Bác Macken, người chuyên lo quét dọn sân xướng và canh cổng, được chủ trao cho việc lắp tủ. Bé Mariana sáu tuổi, lẽo đẽo theo bố. Macken cho con một que kẹo bạch nha. Nó đưa lên mũi hít hít ròi vừa mút kẹo vừa liếm các ngón tay, nó đứng xem bố làm việc, mặt có vẻ phụng phịu…
Bác Macken, người chuyên lo quét dọn sân xướng và canh cổng, được chủ trao cho việc lắp tủ. Bé Mariana sáu tuổi, lẽo đẽo theo bố. Macken cho con một que kẹo bạch nha. Nó đưa lên mũi hít hít ròi vừa mút kẹo vừa liếm các ngón tay, nó đứng xem bố làm việc, mặt có vẻ phụng phịu.
Chương 3: Cây Nô en ở gia đình Sventiski
1.
Một hôm, và mùa đông giáo sư Alexandr Gromeko mua tặng bà Anna Ivanovna một chiếc tủ đựng quần áo kiểu cổ. Tủ làm bằng gỗ mun, khổ quá lớn, không khiêng lọt vào cửa nào cả. Người ta phải tháo tủ ra từng phần để chuyển vào, rồi nghĩ xem nên kê ở đâu. Các buồng ở tầng dưới thì rộng rãi, nhưng tủ quần áo để đấy không phải lối, còn các buồng trên lầu thì quá hẹp. Đành dọn dẹp ở chỗ đầu cầu thang bên trên, gần cửa buồng của chủ nhân.
Bác Macken, người chuyên lo quét dọn sân xướng và canh cổng, được chủ trao cho việc lắp tủ. Bé Mariana sáu tuổi, lẽo đẽo theo bố. Macken cho con một que kẹo bạch nha. Nó đưa lên mũi hít hít ròi vừa mút kẹo vừa liếm các ngón tay, nó đứng xem bố làm việc, mặt có vẻ phụng phịu.
Thoạt đầu công việc êm xuôi. Chiếc tủ dần dần thành hình trước mắt bà Anna. Nhưng đến lúc chỉ còn lắp nốt nóc tủ là xong, thì chẳng hiểu vì cớ gì bà Anna lại muốn giúp Macken một tay. Bà đứng lên đáy tủ – đáy tủ khá cao – và không hiểu lóng ngóng thế nào nên mất thăng bằng, lại đẩy cái thành tủ mới chỉ đặt hờ vào mộng, có dây thòng lòng giữ cho vững. Cái nút dây tuột ra, mấy tấm gỗ đổ cả xuống, và bà Anna bị ngã đập lưng xuống sân rất đau.
Macken vội chạy lại:
– Trời ơi, bà chủ có làm sao không? Khổ quá, bà cứ để mặc cháu có phải hơn không. Bà thử nắn các xương xem có việc gì không. Ấy cái xương mới quan trọng, còn phần thịt mềm chả nhằm nhò gì, dễ mọc đầy ra, người ta vẫn bảo, chỉ đàn bà mới cần da thịt nở nang thôi.
Đoạn bác quay sang mắng bé Mariana đang khóc nhè:
– Cái con bé này, có câm mồm đi không? Hỉ mũi đi rồi xéo về nhà với mẹ.
Rồi bác lại nói với bà chủ:
– Khổ quá, bà tưởng mình cháu không lắp nổi cái tử cổ lỗ sĩ này hay sao? Chắc bà ngỡ cái mã cháu chỉ biết quét tước là giỏi, nhưng thật ra thì nghề mộc mới đúng là nghề của cháu đấy. Nói bà không tin, chứ chả thiếu gì các loại bàn ghế, tủ quần áo, tủ buýp phê, đã qua tay cháu, ấy là nói chuyện đánh véc-ni hoặc phân biệt đâu là gỗ hồng sắc, đâu là gỗ hồ đào. Dạo trước, những đám nhà giàu, nói bà tha lỗi, muốn gả con gái cho cháu cứ là hàng đống, mà cháu hụt cả, chỉ vì cái tội mê chất cay thôi bà ạ.
Macken kéo một chiếc ghế bành tới và dìu bà chủ lên ghế. Bà Anna vừa ngồi xuống, vừa suýt xoa xoa bóp chỗ bị đau.
Macken dựng lại mấy tấm ván đổ, và cuối cùng, khi đã lắp xong nắp tử, bác nói:
– Chỉ còn cánh tủ nữa là đâu vào đấy, đem đi dự đấu xảo được rồi.
Bà Anna không ưa chiếc tủ. Với hình dáng và kích thước kếch sù, nó giống một cỗ quách lớn hay một lăng mộ. Vốn dễ tin điềm gở, bà Anna thấy sợ. Bà đặt tên cho cái tủ ấy là “mộ Ascon”. Thật ra bà muốn ám chỉ con tuấn mã của Olex, con ngựa đã làm chủ thiệt mạng(1). Vì đọc nhiều loại sách một cách không có hệ thống, bà đã lẫn lộn những khái niệm gần nhau.
Vì lần ngã đó mà sau này bà Anna bị bệnh phổi.
Chú thích:
(1) Olex, một ông hoàng xứ Kiev bị một con rắn từ đầu con ngựa quý của ông chui ra cắn chết “Con tuấn mã Olex” là đầu đề một bài thơ dài của Puskin.
2.
Suốt tháng mười một năm một ngàn chín trăm mười một, bà Anna Ivanovna phải nằm liệt giường vì bệnh sưng phổi.
Sang mùa xuân năm sau, Yuri, Misa và Tonia sẽ cùng mãn khoá, tốt nghiệp đại học. Yuri học y khoa, Tonia học luật, còn Misa thì học ban văn – triết.
Trong tâm trí Yuri, mọi thứ đều xê dịch, lẫn lộn và vô cùng độc đáo, từ các quan điểm, thói quen đến các năng khiếu bẩm sinh. Chàng có tính mẫn cảm lạ lùng và có lối cảm thụ, tri giác hết sức mới mẻ.
Tuy rất thiên về nghệ thuật và sử học, chàng đã chọn nghề y một cách dễ dàng. Chàng cho rằng nghệ thuật không phải là một nghề, giống như tính vui vẻ bẩm sinh hoặc chất đa sầu đa cảm không thể tạo nên nghề nghiệp. Chàng mê môn vật lý và vạn vật học, và phát hiện rằng trong đời sống thực tế phải làm một nghề giúp ích cho xã hội. Vì lẽ đó, chàng đã chọn ngành y.
Cách đây bốn năm, dạo còn theo học năm thứ nhất, suốt một học kỳ chàng chuyên nghiên cứu giải phẫu dưới tầng hầm trường Đại học. Một cầu thang quanh co dẫn xuống tầng hầm giải phẫu. Tại đây, các sinh viên chúi đầu làm việc, hoặc theo nhóm, hoặc riêng từng người. Có anh nấp sau các bộ xương lủng lẳng, nhai đi nhai lại bài vở, lật đi lật lại các trang sách giáo khoa nhàu nát, có anh lãng lẽ mổ xác chết trong một góc, có anh đùa nghịch, làm hề, nói chuyện khôi hài hoặc đuổi theo lũ chuột chạy hàng đàn trong nhà xác. Dưới ánh tranh tối tranh sáng, cái xác chết vô danh, trần truồng, sáng như lân tinh, đập vào mắt người ta: những thanh niên chán đời tự tử không có ai nhận xác, nghiên cứu thiếu nữ chết đuối, xác còn nguyên vẹn. Chất muối ôxít nhôm tiêm vào làm cho những cái xác đó có vẻ trẻ ra và mập hơn. Người ta mổ chúng ra, cắt thành từng mảnh nhỏ. Và cái đẹp của thể xác con người vẫn còn đó trong cả những mảnh nhỏ nhất, thành thử đứng trước một cánh tay hay một khuỷu chân đã chặt ra, người ta vẫn còn kinh ngạc như đứng trước tử thi của nàng tiên cá bị ném trên bàn kẽm. Mùi formalin và phenol nồng nặc trong tầng hầm, chỗ nào cũng cảm thấy sự hiện diện điều bí ẩn, bắt đầu từ số phận bất định của những xác chết đương nằm dài nơi kia và kết thúc bằng bí mật của sự sống chết đang tự do ngự trị nơi đây như ở ngay nhà nó hoặc tại bản doanh của nó.
Tiếng nói của điều bí ẩn ấy át tất cả những gì còn lại, cứ ám ảnh, cảm trở việc giải phẫu của chàng. Nhưng nhiều điều khác trong cuộc sống cũng cản trở chàng hệt như vậy. Chàng đã quen hẳn rồi, nên cũng chẳng thấy lo ngại nữa.
Yuri biết suy tưởng và viết văn. Từ dạo còn học trung học, chàng đã mơ ước viết văn xuôi, như một cuốn “tiểu sử” trong đó chàng có thể gửi gắm, như nhét vào đó các gói thuốc nổ được nguỵ trang kỹ, những gì kỳ thú nhất từ tất cả mọi điều chàng từng kịp chứng kiến và suy xét. Nhưng chàng còn quá trẻ đè viết một tác phẩm như thế. Chàng bèn làm thơ thay vì viết văn xuôi, tương tự một hoạ sĩ suốt đời vẽ phác thảo để chuẩn bị tiến tới bức hoạ lớn hằng ôm ấp.
Những vẫn thơ ấy, Yuri tha thứ cho cái tội xuất hiện của chúng là nhờ chúng có khí phách và độc đáo. Hai phẩm chất đó khí phách và độc đáo, Yuri coi là đại diện chân chính của chất hiện thực trong các ngành nghệ thuật, tất cả các thứ còn lại chỉ là chung chung, hão huyền và vô ích.
Yuri hiểu rằng người cậu ruột đã có ảnh hưởng đến mức nào tới việc hình thành các nét tính cách chính của chàng.
Cha Nicolai đang sống ở Lozana. Trong những cuốn sách cha đưa xuất bản tại đó, bằng tiếng Nga hay tiếng nước khác, cha đã phát triển tư tưởng cố cựu của cha về lịch sử như về một vũ trụ thứ hai do loài người tạọ dựng, nhờ hai hiện tượng “thời gian” và “ký ức” để trả lời cho hiện tượng “chết”. Linh hồn của các cuốn sách đó là Kitô giáo, được hiểu theo kiểu mới; còn hậu quả trực tiếp của chúng là tư tưởng mới về nghệ thuật.
Phạm vi các tư tưởng đó tác động đến Misa còn nhiều hơn tới Yuri. Chính do ảnh hưởng của các tư tưởng ấy mà Misa đã chọn môn triết học làm nghề chuyên môn của mình. Misa vẫn đi nghe các bài giảng thần học ở khoa của anh và thậm chí tính đến việc sau đó chuyển sang học viện thần học.
Nhưng nếu ảnh hưởng của cha Nicolai thúc đẩy Yuri tiến bước và giải phóng chàng, thì nó lại trói buộc Misa. Yuri hiểu cái gốc Do Thái của Misa đóng vai trò như thế nào trong những niềm mê say rất cực đoan của Misa. Vì phép tế nhị và vì nể bạn, chàng không có thể ngăn các đự định lạ lùng của Misa. Nhưng nhiều khi chàng muốn Misa đi theo chủ nghĩa kinh nghiệm, gần gũi đời sống hơn.
3.
Một buổi tối cuối tháng mười một, Yuri ở trường đại học về nhà muộn, mệt lử vì từ sáng chưa ăn gì. Người ta cho chàng biết: hôm nay cả nhà bị một phen hoảng hồn vì bà Anna Ivanovna lên cơn co giật. Phải mời mấy vị bác sĩ đến. Lúc đầu, các vị ấy khuyên nên đón linh mục tới cho bà, sau lại thôi. Hiện bà đã tỉnh và thấy dễ chịu hơn, bà dặn lúc nào Yuri về thì bảo đến gặp bà ngay. Yuri vâng lời, tới ngay buồng bà, không kịp thay quần áo.
Căn buồng còn dấu vết cơn hoảng loạn vừa qua. Một nữ y tá đang yên lặng, nhẹ tay dọn dẹp các thứ trên chiếc tủ con ở đầu giường. Những chiếc khăn giấy lau miệng vò nhàu, những chiếc khăn mặt ướt dùng để ấp nước, còn quăng bừa bộn. Nước trong ống nhổ phớt hồng vì có máu, nổi lều bều các mẩu ống tiêm và các túi bông trương nước. Bệnh nhân đầm đìa mồ hôi, đang đưa lười liếm cặp môi khô. Mặt bà hốc hác hẳn so với lúc sáng, khi Yuri chào bà để đến trường.
Yuri nghĩ thầm: “Có lẽ chuẩn bệnh lầm chăng? Đủ mọi triệu chứng của bệnh viêm tiết xơ huyết. Hình như đây là bệnh biến”. Sau khi chào bà Anna, nói vài lời khích lệ chung chung mà người ta vẫn dùng trong trường hợp tương tự, chàng bảo cô y tá lui ra, rồi một tay bắt mạch cho bà Anna, tay kia thò vào túi áo tugiuaca lấy ống nghe bệnh. Bà Anna lắc đầu, ngụ ý khỏi cần, Yuri hiểu rằng bà cần ở chàng việc khác kia. Cố gắng hết sức, bà Anna lên tiếng:
– Họ định làm lễ rửa tội… Cái chết đã chực sẵn… Nó có thể đến bất cứ lúc nào… Khi người ta đi nhổ một cái răng, người ta còn sợ đau, còn chuẩn bị tinh thần. Đằng này không phải một cái răng, mà là toàn bộ thân thể, toàn bộ cuộc đời… sự sống… rắc một cái, rút ra ngoài, như lấy kìm mà nhổ… Nhưng cái đó là gì?… Chẳng ai biết… Nên tôi lo buồn và sợ lắm.
Bà Anna nói đến đấy thì ngừng lời. Nước mắt giàn giụa, Yuri không nói gì. Lát sau, bà nói tiếp:
– Cậu là người có tài… Mà tài năng, thì… phải khác người. Cậu phải biết một cái gì đấy… Hãy nói tôi nghe đi… Cho tôi yên tâm đôi chút.
Yuri đáp:
– Cháu biết nói gì với bà bây giờ?
Chàng cựa mình bối rối, đứng dậy đi vài bước rồi lại ngồi xuống.
– Trước hết, cháu cam đoan với bà rằng ngày mai bà sẽ thấy dễ chịu hơn, có các triệu chứng khiến cháu dám quả quyết như vây. Hơn nữa, cháu sẽ nói về cái chết ý thức, sự hồi sinh… Bà muốn biết quan niệm của cháu về phương diện tự nhiên học? Có lẽ để dịp khác chăng? Không, ngay bây giờ ạ? Vâng, tùy bà. Nhưng có điều phải nói ngay, chưa chuẩn bị trước, thì hơi khó cho cháu.
Và Yuri đã ứng khẩu cả một bài giảng thực sự, mà chính chàng cũng phải lấy làm ngạc nhiên.
– Sự hồi sinh. Dưới dạng thô thiển nhất, như người ta vẫn dùng để an ủi những kẻ hèn yếu, quan niệm ấy xa lạ với cháu. Và những lời Chúa Kitô đã nói về người sống và người chết, cháu luôn luôn hiểu theo nghĩa khác. Người ta sẽ xếp đâu cho hết cái số cơ man bao nhiêu là người dồn lại từ bao nhiêu thiên niên kỷ? Cả vũ trụ cũng chẳng có đủ chỗ chứa họ, khiến chúa Trời, cái Thiện và Lý chí hẳn sẽ phải cuốn gói rút lui, nếu không muốn bị đè bẹp trong cảnh chen chúc tham lam của loài vật. Tuy nhiên, lúc nào cũng có một cuộc sống giống như thế tràn ngập cả vũ trụ, liên tục được đổi mới từng giờ qua muôn vàn cách kết hợp và biến hoá. Như bà đây chẳng hạn, bà vẫn lo lắng tự hỏi liệu bà sẽ có hồi sinh hay không, song thực ra thì bà đã sống lại rồi, ngay khi bà vừa cất tiếng khóc chào đời, mà bà không biết đấy thôi. Khi bà thấy đau, hỏi rằng thể xác có cảm nhận sự suy nhược của nó hay không? Nói cách khác, ý thức của bà sẽ ra sao? Nhưng trước tiên hãy xác định ý thức là gì đã. Chúng ta thử xét xem nào. Muốn dùng ý thức bắt mình ngủ đi, thì chắc chắn sẽ bị mất ngủ. Cố gắng cảm nhận một cách có ý thức sự tiêu hoá của mình, thì sẽ không thoát khỏi căn bệnh rối loạn thần kinh. Ý thức là một độc dược, một phương tiện tự đầu độc đối với ai đem áp dụng nó cho bản thân mình. Ý thức là thứ ánh sáng toả ra bên ngoài, ý thức soi sáng con đường trước mặt để ta khỏi vấp ngã. Ý thức là ánh đèn pha đặt trước đầu máy xe lửa đang chạy. Nếu ai đem quay nó rọi vào trong, tai nạn ắt phải xảy ra.
Vậy ý thức của bà sẽ ra sao? Cháu xin nhắc lại: Ý thức của bà, vâng, của bà. Nhưng bà là cái gì đã chứ? Đấy, tất cả vấn đề là ở đó Ta hãy xem xét. Bà thấy bà là thế nào, bà đã có ý thức về bộ phận nào trong thành phần của mình? Về thận, về gan, về mạch máu? Không, dù bà có cố nhớ lại đến mấy chăng nữa, luôn luôn bà bắt gặp bản thân mình trong các biểu hiện hoạt động, ở bên ngoài, trong những việc do tay bà làm ra, trong gia đình, trong những người khác. Còn bây giờ, xin hãy chú ý lắng nghe. Con người hiện diện trong những người khác, đó chính là linh hồn con người. Đấy, bà là thế đó; đấy là cái mà ý thức của bà suốt đời đã thở, đã ăn, đã uống. Đấy là linh hồn của bà, sự bất tử của bà, cuộc sống của bà trong những người khác Và nếu vậy thì sao? Bà đã sống trong những người khác, thì bà cũng sẽ sống mãi trong những người khác. Và có gì đâu nếu cái đó sau đấy sẽ được gọi là ký ức. Đó vẫn là bà đã đi vào thành phần của tương lai.
Cuối cùng, còn điểm này nữa. Chẳng có gì đáng lo ngại. Không hề có cái chết. Cái chết không phải việc của chúng ta.
Còn vừa rồi bà nhắc đến tài năng. Cái đó là chuyện khác, cái đó là chuyện của chúng ta, đang mở ra cho chúng ta. Và tài năng, hiểu theo nghĩa cao cả và bao quát nhất, chính là món quà của cuộc sống.
Thánh Giăng đã nói: “sự chết sản xuất không có”,và đây bà xem, lập luận của Ngài rất đơn giản. Sự chết sẽ không có, bởi lẽ dĩ vãng đã trôi qua. Cũng gần như Ngài muốn nói rằng: sẽ không có sự chết, bởi vì người ta đã thấy cái đó, cái đó đã cũ và chán ngấy, còn bây giờ cần có cái mới, và cái mới ấy chính là cuộc sống vĩnh cửu.
Yuri đi đi lại lại trong phòng khi nói những lời đó. Chàng bước tới bên giường, đặt tay lên đầu bà Anna và bảo: “Bà hãy ngủ đi!”. Lát sau, bà Arưla đã ngủ say…
Yuri nhẹ chân bước ra, bảo chị hầu phòng Egorovna gọi cô y tá vào buồng trông coi người bệnh. Chàng nghĩ thầm: “Quái lạ mình trở thành một gã dại bịp mất rồi. Mình chữa bệnh bằng cách huyên thuyên và đặt tay lên người bệnh”.
Hôm sau, bà Anna thấy dễ chịu hơn.
4.
Bà Anna cảm thấy mỗi ngày một đỡ. Trung tuần tháng chạp, bà gượng ngồi dậy, nhưng bà vẫn còn yếu lắm. Người ta khuyên bà cứ nằm cho đến khi khỏi hẳn.
Bà thường gọi Yuri cùng Tonia đến nghe bà kể chuyện hàng giờ về thời thơ ấu của bà ở Varykino, trong trang trại của ông nội bà, nằm trên bờ sông Rưn và tại miền Ural. Yuri và Tonia chưa tới đó bao giờ, nhưng qua lời bà Anna, Yuri dễ dàng hình dung khu điền trang với năm nghìn mẫu tây ừng hiểm trở, lâu đời, âm u, có dòng sông chảy xiết, lòng sỏng lởm chởm đá, đôi chỗ thọc vào rừng như những mũi dao lượn lách, và những bờ dốc hiểm trở phía bờ bên trang trại nhà Cruyghe.
Vừa rồi, người ta đặt may cho Yuri và Tonia bộ trang phục dạ hội đầu tiên trong đời họ – cho Yuri một bộ lễ phục màu đen, còn cho Tonia một cái áo dài bằng vải tatăng màu sáng, cổ để hở đôi chút. Hai cô cậu dịnh mặc các thứ ấy lần đầu vào ngày hai mươi bảy, dịp tổ chức cây Nôen hàng năm tại gia đình Sventitski.
Tiệm may nam và nữ mang hàng đến trả cùng một hôm. Yuri và Tonia mặc thử và lấy làm ưng ý. Cả hai chưa kịp thay áo khác thì bà Anna cho Egorovna đến gọi. Họ vội qua phòng bà trong bộ trang phục mới.
Trông thấy hai cô cậu, bà Anna chống khuỷu tay ngồi dậy, bảo hai người đi đi lại lại cho bà coi, rồi nói:
– Đẹp lắm. Rất tuyệt. Thợ đã may xong, mà tôi chẳng biết gì cả Tônia, quay phía sau cho mẹ xem nào. Được không sao hết. Mẹ tưởng là gấu áo hơi bị nhăn. Các con có biết mẹ gọi các con đến làm gì không. Nhưng trước hết, Yuri này, tôi muốn nói đôi lời với cậu đã.
– Thưa bà, cháu biết. Chính cháu đã bảo người ta đưa bà xem bức thư đó. Bà cũng đồng ý với cha Nicolai, bà cho rằng cháu không nên từ chối. Xin bà cứ để cháu trình bày đôi lời. Bà đừng nói nhiều, kẻo mệt. Cháu xin giải thích tất cả để bà rõ.
Mặc dù bà cũng đã biết chuyện đó rồi.
Vậy điều thứ nhất là hiện giờ đang có vụ kiện tụng về gia tài cha cháu để lại, một vụ kiện dằng dai chỉ để nuôi béo các ông luật sư và thu án phí, nhưng thật ra làm gì có gia tài Zhivago, mà chỉ toàn là nợ nần với đủ chuyện rắc rối, đấy là chưa nói đến việc bởi móc bao nhiêu cái xấu xa ra. Ví thử được thừa hưởng cái gì đáng tiền, cháu dại gì mà chẳng nhận, lại đem biếu không cho toà án kia chứ? Nhưng vấn đề là người ta cố tình thổi phồng vụ này, và càng tìm hiểu sâu chuyện đó, cháu càng thấy tốt hơn cả là nhường hết quyền lợi của mình về một gia tài chẳng hề có mấy kẻ muốn tranh giành cùng mấy tên mạo danh tham lam. Về những yêu sách của một madame Alice nào đó đang sống tại Paris với mấy đứa con mang họ
Zhivago, cháu có nghe nói từ lâu. Nhưng sau còn có những kẻ khác cũng nhòm ngó gia tài đó. Những kẻ ấy, không rõ bà thế nào, chứ cháu mới được biết gần đây thôi.
Hoá ra, hồi mẹ cháu còn sống, cha cháu có mê một phụ nữ mơ mộng và kỳ dị là quận chúa Stonubova – Enrisi. Bà ta có một đứa con trai với cha cháu, hiện lên mười, đặt tên là Epgarap. Bà quận chúa ấy thích ẩn cư. Bà ta cứ ở lỳ với đứa con trong một biệt thự ở ngoại ô thành phố Omsk, và không rõ mẹ con bà ta sống bằng gì. Người ta đã cho cháu xem ảnh biệt thự ấy. Đó là một ngôi nhà xinh xắn, có năm cửa sổ lắp kính nguyên tấm, và có các hình đắp nổi trên gờ tường. Suốt thời gian gần đây, cháu luôn có cảm tưởng là năm chiếc ghế cửa sổ ngôi nhà đó, qua hàng ngàn dặm xa xôi chia cách nước Nga ở châu Âu với xứ Sibiri, đang dõi theo cháu với cái nhìn thâm hiểm và sớm muộn cũng sẽ đẩy cháu vào cảnh rủi ro. Thế thì hơi đâu mà lo đến cái gia tài tưởng tượng, đến những kẻ nhận vơ đến sự nham hiểm và ganh ghét của họ? Đấy là chưa kể đến cái dám luật sư.
Bà Anna nói:
– Dù vậy, cũng không nên từ chối. – Rồi bà nhắc lại câu hỏi ban nãy – Hai con có biết mẹ gọi đến để làm gì không? Mẹ nhớ ra tên nó rồi. Hai con còn nhớ cái thằng cha gác rừng mẹ kể hôm qua chứ? Nó đúng là Văc. Nghe lạ tai lắm phải không? Nó đúng là một ông ba bị trong rừng, da đen thui thủi, râu ria xồm xoàm, thêm cái tên – Văc! Mặt mũi nó chẳng ra hình thù gì, vì một lần nó suýt bị gấu xé xác, may thoát được. ấy dân vùng đó đều thế cả. Với những cái tên tương tự. Một âm thôi. Nghe vang và mạnh. Văc, hoặc Lup, hoặc Phập chẳng hạn. Nghe đây các con nghe đây. Có bữa con sen vào bẩm có áp và Phùng đến, nghe như khẩu súng hai nòng của ông nội nổ liền hai phát, thế là cả nhà chạy ào xuống bếp. Ở dưới ấy, các con thử tưởng tưởng, thì ra là gã bán than ở cửa rừng đem đến một chú gấu còn sống, và bác phu gác đường đem trình một mẩu quặng làm mẫu. Thế là ông nội cho mỗi đứa một tờ biên lai để họ sang văn phòng lĩnh tiền, bột mì hay đạn, tuỳ từng trường hợp. Và ngay trước cửa sổ là rừng rồi. Lại còn tuyết nữa, dày vô kể! Chất cao hơn mái nhà!
Bà Anna lại lên cơn ho. Tonia nói:
– Thôi mẹ đừng kể nữa rồi lại ho.
Yuri cũng tiếp lời, khuyên bà đừng nói nữa.
– Không sao. Chuyện vặt ấy mà. À tiện thể nói luôn kẻo quên. Con Egonorovna có mách mẹ rằng hình như hai đứa ngần ngại, chưa dám quyết định ngày mốt có nên đi dự cây Nôen hay không. Mẹ chẳng muốn nghe cái chuyện ngần ngại ấy nữa đâu! Các con không biết xấu hổ à? Rồi cậu Yuri này, đốc tờ gì mà kỳ thế? Vậy là quyết định dứt khoát rồi nhé. Hai đứa phải đi dự đấy, khỏi bàn luận lôi thôi. Nhưng bây giờ hãy trở lại câu chuyện lão Văc. Hồi còn trẻ, nó, cái thằng cha Văc ấy làm thợ rèn. Trong một cuộc ẩu đả, nó bị lòi ruột ra ngoài. Nó bèn làm bộ ruột mới, bằng sắt, thay vào? Yuri, sao cậu ngốc thế? Tưởng tôi không hiểu hả? Dĩ nhiên đấy là nói theo nghĩa bóng. Nhưng dân chúng kể đúng như thế này.
Bà Anna lại ho, lần này cơn ho kéo dài, không sao dứt được khiến bà nghẹt thở.
Cùng một lúc, Yuri và Tonia vội chạy lại chỗ bà. Hai người đứng sát vai nhau bên giường. Bà Anna vẫn ho sù sụ, nắm lấy tay hai cô cậu ấp vào nhau và giữ như thế một lúc. Sau đó, khi đã thở và nói được như thưởng, bà bảo:
– Nếu mẹ có mệnh hệ gì, hai con đừng xa nhau. Trời sinh ra hai con để sống với nhau. Hai con hãy cưới nhau. Vậy là mẹ đã đính hôn hai con với nhau rồi đấy, – bà nói thêm rồi oà lên khóc.
(kho tư liệu của Hội NVHP)