Biển trổ hoa vàng – Tiểu thuyết của Đình Kính (K8)

 

… Quần áo trên thân thể người phụ nữ bị lột bỏ… Dưới ánh trăng nồng nỗng, Khương lờ mờ nhận ra cơ thể vợ, loã lồ, trắng hồng… Liền đó, chính kẻ ăn xin này hùng hổ và ham hố giống con báo đói đổ xuống… Hắn nhấp nhổm trên cơ thể trắng hồng người đàn bà. Khương gầm lên một tiếng như con thú bị sập bẫy. Nhưng anh nhũn nhão, anh bất lực…

... Quần áo trên thân thể người phụ nữ bị lột bỏ… Dưới ánh trăng nồng nỗng, Khương lờ mờ nhận ra cơ thể vợ, loã lồ, trắng hồng… Liền đó, chính kẻ ăn xin này hùng hổ và ham hố giống con báo đói đổ xuống… Hắn nhấp nhổm trên cơ thể trắng hồng người đàn bà. Khương gầm lên một tiếng như con thú bị sập bẫy. Nhưng anh nhũn nhão, anh bất lực.

– Ai hay đấy là buổi chót bố con ta được ở bên nhau- Giọng già Khương trầm hẳn, phát ra  hết sức khó khăn… – Còn rượu không?

– Ông uống nhiều rồi!- Chiêm ái ngại.

– Không sao…Đây là lần cuối ta uống rượu trên ngọn Vạc cùng trời, cùng biển… Với ta, không được sống với ngọn Vạc nữa, nghĩa là đã chết…Để ta uống, ta uống còn vì con gái ta…

Chiêm đành nhấc bình rượu.

– Điều khó nhất ở đời là cái gì, con trai?…

Chiêm run run rót rượu vào bát của già, rồi thộn mặt nhìn.

– Là làm người!…- Già Khương nói tiếp-  Cha mẹ cho ta hình hài. Nhưng hoàn thiện là ở ta. Phải, ở bản lĩnh mỗi cá thể…- Già Khương đưa bát rượu lên môi, nhưng ông chưa uống, ông lại nói: Vào đất liền, ta tuông đi khắp chốn, cuối cùng đến một thị trấn già nua – Già Khương ực một hơi hết chỗ rượu trong bát, ngồi lặng như  người đang thiền- Hôm ấy đã quá trưa…- Gìa kể tiếp…

… Thị trấn nửa phố nửa chợ.

Những ngôi nhà ngói kiểu cổ, mái nhọn mọc khấp khểnh hai bên con đường đất đỏ lầm bụi. Nơi ngã ba, dăm bảy hàng quán xây vội vàng, lợp tranh, bán đồ ăn, nồi đất; bán cuốc, liềm, hái; bán rổ rá và rất nhiều thứ khác… Cạnh đấy là hiệu thợ rèn. Hai ống bễ được một cậu thiếu niên kéo lên kéo xuống, thổi hơi vào bếp than. Người thợ cả ngồi cạnh dúi thỏi sắt vào lò, lại dùng kìm sắt lôi ra, đập đập trên đe…

Xế đó, nơi bãi đất trống, nhiều người rỗi rãi chen lấn, đứng vòng trong vòng ngoài. Những khuôn mặt hiếu kỳ ngước lên, cười ngây thộn. Và khoái chí chỉ trỏ, hoan hô… Giữa vòng tròn người đó, một chú khỉ gầy nhom mặc chiếc áo cộc nửa vang nửa đỏ biểu diễn nhào lộn. Người chủ nhỏ thó, cao không quá thước rưỡi cũng vận áo đỏ, quần đỏ, giải lụa xanh thắt ngang bụng, điều khiển để chú khỉ nhẩy qua vòng tròn có đốt lửa. Mỗi lần chú khỉ vượt được qua, lại rộ lên tiếng xuýt xoa…

Rồi đến mục múa võ… Người chủ tung thanh đao làm bằng sắt tây tựa thanh long đao của Quan Vân Trường thời Tam quốc. Chú khỉ lập tức nhảy lên , bắt lấy, chạy quanh bãi và múa… Qua màn dạo đầu, người bán thuốc rong cầm cái mẹt, trên đó là những gói nhỏ bọc lá chuối, đến trước mặt từng người, cất tiếng mời chào. Giọng ông rất ngọt, trơn như lươn chưa xát gio:

– Ai đau lưng mỏi gối, ai đau khắp mình mẩy, chỉ cần uống ba gói thuốc này, bệnh tình tiêu tan, ăn ngon, ngủ yên… Nào, một gói ba xièng, mua hai gói lấy năm xièng. Mua bốn gói lấy một xu tặng thêm một gói… Đảm bảo không hiệu nghiệm không lấy tiền… Mời bà con…

Nhiều người lộn túi lấy những đồng xu xỉn màu ra, ném vào mẹt và cầm xâu thuốc… Nhưng vẫn nấn ná, chưa rời bãi đất trống. Họ tò mò muốn biết chú khỉ sẽ biểu diễn thêm những trò gì…

… Ông Khương bước tới chỗ đám đông tụ tập nhưng không dừng lại. Ông nhón mắt nhòm vào rồi chúi đầu bước tiếp. Ông còn có những công việc đáng bận tâm hơn.

Qua chỗ bán hàng xén, nghĩ thế nào, ông quay gót, rồi hai mắt lướt nhanh trên mấy mẹt hàng… Bà chủ quán, một người khá sởi lởi, ngước lên:

– Mời ông mở hàng…

– Bà có kim chỉ?

– Ông mua chỉ đen hay trắng?

– Cả hai!

Bà chủ quán lầy ra mấy cuộn… Ông Khương gật đầu. Ông lại ngó nghiêng  tìm kiếm. Và đôi mắt dừng lại chỗ mấy chiếc lược và nhiều những chiếc gương soi, mỗi chiếc chỉ nhỉnh bằng  bàn tay. Ông cầm lên một chiếc. Tiện tay lấy chiếc lược, và nhặt thêm hai ba cái cặp tóc, rồi bảo:

– Bà gói luôn cho mấy thứ này.

– Chắc ông làm quà cho vợ?- Bà chủ quán gói hàng, vui vẻ hỏi.

– Không, con gái! … Cần mua thứ gì nữa không, bà?

– Tôi nghĩ ông nên cho thêm cô bé miếng xà phòng thơm…

– Vậy phiền bà gói luôn!

Ông Khương nhận hàng, trả tiền.

Đi được mấy bước, ngần ngừ một thoáng, ông quay lại.

– Ông cần mua gì nữa?- Bà chủ quán hỏi.

– Mới gặp, nhưng tôi nghĩ bà là người mẹ chu đáo… Tôi phô điều này khí không phải… Bà thông cảm cho… Xin lỗi… Con gái tôi, phải, năm nay cháu đã mười bảy mười tám. Khi cháu đến…tháng thì nên thế nào?

– Mẹ cháu đâu?…

– Mẹ cháu bỏ về trời lúc cháu ba bốn tuổi …

– Gà trống nuôi con… Tội nghiệp.  Ông bảo cháu yên tâm… Không nên làm việc nặng, thế thôi…. Ngoài ra không lo gì cả…

– Cháu tắm nước mặn có làm sao không, bà?

– Nhà ông ở biển à? Không sao, nhưng các cụ xưa dặn lại rằng những ngày ấy kỵ nhất là tắm lâu. Bảo cháu phải kiêng.

–  Cám ơn bà!

Ông quay người, bước đi… Rôi như vẫn có điều gì nữa cấn cá, chưa yên lòng, ông quay lại lần nữa:

– Hỏi thêm bà một việc… Có phải cháu đã, nói thế nào nhỉ, vâng, đã có điều ấy nghĩa là có nhu cầu… Nhu cầu làm đàn bà… tức  nhu cầu lấy chồng?

Bà chủ quán cười:

– Ông quá lo xa. Cái gì đến khắc đến mà…

– Vâng… Là hỏi vậy…

– Trong nhà không có người đàn bà khổ thế đấy… Nên lấy vợ cho cháu nó nhờ…

Ông Khương không đáp. Ông lẳng lặng rời chỗ hàng xén. Có tiếng reo hò của đám đông nơi bãi đất trống vọng tới, chắc chú khỉ đang làm cho những kẻ rỗi việc hiếu kỳ hài lòng…

Trưa ấy ông vào một quán cơm nhỏ giáp thị trấn. Chắc nhà hàng biết chiều khách nên người vào ra khá đông.

Bên chiếc bàn kê cạnh tường, giáp cửa sổ, trước chai rượu nút lá chuối, vài ba lát khế thái mỏng, bát mắm tôm, và đĩa chuối xanh xào ốc, mấy gã trung niên mặt đỏ như xát phẩm, áo không cài cúc, gác chân ngồi xổm đang hua tay, tranh nhau nói.

Một gã:

– Thú vui lớn nhất ở đời là uống rượu và ngủ với đàn bà… hi hi! Gái trẻ hả, vứt. Ngủ với mấy ả nạ dòng xồn xồn mới là sướng… Họ háo, họ chiều, lại không biết chán… Hi hi…

Gã khác:

– Phải chiếm đoạt phải cưỡng bức, giằng xé mới thú vị, còn ườn sẵn ra đấy, muốn dùng thì dùng còn khoái nỗi gì. Của lạ bao giờ cũng thích…

Ông Khương bước vào cửa. Chủ quán, một gã tròn vo, thấp tè tựa hạt mít, chiếc khăn cháo lòng vắt vai, le te chạy ra:

– Mời ông!

Ông Khương liếc về phía bàn có những gã trung niên đang ba hoa, tỏ ra khó chịu, rồi chọn cho mình một chỗ  kín đáo. Người chủ quán đặt lên bàn chai rượu trắng:

– Chắc ông ở xa đến?

– Từ  biển!

– Tôi cũng đoán vậy. Trông phong trần lắm. Và chỉ gió mặn mới hun cho da có màu đồng nâu đẹp thế… Ông dùng gì ạ?… Ở đây có cơm canh và đồ nhắm: lòng lợn, bê thui, và … thịt chuột… – Chủ quán cười nụ, liến thoắng.

– Vậy ông cho đĩa lòng lợn, đĩa rau luộc, cơm và canh. Nhớ cho nhiều rau. Thật nhiều rau…

– Dạ, có ngay- Chủ qúan quay đi.

Nơi cửa, một người ăn xin cỡ tuổi ông Khương, cắp chiếc nón mê len lét bước vào. Người này đảo mắt nhìn quanh, rồi lẹt bẹt tới chiếc bàn có ba gã mặc áo không cài cúc đang phô diễn thú ngủ với đàn bà, chìa nón ra:

– Xin các ông nhón tay làm phúc.

Gã vừa tuyên ngôn phải cưỡng bức giằng xé khi ngủ với đàn bà mới thú, quay lại. Không thèm ngước lên, đá bịch vào chiếc nón. Chiếc nón văng ra.

– Khoẻ mạnh, kiếm lấy mà ăn- Gã mắng- Ngày nào cũng lảng vảng đây là sao… ăn mất ngon.

Người ăn xin nhẫn nhìn nhặt chiếc nón, ê chề thất thửng sang bàn khác.

Ông Khương bất giác quay nhìn. Và đôi mắt ông chợt thoảng thốt, ngạc nhiên. Ông không thể nhầm. Chính gã, phải, ông còn lạ gì hắn. Là người trong bản, biết nhau từ nhỏ sao quên được.

Hình ảnh đêm rừng, ánh trăng đỏ như máu hiện lên rất nhanh. Gã ăn xin trước mặt ông đã từng đưa bát rươụ tận mồm ông, tuyên bố:

– Nếu mày uống hết bát rượu này, coi như bọn tao thua, con ngựa đen buộc ở gốc cây kia là của mày.

– Tao không cần ngựa… – Khương xua tay- Nhưng tao uống… Tao sẽ uống… Tao không thua. Không thua bọn bay và không thua rượu… Nào cạn…

Người phụ nữ đứng bên con ngựa vội chạy tới:

– Đừng! anh uống nhiều rồi!

Khương hất tay vợ:

– Đây không phải việc đàn bà

– Phải, đây không là việc đàn bà…- Gã trai nói và nghiêng bát rượu vào miệng Khương… Tao biết là mày dư sức uống hết mà…

Ông Khương chiếu ánh mắt vào gã ăn xin đang khập khiếng lại gần ông.

… Rừng đêm. Ánh trăng xuyên qua các kẽ lá chiếu xuống khu đất trống.

… Quần áo trên thân thể người phụ nữ bị lột bỏ… Dưới ánh trăng nồng nỗng, Khương lờ mờ nhận ra cơ thể vợ, loã lồ, trắng hồng… Liền đó, chính kẻ ăn xin này hùng hổ và ham hố giống con báo đói đổ xuống… Hắn nhấp nhổm trên cơ thể trắng hồng người đàn bà. Khương gầm lên một tiếng như con thú bị sập bẫy. Nhưng anh nhũn nhão, anh bất lực.

Khương làm sao quên được khuôn mặt méo mó, nhoa nhoá không ra hình người, dệu dạo nhe hàm răng hô hố cười của lão. Cười đầy vẻ thỏa mãn, cười một cách đắc thắng …

Ông thấy mặt mình nóng ran.

… Gã ăn xin đã ở ngay cạnh. Lão chìa nón ra, không dám ngước lên, rên rẩm nhại lại mấy từ đã thuộc lòng, nhẫn nại chờ. Ông Khương hơi xoay người, cố không để lão ăn xin nhận ra. Rồi vội vàng móc túi, lấy ra tờ bạc giấy, ném nhẹ vào chiếc nón rách.

Lão ăn xin sững sờ và bất ngờ trước món bố thí quá lớn, vội cúi gập người vái ba vái, rồi như sợ người ném tiền vào nón nhầm lẫn, vội vàng lê bước ra khỏi quán …

Ông Khương đánh mắt nhìn theo, rồi cầm chai rượu, rót đầy cốc, uống cạn.

Người chủ quán bê cơm, canh và thức ăn ra, đặt xuống bàn, nhìn ông Khương, tò mò:

– Ông… Hình như… Ông không được khoẻ?

– Sao?

– Tựa người … Hay là ông bị cảm.

– À, không sao. Đi đường xa nên mệt.

– Vậy mời ông… Lòng lợn quán tôi ngon nổi tiếng vùng Mán Min, mọi hôm vào giờ này đã hết. Ông ăn ngon miệng nhé.

Người chủ quán loắt thoắt quay đi . Ông Khương với theo:

– Ông chủ?

– Quý khách gọi? Cần thứ gì nữa phải không ạ?- Người chủ quán quay lại, đứng ngấp nghé bên bàn. Ông Khương làm hiệu để người chủ quán cúi thấp xuống, hỏi nhỏ:.

– Vùng ta có người nào biết hoạn lợn không?

– Hoạn lợn? Có! Nghề gia truyền…

– Khe khẽ thôi…

– Rất giỏi. Không chỉ hoạn lợn, nhà hắn còn có thể hoạn và thiến cả người ấy chứ… Khiếp! Ông cần ạ?

– Tức là tôi ra khỏi nhà vào giờ hoàng đạo rồi!…- Ông Khương lỏng người, tựa ra ghế, thở phào-   Ông chỉ giùm nhà ông ấy nhé?

– Nhiều không?

– Cái gì nhiều?

– Vật để hoạn.

–  Một!

– Chỉ một con mà ông phải lặn lội từ biển vào đây?

– Tôi sẽ trả giá rất cao, rất cao. Ông gắng giúp tôi.

– Lợn của ông đúc bằng vàng? – Người chủ quán ngạc nhiên- Nhưng  phải chờ đấy…

Ông Khương móc ra tờ giấy bạc, đặt xuống bàn. Hai mắt chủ quán lập tức cắm vào đó. Ông Khương ngước lên:

– Tôi ít thời gian lắm.

– Sáng sớm là hắn cầm đồ nghề ra khỏi nhà. Lang thang rao hoạn lợn khắp đó đây. Tối mịt mới về- Chủ quán không nghĩ chút thông tin cỏ được hậu hĩnh  vậy nên dẫu biết rằng tờ giấy bạc trên bàn đã thuộc về mình, vẫn cầm lên một cách rón rén – Để tôi tính.

Ông Khương lại đặt thêm tờ giấy bạc nữa:

– Ông giúp cho càng sớm càng tốt.

Hai mắt sáng lên, chủ quán nhếch cặp môi dày như hai con đỉa trâu, nhăn nhở cầm tờ giấy bạc:

– Tôi sẽ cho người đi tìm ngay.

– Vậy phiền ông.

Người chủ quán quẹo cọ, chân nam đá chân chiêu nhanh nhẩu quay vào bếp:

– Cho thêm  đĩa lòng lợn loại ngon nhé!- Lão khấp khởi hô.

Chiều hôm ấy mấy đồng bạc giấy đã giúp ông Khương lần ra địa chỉ cần tìm.

Nhà người hoạn lợn không lớn lắm. Nhưng có vườn, có nhà ngang. Có lẽ lâu ngày không được quét dọn, nên từ ngôi nhà ngang phả ra mùi ẩm mốc, lại thum thủm như cóc nhái chết lâu ngày không phát hiện ra. Chủ nhà thì quen nhưng ông Khương thấy khó chịu. Tuy vậy ông vẫn tỏ ra là người khách lịch thiệp.

Hai người ngồi trên tràng kỷ cạnh chiếc bàn chạt bụi đã cũ kỹ, uống nước. Chủ nhà len lén nhứơng đôi mắt tinh quái thỉnh thoảng nhìn trộm người khách lạ như có ý thăm dò. Người này rất khó đoán tuổi, có thể là năm mười, cũng có thể sáu mươi. Cũ kỹ như đồ vật trong nhà. Da xạm. Chân tay mốc thếch. Duy đôi mắt vẫn nhanh. Thường cụp xuống khi nhìn người khác.

Ông Khương uống hết bát nước chè xanh, đặt bát xuống bàn, nhìn người hoạn lợn:

– Ông có thể làm việc đó ở người chứ?

– Ông thử tài tôi đấy à? – Người chủ quán có vẻ bất bình.

– Không! Là tôi nghe người ta đồn như vậy…

– Ông là ai?

– Điều ấy có quan trọng không?…  Tôi là một kẻ vô danh. Nhưng tôi có tiền!

– Nghĩa là sao?

– Nghĩa là…  nếu được, ông làm cho tôi…

– Cái gì?- Người hoạn lợn chạm tay vào lửa-  Ông muốn thiến? – Rồi tròn mắt nhìn ông Khương, ngạc nhiên, lạ lẫm như thể nhìn con vật lạ: Ông cũng là kẻ biết  đùa đấy.

– Tôi lặn lội từ xa tới đây không phải để đùa…

– Thần kinh ông đang có vấn đề …

– Đây là giai đoạn tôi tỉnh táo nhất. Tỉnh táo mới quyết đoán…

– Cớ gì ông phải cắt bỏ cái phần mà sau đấy ông không còn là đàn ông nữa? Tại sao phải hành mình như vậy?

– Khi đưa dao vào vật ấy của lợn, ông có hỏi  thế không?

– Nhưng ông không phải là lợn. Ông là người…- Chủ nhà cáu.

– Phải, tôi là người và tôi muốn xứng đáng là một con người…

Gã hoạn lợn đưa nhanh cặp mắt lướt khắp người ông Khương lần nữa, rồi lắc đầu:

– Dớ dẩn… Tôi không muốn… và cũng không thể…

– Tôi trả ông gấp năm mươi lần tiền hoạn một con lợn.

Chủ nhà liếc nhìn như muốn thẩm tra tuyên bố của người khách, một lát buông lửng:

– Cũng không thể…

– Một trăm lần? Bằng mười năm lương của tôi góp lại đấy…

Người hoạn lợn như  phải bỏng:

– Ông không đùa chứ? Lấy đâu ra nhiều tiền thế?

– Tôi có thể trả trước.

Người hoạn lợn ngẫm ngợi,  tỏ ra xuôi xuôi.

– Khó nhỉ… Ông làm tôi bất ngờ quá, để tôi nghĩ thêm…

– Tôi rất vội….

– Nhưng cũng không thể làm ngay…

– Cứ coi như làm cho  lợn…

Chủ nhà đã có vẻ gần gũi hơn, ông ta rót tiếp nước ra bát, đẩy về phía ông Khương, giọng suồng sã:

– Lão quán cơm ma lanh chỉ cho ông đúng địa chỉ rồi đấy. Trước đây cụ nội, rồi ông nội tôi làm nghề này. – Giong người hoạn lợn xởi lởi.-  Ai muốn vào cung hầu hạ hoàng hậu, các phi tần, công chúa đều phải qua tay các cụ. Họ tự nguyện. Nhưng cũng khối kẻ buộc phải thiến, đó là những người xấu số phạm vào tội trêu ghẹo người của vua hoặc can tội loạn luân. Khoái một lúc, chịu tội cả đời. Ông rõ hình phạt ấy gọi là gì không? Gọi là cung hình… Ngày trước có tháng các cụ tôi làm tới hơn chục ca. Phạt nặng thế nhưng sự dấm dúi ăn vụng trong cung vẫn xẩy ra… Còn  bây giờ là thể chế cộng hoà nên nhà tôi mất nghề, đành chuyển từ người sang lợn….

– Ông cứ coi tôi như người tự nguyện vào cung hầu hạ các bà hoàng cho dễ xử trí…

–  Tôi chưa gặp trường hợp nào thế này… Ai mà không thích nhiều tiền… Nhưng nghĩ thêm đã…

– Cũng như những người muốn vào cung thời cụ nội ông, tôi tự nguyện!

– Đành là vậy. Nhưng … có làm cũng phải mấy hôm nữa…

– Tại sao không là tối nay. Tôi chẳng thể nằm đây lâu. Tôi ở xa lắm, tít ngoài biển…

– Phải xem lại sách. Tìm thuốc đắp rịt. Người khác lợn. Và chuẩn bị tinh thần…

– Tôi đã chuẩn bị kỹ. Đã quyết rồi…

– Không phải chuẩn bị cho ông, mà cho tôi…

Đêm đó ông Khương ở lại nhà người hoạn lợn.

– Ta đã ngỡ trốn ra chốn không có con người thì được thảnh thơi… – Già Khương hơ đôi bàn tay xương xẩu nhăn nheo lên gần ngọn lửa, đai lại- Nhưng hễ xuất hiện con người là có cái ác… Cái ác này lặp lại tựa như cái ác trước… – Tiếng ông Khương tắc nghẽn…-  Mấy thằng nhà thuyền ta thuê đưa vào đất liền, biết con gái ta ở trên ngọn Vạc một mình, đã làm cái vịêc đốn mạt đó…  Đêm thứ hai sau ngày ta rời ngọn Vạc, lựa lúc trời sắp nổi giông, chúng neo thuyền dưới chân núi rồi vọt lên ngôi nhà gần ngọn đèn. ..

… Ngọn Vạc hoang sơ, cô độc trồi giữa biển có giông. Chập tối, chẳng một sợi gió. Không gian nức nối, bí bức. Mây sà thấp, tụ từng đám trền bầu trời. Biển như con thú thu mình chờ cơ hội oằn lên gào thét, hăm doạ. Nhưng về khuya, gió bắt đầu nổi, từng đợt từng đợt kéo về, nghe rin rít như có nhiều lưỡi dao mài trên mặt đá.

Ba bóng đen, khuôn mặt hằn rõ sự  bặm trợn, bám sườn núi, hối hả và lén lút đi về phía có cây đèn biển… Cây đèn vẫn loá sáng theo chu kỳ, chốc chốc lại đưa ngang một vệt sáng, quét quanh đồi. Trong đêm, ánh sáng chập chờn ấy có cái gì lành lạnh, ma quái, rờn rợn… Ngọn Vạc lúc sáng lúc tối . Cuộc đời cũng vậy, nhiều mảng sáng và cũng nhiều mảng tối. Đan xen. Lồng ghép …

Trong ngôi nhà tựa chiếc lô cốt cạnh cây đèn biển, Hương vùi vào giấc ngủ.

Cô đang có giấc mơ đẹp. Hương thấy mình mặc bộ váy mỏng, may bằng loại lụa rất mềm, trắng muốt,  thướt tha…  giống như một Công chúa. Đi bên cạnh là Hoàng tử con vua thuỷ tề. Chàng cũng rất đẹp, chiếc áo đang mặc nhóng nhánh những hạt ngọc, hạt cườm. Hai người dắt tay nhau thanh thản, nhẹ bẫng như bay trong vườn cải rực rỡ chỉ tuyền một loại hoa màu vàng…  Hoàng tử dừng lại, ngắt một bông cải cắm lên đầu công chúa. Nàng bẽn lẽn và sung sướng cười. Rồi họ lướt trên mặt nước trở về Thuỷ cung. Xa xa, các nàng tiên cá lộng lẫy xiêm y đang đón chào…

Già Khương đứng nơi cây đèn biển nhìn hai người, rất vui. Khuôn mặt rạng rỡ. Rôi ông gọi: “Con gái, ta mong con hạnh phúc!”… Hương nhếch miệng cười…

Vừa lúc có tiếng đạp cửa. Tấm liếp che chỗ ra vào  bật tung. Hương hoảng loạn chồm dậy:

– Bố về phải không?- Hương  thoảng thốt.

Ba bóng đen đã đứng trước mặt… Hương thất thần:

– Các người… Các người là ai? Ma phải không?

– Không phải ma. Là thiên thần, tới để đưa em lên thiên đường, cô bé xinh đẹp ạ. – Một tên nói, còn hai kẻ kia cười khùng khục- Em bị giam hãn ngần ấy năm, bọn anh tới giải thoát để làm người… Nào, tự cởi quần áo ra hay để bọn anh phải giúp.

Hương ý thức được hoàn cảnh, xê mình trên tấm phản, sợ hãi lùi lại. Một tên ngồi xuống:

– Ngoan nào…

– Không được đụng vào tôi…

– Bọn anh chỉ muốn làm em sung sướng thôi… Sống cô đơn bên lão già vậy đủ rồi… Đàn bà phải có đàn ông.

Tên này chồm tới. Hắn hổn hả, cuống quýt dứt bỏ quần áo cô. Hương cắn mạnh vào bàn tay gã. Thằng thuyền chài “ối” một tiếng, rồi hấp hốt tuột mạnh mảnh vải nhỏ cuối cùng trên thân thể Hương. Cô nồng nỗng trần ra. Thằng đàn ông đổ xuống ghì vào mình. Mùi da thịt ngái nồng hương vị trinh nữ khiến hắn phát rồ. Đôi chân cứng như thép của gã loay xoay lựa thế nhằm điều khiển tư thế người nằm dưới theo ý mình… Hắn biết cách tiếp cận phần nhậy cảm người đàn bà… Hương rát bỏng nấc một tiếng. Thằng đàn ông rõ đã thành công, hưng phấn cuồng nhiệt nhấp nhổm. Hương quằn quại. Đau xé. Cô bật to:

– Bố ơi… Bố ơi, cứu con!

Tiếng Hương vang trên ngọn Vạc, theo ánh sáng cây đèn toả khắp mặt biển, tràn vào không gian, vào vũ trụ…

Ngoài khơi, mặt nước bắt đầu cộn lên. Biển gầm gào. Từng đợt sóng đập vào vách núi, bực bội tung bọt trắng…  Và trên đồi Vạc, gió thúc rất mạnh…

Mấy khắc sau, nơi ngôi nhà người đốt đèn biển, một bóng con gái rũ rượi, rách nát, nhỏ nhoi như hạt cát trên sa mạc phóng ra. Cô chới với lệnh lạng ngả nghiêng trong gió … Rồi bất chấp, ào thả mình xuống dốc. Và thoáng sau đã nhào vào khối nước khổng lồ đang hung giữ nổi sóng …

Cây đèn biển vụt tắt… Ngọn Vạc quánh đặc một màu đen …

Thời điểm ấy, tại nhà ông hoạn lợn trong đất liền, nơi căn phòng nhỏ, dưới ánh đèn leo lét tựa ánh sáng ma trơi, ông hoạn lợn với những động tác hết sức thành thạo và chuyên nghiệp đang hưng phấn đưa qua đưa lại chiếc dao nhỏ như lá lúa trên phiến đá mài trơn bóng. Trong đêm thanh lặng, thép và đá xiết vào nhau phát ra âm thanh rờn rợn lành lạnh, ma quái. Chốc chốc người hoạn lợn khoái chí đưa con dao lên ngắm ngó, rồi lấy tay vuốt thử độ sắc. Và nheo mắt gật gù ra chiều hài lòng… Xong, lại miết lên hòn đá, say sưa mài… Con dao này người hoạn lợn coi là đồ gia bảo. Nó được chế bằng loại thép đặc biệt, không bị thời gian ăn mòn, biến dạng. Đã gần hai chục năm không dùng, nhưng chủ nhân vẫn nâng niu cất giữ cẩn thận như đồ quý trong nhà.

Phòng cạnh đấy, trên chiếc giường tre, ông Khương đang ngủ. Sau một ngày lặn lội chặng đường xa, ông thiếp đi, hơi thở đều đều. Chợt từ đâu đó văng vẳng tiếng gọi:

– Bố ơi… Bố ơi, cứu con!

Giọng chơ vơ mỏng mảnh không rõ ràng tựa khói chiều trên mái rạ ấy đâu như từ rất xa, tận tít ngoài biển vọng về. Thất thanh. Quen thuộc. Ông Khương choàng tỉnh… Ông nằm im dỏng tai lắng nghe. Hình như tiếng con gái gọi. Đúng giọng cầu cứu của Hương rồi! Ông hơ hải chồm dậy. Đôi mắt hoảng loạn, ngơ ngác. Ông nhìn quanh. Ngoài trời, màn đêm vẫn đen đặc.

Nghe tiếng động, người hoạn lợn thôi đưa lưỡi dao trên mặt đá, dừng việc, ngơ ngáo chạy sang. Thấy ông Khương như kẻ thất thần, ngồi bất động trên giường mông lung nghĩ ngợi, người hoạn lợn mỉa:

– Sợ, đổi ý rồi hả?

Ông Khương không đáp. Vẫn ngồi im, lo lắng hướng vào màn đêm bên ngoài. Linh tính mách bảo rằng đã có điều chẳng lành xẩy ra.

Hình như có tiếng sóng. Tiếng mưa. Tiếng gầm gừ của gió. Và lại có cả cái gì nữa như là sự chập chờn bất thường của những vết sáng nơi cây đèn biển. Tất thảy nhập nhoè, trộn lẫn, đặc quánh, vón hòn trong đầu ông Khương.

Ánh mắt không lương thiện của mấy kẻ thuyền chài nhìn con gái khi Hương tiễn ông nơi chân ngọn Vạc, và tiếng gã trưởng thuyền lấp lờ:  ” Trên ngọn Vạc có bông hoa dại  kháu lắm, đứa nào thích hái, hử?” rồi cái cười nửa miệng của gã khi ông đến thuê thuyền vào bờ hiện lên, xói vào đầu …

– Không dễ, đúng không?- Người hoạn lợn tựa cột nhà, thú vị miết con dao nhỏ trong tay thử độ bén, nhìn ông Khương, lấp lửng –  Đã mấy ai dại dột tự đánh mất lạc thú đàn ông nơi mình… Đó là đặc ân trời ban … Thiến là hình phạt dành cho những ai phạm tội trọng… Chết còn hơn… Hồi nhỏ, mấy lần tôi được chứng kiến cụ nội làm việc này… Tiếng thét của những kẻ phải chịu cung hình khi lưỡi dao bén ngọt cứa vào chỗ ấy rờn rợn, lạnh sắc, lạ lắm… Nó không giống tiếng lợn bị chọc tiết, không giống tiếng bò rống. Cũng không giống tiếng người… Đó là tiếng ma…

– Tôi phải về! – Ông Khương thõng chân khỏi giường, đứng dậy xếp đồ dùng vào bị cói-  Hình như cây đèn biển ngoài đó đêm nay đã không sáng nữa…

Người hoạn lợn trố mắt:

– Cái gi?

– Tôi cần đi ngay, con gái tôi gặp nạn- Nói rồi  ông Khương tuông ra cửa – Xin lỗi!…

– Điên! – Người hoạn lợn khó hiểu nhìn về phía người khách kỳ cục đang bước, đang nhoà vào bóng tối, thả một tiếng, rồi chợt nhớ ra, uồm người hớt hải với theo- Vậy còn tiền ngủ và tiền ăn tối qua?

Không có tiếng đáp trả .

Bên ngoài, nơi ông Khương chui vào, đen kịt như nhọ nồi đun rơm…

( Còn nữa)

Đ.K

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder