tủ kính các cửa hàng trong các siêu thị, là bầu trời đêm cao thăm thẳm với các ngôi sao, với Chúa và các Thánh.

Cái bầu trời cao thăm thẳm ấy đã sà xuống phòng con nít của chàng, thấp đến nỗi đỉnh của nó chạm vào vạt áo của chị vú em, khi chị kể đến một điều gì thiêng liêng. Lúc ấy nó trở nên gần gũi và quen thuộc như ngọn cây phi tử lúc người ta vin cành nó xuống khe mà hái quả. Nó dường như ngâm mình trong chiếc chậu mạ vàng ở phòng con nít của chàng và sau khi đã tắm trong lửa và vàng, nó hoá thành bài kinh ban mai hoặc buổi lễ misa ở cái nhà thờ nhỏ mà mà chị vú em dẫn chàng tới. Ở đấy những ngôi sao trời thở thành những ngọn đèn thờ, Chúa Trời biến thành Cha, và tất cả mọi người đều có chức sắc tương xứng với năng lực. Nhưng điều chủ yếu là cái thế giới có thực của người lớn và cái thành phố vây bọc chàng như một khu rừng âm u. Hồi đó, Yuri tin vào vị Chúa của khu rừng ấy, như tin vào người kiểm lâm, với tất cả lòng tin mù quáng của mình.

Bây giờ thì khác hẳn. Trong mười hai năm học vừa qua, ở trường phổ thông và đại học, Yuri đã nghiên cứu thời thượng cổ và kinh bổn, các truyền thuyết và các thi nhân, các khoa học về quá khứ và về thiên nhiên, như người ta tìm hiểu tập ký sự gia đình hay tập gia phả. Bây giờ chàng chẳng phải sợ gì hết, cả sự sống lẫn cái chết, mọi thứ trên đời, mọi vật hiện hữu đều là câu chữ trong ngữ vựng của chàng. Chàng cảm thấy mình đứng ngang hàng với vũ trụ và đã dự các giờ kinh cầu hồn cho bà Anna Ivanovna với thái dộ khác hẳn so với hồi người ta làm lễ cầu hồn cho mẹ chàng. Ngày ấy chàng mê muội đi vì đau đớn, chàng run rẩy cầu nguyện. Còn bây giờ chàng coi buổi lễ này như bản thông báo trực tiếp hướng tới chàng và liên quan trực tiếp đến chàng. Chàng lắng nghe bài kinh và đòi nó phải có ý nghĩa rõ ràng, như người ta đòi hỏi điều đó ở mọi việc làm bất kỳ. Và không hề có chút sùng đạo nào trong cảm giác kế thừa của chàng đối với những sức mạnh tối cao của trời và đất những sức mạnh mà chàng từng nghiêng mình kính cẩn trước chúng như trước các bậc tiền bối vĩ đại của chàng.

16.

“Lạy Chúa chí thánh lạy Chúa quyền phép, lạy Chúa là Đấng bất diệt, xin hãy thương lấy chúng con”. Cái gì vậy?

Chàng đang ở đâu thế này? Lễ đưa tang. Người ta đang cử hành lễ đưa tang. Tỉnh dậy đi thôi. Lúc hơn năm giờ sáng, chàng đã nằm vật xuống cái đi-văng này, quần áo vẫn để nguyên. Chắc là chàng lên cơn sốt. Mọi người tìm kiếm chàng khắp nhà, và không ai đoán biết chàng đang ngủ mê mệt trong một cái góc kín đáo, bị lấp đằng sau những giá sách cao đến tận trần nhà.

“Yuri! Cậu Yuri ơi!” – tiếng bác canh cổng Macken gọi chàng ở đâu đây, ngay gần chỗ chàng nằm. Lễ di cữu đã bắt đầu bác Macken phải mang các vòng hoa xuống đường, thế mà bác hm kiếm mãi vẫn chẳng thấy Yuri, đã vậy bác lại còn bị nhốt trong phòng ngủ, nơi các vòng hoa chất cao như núi, vì cánh cửa tủ quần áo tự dưng mở ra chặn mất lối ra vào.

– Macken! Macken! Yuri! – người ta đang gọi ở nhà dưới.

Macken lập tức thanh toán cái chướng ngại vật chắn đường và bưng mấy vòng hoa chạy xuống cầu thang.

“Lạy Chúa chí thánh, lạy Chúa quyền phép, lạy Chúa là đấng bất diệt”, – tiếng kinh trầm dịu vang vang trên đường phố và đọng lại ở đó, tựa hồ người ta dùng một chiếc lông đà điểu phe phẩy trong không trung khiến tất cả đều đang đung đưa: những vòng hoa và khách qua đường, những-đầu ngựa có chòm lông cắm trên, bình hương ở đầu sợi dây trong tay vị linh mục, đất trắng tuyết dưới chân.

– Yuri! Trời ơi, đây rồi. Dậy đi chứ, cậu cả, – bà Sura Sledinghe cuối cùng cũng đã tìm ta chàng và đang lay gọi. – Cậu làm sao thế? Lễ đưa tang rồi. Cậu đi cùng chúng tôi chứ?

Tất nhiên rồi.

17.

Nghi lễ cầu hồn đã chấm dứt. Đám người hành khất đứng sát vào nhau thành hai hàng, cứ giậm hết chân nọ đến chân kia cho đỡ rét. Chiếc xe tang, chiếc xe ngựa trần chở các vòng hoa, chiếc xe của gia đình Cruyghe lúc lắc, từ từ chuyển bánh.

Những người xà ích tiến lại gần cửa nhà thờ hơn. Bà Sura Sledinghe bước ra, nước mắt đầm đìa, vén chiếc mạng ướt lên và đưa mắt nhìn những người xà ích đang đứng thành một hàng dài, như bà muốn kiếm tìm ai. Lúc bà trông thấy những người phu khiêng của sở mai táng, bà hất hàm gọi họ và dẫn họ vào trong nhà thờ, số người từ trong nhờ thờ bước ra mỗi lúc một đông.

– Thế là đã đến lượt bà Anna Ivanovna. Bà ấy đã bỏ chúng ta, tội nghiệp, bà ấy đã rút phải tấm vé đi xa.

– Phải, thế là bà ấy đi khuất rồi, tội nghiệp. Thôi từ rày bà ấy sẽ được yên nghỉ.

– Bà chị có xe riêng hay là đi xe số mười một?

– Đứng lâu chồn cả chân. Ta đi bộ một quãng rồi hãy lên xe.

– Bà chị có để ý đến thái độ của lão Phupkov không? Lão ta cứ nhìn xác bà Anna mà khóc sướt mướt, sụt sịt mãi. Trong khi chồng bà Anna đứng ngay ở đấy…

– Thì suốt đời lúc nào lão ta cũng theo đuổi bà ấy mà lại.

Người ta trao đổi với nhau những chuyện đại loại như thế trong khi đến nghĩa địa ở cuối thành phố.

Hôm nay là cao điểm của một đợt rét dữ dội. Một ngày nặng nề bất động, một ngày cóng lạnh ghê gớm, không còn sức sống, một ngày mà thiên nhiên dường như đã tự định trước cho tang lễ. Lớp tuyết hơi bẩn tựa hồ rọi qua lớp vải đang buông rủ; từ đằng sau các hàng rào, những cây thông ướt át, tối sẫm như thứ bạc bị ố, nhìn ra, trông như chúng khoác bộ đồ tang (1).

Nghĩa địa đáng ghi nhớ đằng xa kia cũng chính là nơi đã mai táng bà Maria Nicolaevna. Mấy năm gần đây, Yuri không ra thăm mộ mẹ. “Mẹ ơi?” – Từ xa nhìn về phía mộ mẹ, chàng thầm thì gọi với một giọng gần giống như thuở nào.

Những người đi đưa đám trịnh trọng tách ra thành ừng nhóm, bước vào những lối nhỏ được quét dọn sạch sẽ, chạy ngoằn ngoèo khúc khuỷu không hợp cho nhịp bước đều đều bi ai. Ông Alexandr cầm tay dìu Tonia. Nàng bận đồ tang rất hợp. Đi sau là gia đình Cruyghe.

Băng giá lồm xồm như rêu mốc phủ trên các chỏm hình vòm của những cây thánh giá và trên các bức tường màu hồng của tư viện. Ở một góc sân kín đáo của tu viện, trên những sợi dây chăng từ tường bên này sang tường bên kia để phơi quần áo có những chiếc sơ mi ống tay nặng trĩu, những tấm khăn trải bàn màu hoa đào, khăn trải giường giăng lệch và vắt nưởc chưa kỹ. Yuri nhìn kỹ về phía đó và chàng nhận ra đấy là địa điểm trên khu đất của tu viện, nơi năm xưa chàng từng thấy cơn bão tuyết hoành hành, nay đã xây sửa mới thêm.

Yuri đi nhanh một mình, vượt trước những người khác nên thỉnh thoảng phải dừng chân để chờ họ. Để đáp lại sự huỷ hoại do cái chết gây ra trong đám người đang chậm bước ở đằng sau chàng, chàng muốn mơ ước và suy nghĩ, gọt giũa các hình thức, sáng tạo nên cái đẹp, và ý muốn của chàng là khẩn thiết, không gì ngăn cản được, như nước cứ cuồn cuộn trong phễu đòi chảy xuống dưới. Hơn lúc nào hết, giờ đây chàng hiểu rõ rằng nghệ thuật bao giờ cũng theo đuổi hai mục đích.

Nó luôn luôn suy ngẫm về cái chết và qua đó, luôn luôn sáng tạo ra sự sống. Nghệ thuật cao cả, nghệ thuật chân chính, cái được gọi là sách Khai thị(2) của thánh Giăng, và cái đang viết cuốn sách đó cho trọn vẹn.

Yuri đã nếm trước cái thú, khi mà chàng được thoát khỏi khung cảnh ở gia đình và ở trường đại học vài ba ngày, đã viết các vần thơ tưởng nhớ hương hồn và Anna Ivalôpna, và chàng sẽ đưa vào đó tất cả những ý tưởng nảy ra trong óc chàng lúc ấy, tất cả những điều ngẫu nhiên, tình cờ mà cuộc sống sẽ gợi ý cho chàng: đôi ba nét đặc sắc, đáng quý của bà Anna quá cố, hình ảnh Tonia trong bộ tang phục; vài quan sát về đường phố khi từ nghĩa địa trở về; những thứ khăn áo phơi ở chỗ xưa khi bão tuyết rừng rú rít trong đêm tối và cậu bé Yuri từng khóc nức nở.

Chú thích:

(1) Ở châu Âu, màu đen là màu tang tóc.

(2) Sách Khải thị của Giăng một trong những sách Tân ước, tác phẩm văn chương cổ nhất của Kitô giáo còn giữ lại được. Chứa đựng những lời tiên tri về “ngày tận thể” “ngày phán xử cuối cùng” phản ánh tâm trạng nổi loạn của dân cư những tỉnh phía đông bị Nhà nước La Mã đô hộ.

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder