Bác sĩ Zhivago – Boris Pasternak (Nga – giải Nobel Văn Học) – Kì 25

Một lúc sau, từ phía ấy có một người lính gác thứ ba tiến đến chỗ Zhivago. Anh này khác hai anh trước ở chỗ cứ kéo lê đuôi súng trên mặt đất hoặc đùng chân hất nó về phía trước, hệt như đang xốc nách một anh bạn say rượu bước đi, một người mà nếu không có anh lính kia giúp đỡ thì sẽ ngã xấp xuống đất…

Một lúc sau, từ phía ấy có một người lính gác thứ ba tiến đến chỗ Zhivago. Anh này khác hai anh trước ở chỗ cứ kéo lê đuôi súng trên mặt đất hoặc đùng chân hất nó về phía trước, hệt như đang xốc nách một anh bạn say rượu bước đi, một người mà nếu không có anh lính kia giúp đỡ thì sẽ ngã xấp xuống đất

Bác sĩ Zhivago – Chương 07

23.

Sáng hôm sau, Tonia bảo chàng:

– Anh lạ thật đấy, Yuri ạ. Con người anh đầy những mâu thuẫn. Nhiều khi một con ruồi bay qua cũng đủ khiến anh thức giấc, trằn trọc cả đêm. Vậy mà đêm qua ở đây người ta ồn ào tranh cãi, nhốn nháo như ong vỡ tổ, anh vẫn ngủ tì tì một mạch. Hồi đêm “ông két” Pritulev và cậu Vasia Brykin trốn rồi. Anh thử tưởng tượng, cả Chiagunova và Ogryskova nữa nhé! Hượm đã, chưa hết. Cả Voroniuc. Vâng, vâng, Voroniuc trốn rồi, biến rồi. Anh có tưởng tượng nổi không? Mà này, chả hiểu bọn họ trốn đi cách nào, đi chung hay riêng từng người, ai trước ai sau nhỉ? Thật là vô cùng bí ẩn. Cứ cho rằng anh lính Voroniuc, sau khi phát hiện sự đào tẩu của hai tay kia, sợ trách nhiệm phải bỏ trốn, đã đi một nhẽ. Nhưng còn mấy người kia? Có thực là tất cả đều tự ý bỏ trốn, hay có người bị kẻ khác thủ tiêu? Chẳng hạn người ta nghi cho hai ả đàn bà. Nhưng ai giết ai, Chiagunova giết Ogryskova hay ngược lại, có trời biết. Viên chỉ huy đoàn áp giải cứ chạy ngược chạy xuôi từ cuối tàu lên đầu tàu mà hét lớn: “Ông to gan thật, dám huýt còi cho tàu chạy. Nhân danh pháp luật, tôi yêu cầu hãm tàu lại cho đến khi tìm thấy bọn đào tẩu”. Nhưng trưởng tàu không chịu. Ông ta trả lời: “Anh điên rồi. Tôi chở viện binh ra mặt trận, được quyền ưu tiên số một và khẩn cấp. Bắt tôi phải chờ mấy đứa chấy rận của anh hả! Nói đến hay!”. Rồi cả hai, anh biết không, cùng khiển trách Kostet, tại sao một người am hiểu như ông ta, ở ngay bên cạnh Voroniuc, lại không can ngăn và giữ chân cái tên lính dốt nát, thiếu giác ngộ ấy, đừng để hắn hành động tai hại như vậy. “Thế mà cũng đòi là một nhà Dân tuý”, – họ nói mỉa. Còn Kostet thì dĩ nhiên đâu có chịu lép vế, ông ta trả miếng ngay: “Hay lắm! Nghĩa là theo ý các ông, thì tù nhân phải canh chừng lính áp giải hả? Nếu đúng như vậy, thì gà mái gáy thay gà trống rồi”. Em cứ lay vai, véo sườn anh mà gọi “Yuri dậy, dậy, người ta trốn!”. Thế mà anh thì… khéo đại bác có nổ bên tai cũng không đánh thức được anh… Nhưng thôi, chuyện đó để sau. Còn bây giờ, em chịu… Nhìn kìa, ba ơi, anh Yuri ơi, cảnh đẹp quá chừng!

Bên ngoài khuôn cửa sổ mà ba người đang nằm chụm đầu nhìn ra, trải rộng mênh mông một vùng hoàn toàn ngập nước. Ở một nơi nào đó, nước sông đã dâng lên tràn bờ và làm ngập đến sát mé đường tàu. Nằm trên tàu nhìn xuống, người ta có cảm tưởng con tàu đang lướt êm trên mặt nước. Hoạ hoằn, ở một vài chỗ, mặt nước mênh mông phẳng lặng kia mới bị rạch bởi đoạn đường xe lửa màu xanh sắt. Trên toàn bộ bề mặt còn lại, mặt trời rực rỡ buổi sớm mai đang dồn đuổi những mảng ánh sáng loang loáng, bóng nhẫy, như cô đầu bếp đang dùng cái lông chim phết bơ lên vỏ chiếc bánh vừa nướng xong. Cùng chìm nghỉm dưới khoảng nước mênh mông, tựa hồ vô bờ bến ấy, ngoài các đồng cỏ, hố rãnh, bụi cây, còn có cả những cột mây trắng cắm sâu xuống đáy nước như cọc nhà sàn. Đâu đó giữa khoảng trời nước bao la ấy, nổi lên một dải đất hẹp với những thứ cây kép mọc thẳng và chổng ngược lại, như treo lơ lửng giữa trời và đất.

– Vịt kìa! Một bầy vịt! – Giáo sư Gromeko kêu lên, mắt vẫn nhìn về một phía.

– Đâu ba?

– Cạnh cù lao kia kìa. Con nhìn chưa đúng chỗ rồi. Xế bên tay mặt một chút, chút nữa. Ôi, khỉ quá, chúng nó bay mất rồi, chắc chúng sợ tàu. Ô con nhìn thấy rồi. Con có câu chuyện này muốn thưa với ba. Để lần khác, khi có dịp, ba ạ. Còn về chuyện mấy người bỏ trốn, thì họ giỏi thật đấy. Và con thiết nghĩ, họ đã làm việc đó một cách bình yên. Chẳng để điều ác cho ai đâu. Họ đã chạy một cách tự nhiên như nước chảy, thế thôi.

24.

Đêm trắng phương Bắc đang tàn dần. Tất cả đều có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng trông cứ mờ mờ ảo ảo như do trí tưởng tượng vẽ ra: núi, rừng cây, vách đá.

Cánh rừng nhỏ đã hơi xanh lá, có mấy bụi cây anh đào. Cánh từng mọc dưới một vách núi, trên một khoảng đất hẹp nhô ra và chạy dài được một quãng thì tới mép vực.

Gần đây có thác nước. Người ta chỉ nhìn thấy nó, khi đứng ở mép vực kia. Vasia đã mệt sau nhiều lần ra chỗ ấy ngắm thác nước, để cảm nhận nỗi kinh hoàng xen lẫn nỗi hân hoan.

Bốn bề xung quanh không có gì có thể sánh được với ngọn thác này, nó vô song. Chính sự vô song ấy khiến nó trở nên đáng sợ, biến nó thành một sinh vật có sức sống và ý thức, thành một con rồng thiêng hoặc một con rắn thần, bắt cả vùng Phải nộp cống vật và nó tàn phá mọi thứ.

Dòng thác đổ xuống đến lưng chừng thì vấp phải một mỏm đá nhô ra chia thành hai dùng. Cột nước ở nửa trên gần như bất động, nhưng hai vòi nước bên dưới thì hơi chao qua chao lại, tạo nên cảm giác là thác nước luôn luôn cứ trượt chân rồi lại gượng thẳng lên, cứ loạng choà loạng choạng nhưng vẫn đứng vững.

Vasia trải chiếc áo da dưới đất và nằm ở bìa rừng. Lúc trời sáng rõ hơn, một con chim to, hai cánh giang rộng từ trên núi bay xuống, lượng êm một vòng quanh cánh rừng nhỏ rồi đậu trên một ngọn cây linh sam, gần chỗ Vasia nằm. Cậu ngẩng đầu, nhìn cái cổ xanh thẩm và cái ức xanh xám của con chim rắcsa(1); khẽ thì thầm như niệm thần chú cái tên loài chim này ở Ural: “Rongia”. Sau đó cậu đứng dậy, nhặt chiếc áo da vắt lên vai và đi qua một khoảng đất trống tới chỗ người bạn đường của cậu. Cậu nói:

– Đi thôi, cô ạ. Cháu thấy cô rét run, răng đánh cầm cập rồi kìa. Ơ hay, làm gì mà cô nhìn hoảng hốt thế? Cháu bảo cô là ta phải đi thôi, cô hiểu chưa? Cô nên nhận ra tình cảnh của cô cháu mình, phải nhằm hướng có làng mà tới. Ở đấy bà con sẽ cứu giúp, che giấu ta, người đằng mình cả mà. Chứ cứ nằm một chỗ thế này thì chết đói mất. Hai hôm nay chả có miếng gì vào bụng rồi. Chắc cha Voroniuc đã làm ầm lên và chúng đang tìm kiếm chúng ta. Ta phải đi khỏi đây, cô Chiagunova ạ, nói toạc là phải chuồn ngay. Đi với cô chán mớ đời, suốt ngày cô chả nói được một lời? Cô buồn quá nên cứ nín thing. Nhưng cô buồn nỗi gì mới được chứ? Về phần cô Ogryskova, cô có cố ý xô ngã đâu, cô chỉ đẩy nhẹ vào sườn giục cô ấy nhảy xuống khỏi toa, cháu trông rõ mà. Sau đó, cháu thấy cô ấy từ dưới cỏ đứng dậy, tay chân nguyên vẹn, và cô ấy chạy luôn. Chú Pritulev cũng vậy. Họ sẽ theo kịp cô cháu mình. Cả bốn chúng ta lại ở bên nhau, cô nghĩ sao? Cái chính là cô đừng lo buồn. Lúc ấy cô sẽ nói như khướu ngay cho mà xem.

Chiagunova đứng dậy, đưa hai cho Vasia khoác và khẽ nói:

– Ừ thì ta đi, chú em.

Chú thích:

(1) Một loài chim có chiều dài thần gầm 34 cm. Ở châu á, Tây Nam á và Tây Bắc châu Phi.

Bác sĩ Zhivago – Chương 07 – Phần 25 + 26

25.

Đoàn tàu ậm à ậm ạch leo dốc, trên nền đường khá cao. Bên dưới là một cánh rừng gồm nhiều loại cây còn non, ngọn cây không với cao bằng mặt đường. Dưới thấp nữa là cánh đồng cỏ, nước lụt mới rút hết. Cỏ lẫn với cát và bị các thanh tà vẹt bằng gỗ vứt ngổn ngang đè lên. Chắc các súc gỗ ấy được người ta chất đống ở một góc rừng gần đây, chờ thả bè xuôi dòng, nhưng đã bị nước lũ cuốn trôi tới chỗ này.

Cánh rừng non gần nền dường hầu như vẫn trơ trụi như về mùa đông. Chỉ những chồi non rải khắp trên cây như các giọt sáp là có một cái gì dư thừa, một cái gì mất trật tự, từa tựa bùn đất và mụn nhọt; song chính cái đó là sức sống đang thắp ngọn lửa màu diệp lục trên những cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc trong rừng.

Đây đó có những cây bạch dương đứng ngay đơ như chịu trận, bị đâm thủng bởi các lưỡi răng và mũi tên nhỏ xíu của các chồi lá đang nở bung. Có thể dùng mắt xác định mùi thơm do chúng toả ra. Mùi thơm ấy cũng giống màu trắng nhạt của vỏ bạch dương. Đó là mùi rượu mêtilích dùng để chế vécni.

Lát sau, tàu đến chỗ người ta đã chất số gỗ bị nước cuốn đi đằng kia. Ở một khúc quẹo trong rừng, hiện ra một cánh ừng thưa rải rác khắp nơi toàn mạc cưa và mảnh gỗ vụn ở giữa có một đống gỗ cây đã được xẻ làm ba. Đến ngang chỗ đốn cây, người tài xế cho tàu đỗ lại. Con tàu rùng mình dừng lại ở tư thế hơi nghiêng nghiêng trên cái dốc cao, ngay giữa khúc quẹo Đầu máy kéo mấy hồi còi ngắn the thé. Có tiếng nói ta phát ra từ đấy. Nhưng không cần các tín hiệu ấy, hành khách cũng biết là tàu dừng lại để lấy chất dốt dự trữ.

Các cửa toa được đẩy ra. Đám đông, cỡ bằng dân số một thị trấn ùa cả xuống đường, trừ cánh lính thuỷ ở các toa đằng trước được miễn gọi tạp dịch và lần này họ cũng không tham gia việc chất củi với mọi người.

Những đống gỗ chất rải rác trong cánh rừng thưa không đủ để chất đầy toa than móc sau toa đầu máy. Phải xẻ thêm một số cây gỗ nữa thành ba tấm một.

Tổ thợ máy có sẵn cưa. Những người muốn cưa hợp thành từng cặp. Zhivago cùng nhạc phụ cũng nhận một chiếc. Từ trên các toa chở bộ đội, những bộ mặt vui vẻ thò ra ngoài cửa toa mở rộng. Những thiếu niên chưa từng trải qua lửa đạn, những học sinh sắp tốt nghiệp các trường hàng hải, tựa hồ bị đưa nhầm vào toa với những người thợ đạo mạo đã có gia đình – những người thợ lớn tuổi này cũng chưa hề ngửi mùi thuốc súng và vừa mới qua lớp huấn luyện quân sự cấp tốc, cố tình làm nhộn cả lên và đùa giỡn với dám lính thuỷ lão luyện, để khỏi phải nghĩ ngợi lung tung. Tất cả những người lính ấy đều cảm thấy sắp đến giờ thử thách. Họ ném theo những nam nữ hành khách đi cưa gỗ mấy lời chọc ghẹo kèm theo tiếng cười đủ giọng:

– Ê ông nội ơi! Nội bảo người ta là nội vẫn còn đang bú tí mẹ, nội không biết lao động chân tay, thế là được miễn luôn.

– Ê Mavra, chớ có cưa rách váy, kẻo gió máy thổi vào thì khổ!

– Này cô em! Đừng đi vào rừng nữa, lên đáy với anh đi.

26.

Trong rừng sẵn có mấy cái giá cưa gỗ, làm bằng hai chiếc cọc đóng chéo nhau, chắn cọc cằm cứng xuống đất. Zhivago cùng nhạc phụ tới một cái giá trống và bắt đầu cưa.

Vào độ này của mùa xuân, đất lộ ra khỏi tuyết gần như dưới cái dạng nó sắp bị tuyết vùi sáu tháng trước đây. Rừng bốc lên mùi ẩm thấp và trải đầy lớp lá năm ngoái, như một căn phòng vứt la liệt các mảnh hoá đơn, thư từ, giấy má bị xé vụn suốt nhiều năm liền mà không được quét dọn.

– Ba đừng kéo nhanh như vậy, sẽ chóng mệt, – Zhivago khuyên giáo sư Gromeko, đồng thời kéo cưa từ từ và đều tay hơn, rồi đề nghị nghỉ giải lao một chút.

Trong rừng vang lên tiếng xèn xẹt xèn xẹt của những chiếc cưa khác đang kéo đi kéo lại có lúc đều nhịp, có lúc không ăn nhịp với nhau. Ở một nơi nào đó rất xa, con hoạ mi thứ nhất đang thử giọng. Với khoảng ngừng còn lâu hơn, một chú sáo bụi bặm đã lâu chưa được dùng. Thậm chí hơi nước từ nắp hơi đầu máy phụt ra, bay lên trời, cũng nghe ùng ục như tiếng sữa sôi trên bếp cồn, trong phòng nuôi trẻ của gia đình.

– Anh định nói chuyện gì với tôi thì phải, – Giáo sư Gromeko nhắc. – Anh nhớ không? Lúc tàu chạy ngang qua cánh đồng ngập nước và bầy vịt trời bay lên, anh bảo “Con có chuyện này muốn thưa với ba”.

– À vâng, con nhớ rồi. Con chưa biết diễn đạt thế nào cho ngắn gọn. Ba thấy đó, mỗi lúc ta đang đi sâu thêm vào vùng Ural… Cả vùng này đang xáo động. Vài hôm nữa, ta sẽ đến nơi. Chưa biết điều gì chờ ta ở đấy. Đề phòng bất trắc, nên thoả thuận trước giữa hai cha con. Con không nói đến niềm tin đâu. Sẽ vô lý, nếu định làm sáng tỏ hoặc xác định niềm tin trong dăm phút trò chuyện giữa cánh rừng mùa xuân. Cha con ta biết rõ về nhau. Ba người chúng ta, ba, con, và Tonia, cùng với nhiều người khác, ngày nay đang tập hợp thành một giới, chỉ khác nhau về mức độ nhận thức cái giới ấy. Đó cũng không phải điều con muốn đề cập. Chuyện đó quá sơ đẳng. Con muốn nói chuyện khác. Ta cần thoả thuận trước với nhau về cách ứng xử trong một số hoàn cảnh, để khỏi hổ thẹn vì nhau và khỏi làm nhục mặt nhau.

– Thôi ba hiểu ý anh rồi. Ba thích cách đặt vấn đề của anh. Anh đã tìm thấy đúng những chữ cần thiết. Còn đây là điều ba muốn nói với anh. Anh có nhớ cái đêm anh mang về tờ báo in các sắc lệnh đầu tiên, dạo mùa đông, trong một đêm bão tuyết ấy? Chắc anh nhớ cái giọng quả quyết chưa từng thấy?

Sự thẳng thắn ấy đã chinh phục mọi người. Nhưng những thứ ấy chỉ sống trong sự trong trắng nguyên thuỷ, trong đầu óc những người tạo lập ra chúng và cũng chỉ trong ngày đầu tiên công bố chúng mà thôi. Thói xảo quyệt chính trị ngay hôm sau đã lộn trái chúng ra. Ba biết nói gì với anh nhỉ? Thứ triết lý ấy xa lạ với ba. Chính thể này chống lại chúng ta. Người ta không thể hỏi xem ba có đồng ý về sự đập phá này hay không. Nhưng người ta đã tin ba, còn các hành động của ba, ngay cả khi ba bị ép buộc phải thực hiện, vẫn trói buộc ba vào trách nhiệm.

Tonia nó hỏi ba, liệu chúng ta có đến kịp để trồng rau đậu hay không, có bỏ lỡ thời vụ gieo trồng hay không. Biết trả lời nó thế nào? Ba không biết rõ đất đai và điều kiện khí hậu vùng này. Mùa hè quá ngắn. Liệu nói chung có thứ hoa trái gì chưa kịp chín ở đây chăng?

Ừ nhưng phải chăng ta bỏ đến phương xa này là để trồng rau? Ở đây thậm chí không thể nói đùa “ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng”, bởi vì tiếc rằng ta đã chạy những ba bốn ngàn quãng kia. Không, nói thực ra, chúng ta cất công lặn lội đến phương trời xa này hoàn toàn vì một mục đích khác. Chúng ta đến để sống lay lắt cho qua ngày đoạn tháng theo kiểu thời nay và tìm cách tham dự vào việc phung phí những cánh rừng, máy móc thiết bị và tài sản của ông nội. Không phải phục hồi quyền sở hữu cợ nghiệp, mà là phá tán, phung phí công cộng hàng ngàn rúp, để lấy vài xu mà tồn tại, một sự tồn tại đúng hệt như tất cả mọi vật, dưới dạng hỗn loạn, ngoài sức tưởng tượng hiển thời. Có các vàng tôi cũng không nhận là nhà máy để làm ăn theo cách cũ, dù người ta biếu không tôi đi nữa. Chuyện đó cũng kỳ quái, chẳng khác nào cởi truồng chạy rông hoặc trở lại mù chữ. Không, lịch sử sở hữu đã chấm dứt ở nước Nga. Còn gia đình ba, dòng họ Gromeko, thì đã từ bỏ ham muốn làm giàu từ đời trước rồi.

Bác sĩ Zhivago – Chương 07 – Phần 27

27.

Không tài nào ngủ được vì ngột ngạt và nóng bức. Đầu bác sĩ Zhivago đầm đìa mồ hôi, thấm ướt cả gối.

Chàng cẩn thận từ trên chỗ nằm tụt xuống sàn toa và rón rén, để khỏi khua thức mọi người, mở hé cửa toa.

Hơi ẩm phả vào mặt chàng, nhơm nhớp như lúc trong hầm rượu khi chạm mặt vào cái mạng nhện. “Sương mù – chàng đoán, – Ngày mai chắc sẽ nắng nóng lắm đây. Thảo nào thấy khó thở và nặng đầu quá”.

Trước khi trèo xuống đường, chàng đứng bất động ở cửa toa và lắng nghe xung quanh.

Tàu đỗ ở một ga rất lớn, thuộc loại ga đầu mối. Ngoài sương mù và sự vắng lặng, các toa tàu còn chìm vào một trạng thái phi tồn tại nào đó, như bị bỏ rơi, bị người ta quên bẵng đi, chứng tỏ đoàn tàu đậu ở cái xó xa nhất của ga, cách biệt với toà nhà ga ở ht đằng xa bởi một mạng lưới đường ray nhằng nhịt vô tận.

Có hai loại âm thanh nghe văng vẳng từ đằng xa.

Đằng sau, phía cuối tàu, là tiếng vỗ đều đều như thể ở đó người ta đang giũ quần áo dưới sông, hoặc gió làm cho một lá cờ ướt sũng đập phần phật vào cán cờ.

Đằng trước là một tiếng gầm ầm ầm khiến bác sĩ Zhivago, một người từng ở ngoài mặt trận, phải rùng mình và dỏng tai lên.

“Đại bác tầm xa”, – chàng kết luận khi lắng nghe tiếng vang vọng đều đều, trầm trầm, ình ình, chắc nịch.

“Thế là đến sát mặt trận rồi”, – Zhivago nghĩ thầm. Chàng lắc đầu và nhẩy xuống khỏi toa.

Chàng đi về phía trước mất bước. Sau hai toa, đoàn tàu đứt đoạn, không còn đầu máy. Nó đã kéo hơn mười toa đằng trước chạy biến đi từ hồi nào rồi.

“Thảo nào hôm qua đám lính bạo mồm bạo miệng thế, – Zhivago nghĩ bụng. – Họ cảm thấy rõ rằng khi người ta chở họ đến nơi là sẽ tung ngay vào lửa đạn”.

Chàng vòng sang phía bên kia tàu, định bước qua đường ray để tìm lối vào nhà ga. Chợt từ góc toa, một người lính gác cầm súng hiện ra như ở dưới đất chui lên, hỏi cộc lốc:

– Đi đâu? Giấy thông hành!

– Đây là ga nào vậy?

– Chẳng ga nào hết. Anh là ai đã?

– Tôi là bác sĩ ở Moskva tới. Tôi cùng gia đình đi trên chuyến tàu này. Giấy tờ của tôi đây.

– Mặc xác các thứ giấy tờ của anh. Tôi không dại gì xem giấy của anh trong bóng tối cho nó hỏng mắt đi. Không thấy sương mù à. Chỉ cần giấy tờ, đứng cách xa hàng dặm cũng biết ngay anh thuộc loại đốc-tờ nào. Những ngài đốc-tờ như anh, người ta đang nã pháo mười hai in-sơ chết cả đống. Tôi có thể đòm cho anh một phát, nhưng hơi sớm. Xéo lui ngay, trong lúc còn nguyên lành.

“Họ nhầm mình với ai đó”, Zhivago nghĩ bụng. Tranh cãi với gã lính gác chỉ vô ích. Tốt nhất, đúng là rút lui, khi chưa muộn. Chàng bèn quay gót đi ngược lại.

Tiếng đại bác đã lắng hẳn phía sau lưng chàng. Đấy là phía Đông. Tử trong sương mù, mặt trời nhô lên, trông lờ mờ qua những mảng sương mù đang bay qua, những mảng sương mù trông như các bóng người ở truồng trong đám mây hơi nước lẫn bọt xà phòng của một nhà tắm hơi.

Zhivago đi dọc các toa. Chàng đã đến cuối tàu và cứ đi tiếp Mỗi lúc chân chàng càng lún sâu hơn xuống lớp cát mềm.

Tiếng vỗ đều đều cũng mỗi lúc một gần. Mặt đất thoai thoải xuống dốc. Sau vài bước nữa, Zhivago dừng lại trước những cái bóng đen mờ mờ mà sương mù làm cho chúng nhòe đi và to ra khác thường. Thêm bước nữa, chàng thấy đó là các mũi thuyền của những con thuyền bị kéo lên bờ cát… Chàng đang đứng trên bờ một dòng sông rộng. Dòng sông uể oải và chậm rãi vỗ các đợt sóng lăn tăn lười biếng vào các mạn thuyền đánh cá và các tấm ván bắc làm bến thuyền.

– Ai cho phép anh mò mẫm ở đây? – một người lính gác khác chợt từ dưới bờ hiện ra, hỏi.

– Đây là sông gì vậy? – câu nói buột miệng Zhivago, mặc dù chàng hoàn toàn không định hỏi bất cứ điều gì sau kinh nghiệm mới rồi.

Thay vì trả lời, người lính gác đưa còi lên miệng định thổi nhưng chưa kịp sử dụng nó. Người lính gác thứ nhất mà anh ta định đổi còi gọi tới, đã đến, – thì ra từ nãy hắn vẫn bí mật bám theo bác sĩ từng bước Khỏi cần suy nghĩ gì ráo. Trông mặt, đủ bắt hình dong.

“Đây là ga gì thế, đây là sông gì thế. Hắn âm mưu làm cho ta bị lạc hướng đấy. Theo cậu thì sao, đưa hắn ra cái mỏm kia rồi cho xuống hầu hà bá, hay là điệu về toa?

– Mình cho rằng nên giải về toa. Coi ông chỉ huy bảo sao đã Đưa thẻ tuy thân! – người lính canh thứ hai quát và chộp lấy xếp giấy mà Zhivago chìa ra.

– Để ý nhé, ông bạn đồng hương, chả biết anh ta nói với ai, rồi cùng người lính gác thứ nhất đi về phía nhà ga.

Bấy giờ, một người nằm trên cát, chắc là dân đánh cá, mới cựa mình, đằng hắng nói cho bác sĩ biết:

– Chúng nó dẫn anh lên gặp cấp chỉ huy cao nhất là phúc cho anh lắm đó. Nếu cấp chỉ huy là người tốt, ông sẽ thoát nạn. Nhưng ông đừng thù oán chúng nó. Bọn nó của chúng phải thế. Thời đại của dân mà lại. Có lẽ như vậy sẽ hay hơn. Chứ hiện nay thì chả ra sao. Hai đứa chúng nó, ông thấy đó, đã nhầm. Chúng nó đang tìm bắt một kẻ nào đấy. Chúng nó nhầm. Nếu có chuyện gì, ông hãy cố đòi gặp vị chỉ huy cao nhất. Đừng nộp mạng cho chúng nó. Tụi này giác ngộ lắm. Thật là tai hoạ, lạy Chúa. Chúng nó có thể khử ông dễ như trở bàn tay. Nếu chúng bảo “đi” thì ông chớ đi. Ông hãy nói – tôi cần gặp đồng chí chỉ huy cao nhất.

Qua lời người dân chài ấy, Zhivago được biết rằng chàng đang đứng bên dòng sông Ryva trứ danh, tàu bè có thể đi lại dễ dàng, rằng nhà ga kia tên là Razvilie, một vùng kỹ nghệ ven sông ở ngoại ô thành phố Yuratin. Chàng được biết, rằng Yuratin chỉ cách đây có hai, ba dặm về mạn thượng lưu, bao lâu nay bị giành giật ngang ngửa giữa Hồng quân với bạch vệ, và hình như bây giờ Hồng quân đã chiếm được hoàn toàn. Người dân chài kể rằng, cả ở Razvilie cũng đã xảy ra nhiều vụ lộn xộn và hình như cũng đã được dẹp yên, rằng sở dĩ bốn bề yên tĩnh như thế này, là vì người ta đã đưa toàn bộ thường dân ra khỏi khu vực kế cận nhà ga bố trí vành đai canh giữ rất nghiêm ngặt. Cuối cùng, Zhivago được biết thêm rằng trong số các đoàn tàu, với các cơ quan quân sự bố trí trên đó, đang đậu trong ga, có một đoàn tàu đặc biệt của Tư lệnh quân khu Strelnikov, và hai chú lính vừa rồi cầm giấy tờ của bác sĩ mang tới toa của vụ tư lệnh đó.

Một lúc sau, từ phía ấy có một người lính gác thứ ba tiến đến chỗ Zhivago. Anh này khác hai anh trước ở chỗ cứ kéo lê đuôi súng trên mặt đất hoặc đùng chân hất nó về phía trước, hệt như đang xốc nách một anh bạn say rượu bước đi, một người mà nếu không có anh lính kia giúp đỡ thì sẽ ngã xấp xuống đất. Anh ta giải bác sĩ Zhivago về toa vị tư lệnh.

(Kho tư liệu của Hội NVHP)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder