
Ngừoi dịch: Nguyễn Thị Thùy Linh
KINH NGHIỆM CHƠI CỜ VUA KỲ LẠ
Hồi học lớp năm và lớp sáu là khoảng thời gian đặc biệt thú vị với chúng tôi, bởi chúng tôi có thêm một vài giáo viên mới với những thay đổi mới mẻ. Một trong số đó, giáo viên địa lý thay thế là một thầy giáo đãng trí và hay quên. Dù chúng tôi không lợi dụng tính cách này của thầy nhưng tại thời điểm đó, những tình huống hài hước vẫn cứ xảy ra.
Buổi sáng hôm đó một số học sinh chúng tôi đứng trước lớp để trả lời câu hỏi. Trước tôi thầy có hỏi một vài học sinh khác, kiến thức giỏi hơn hoặc thua tôi.
Sau đó đến lượt tôi. Câu hỏi của thầy tôi không được học và cũng chưa từng đọc qua, vì thế nên tôi đã im lặng suốt thời gian đó, chẳng muốn làm khó mình và chắc mẩm thể nào cũng bị phê bình kịch liệt bởi một lý do F nào đó. Khi tôi đứng lặng thinh như một con cá, thầy nhìn qua cửa sổ, tay chống cằm suy nghĩ lang thang đâu đó mà chỉ có Chúa mới biết. Thầy sực tỉnh sau vài phút và nói:
- Câu trả lời cuối cùng của em cũng đã phần nào nêu bật được rồi nên thầy sẽ không đặt thêm câu hỏi B nữa…
Tôi câm lặng, không thể tin vào những gì đang xảy ra. Tôi đã không hề hi vọng điều này trước đó và vui mừng khôn xiết trước kết quả bất ngờ này. Nhưng em trai tôi quả quyết mọi chuyện sẽ không dừng ở đó đâu.
- Thầy ơi, sao không đặt một câu hỏi A cho cậu ấy, chắc chắn cậu ấy trả lời được hết đấy ạ? Hãy mang chút niềm vui cho anh chàng tội nghiệp đi, đấy mới là Năm Mới! Thầy là một người đàn ông tốt và cậu ấy cũng là một chàng trai rồi mà…
- Được thôi, nếu em muốn. Dù thầy cũng chẳng hiểu tại sao em lại đẩy bạn vào tình huống khó khăn này, không phải cậu ấy là anh trai của em sao! – thầy giáo nói vào đặt câu hỏi A cho tôi. Lớp học rộ lên những tiếng cười và tràng vỗ tay.
- Không nghi ngờ gì nữa, cậu ấy đã đạt được! Thầy phải nói về những điều cậu ấy đã học chứ! Hoan hô! – cả lớp nói.
Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nhận được điểm số không phải của mình. Mặc dù chúng tôi rất giống nhau, chúng tôi cũng không thể học cho nhau được. Lớn hơn chút nữa, do có những điểm khác biệt nên chúng tôi bắt đầu mặc quần áo khác nhau. Và do vậy bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng khiến chúng tôi chia tách.
Vào thời điểm này, cha dạy chúng tôi chơi cờ vua, và cha đã chơi cùng chúng tôi cả ngày. Cha rất kiên nhẫn với nó, và chúng tôi cũng dành một sự quan tâm lớn cho trò chơi cổ xưa này. Vì chúng tôi là những kẻ mới tập tành chơi, cha dễ dàng thắng chúng tôi và cũng chỉ ra những sai lầm trong những nước cờ quyết định.
Tuy nhiên, thời gian trôi đi, chúng tôi chơi tốt hơn và chuyên nghiệp hơn, đôi khi thậm chí có thể giải quyết được những thế cờ bí. Cha không quan tâm đến thắng thua, cha chỉ nhấn mạnh rằng chúng tôi phải tuân thủ những nguyên tắc và không được rút lui nước cờ.
Chúng tôi đã có thêm một số kinh nghiệm trong câu lạc bộ cờ vua, và chúng tôi cũng có một số bí quyết nằm lòng rất hữu dụng cho mình. Sau vài tháng đều đặn chơi cùng nhau và cùng những bạn khác, chúng tôi đã tự tin lên rất nhiều về kỹ năng đánh cờ, và dự kiến sẽ có một vài cuộc so tài với cha.
Trong lúc mẹ và bà ngồi xem phim trong phòng, cha và tôi đã lập một bàn cờ trong nhà bếp. Em trai sẽ thẩm định và quan sát, dù dĩ nhiên là nó phải cổ vũ nhiệt tình cho tôi rồi. Cha rất thoải mái và chơi một cách ngẫu hứng. Có lẽ cha nghĩ thế cờ của cha sẽ càn quét tôi. Nhưng dần dần, tôi đã thắng ván đầu tiên. Cha rất ngạc nhiên nói:
- Ồ, sẽ mất thêm nhiều thời gian đây…
Ván cờ thứ hai kéo dài lâu hơn. Tôi vẫn tự tin vào bản thân trong khi cha bắt đầu lo lắng và nỗ lực hơn vào ván này. Em trai lặng im quan sát các bên và cứ hễ khi nào quân của tôi gặp nguy hiểm là nó lại giả vờ ho lên một tiếng.
Tôi hầu như không bị rơi vào thế bí, điều này khiến tôi tự tin hơn. Ván thứ ba là ván cờ quyết định, và ngay từ đầu cha đã có những lợi thế rất lớn rồi. Nhận thấy tôi sắp thua, em trai đi sang phòng khác và nói với mẹ:
- Mẹ ra mà xem, cha sắp thua và đang rút lui nước cờ kìa!
Mẹ không biết gì về cờ vua nhưng mẹ đã tin nó và bắt đầu trách móc cha:
- Nếu anh không chơi tốt và còn thua nữa thì đừng có chơi làm gì. Một người chơi dày dặn kinh nghiệm mà phải rút lui cơ đấy. Anh có xấu hổ không kia chứ!
- Cô đang nói cái quái gì vậy? – cha hỏi.
Trong lúc họ cãi nhau, em trai tôi đã nhân cơ hội giấu một con cờ của cha đi. Trận đấu sớm tiếp tục, nhưng giờ lợi thế thuộc về tôi. Tôi đã tận dụng hết các chiêu của mình và cha nhanh chóng bị đánh bại.
Cho đến tận bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao cha lại không nhận ra điều đó, hoặc có lẽ ông chỉ giả vờ để khiến trò chơi bí hiểm hơn mà thôi.
Dù sao chăng nữa, cả ba chúng tôi đều là những kẻ chiến thắng.
BÀ NỘI XUẤT VIỆN
- Chào cả nhà, ta đã về đây! – Bà nội căng thẳng nói khi bước vào căn phòng.
Chúng tôi nhìn bà không thể tin được vào chính buổi sáng ấy bà đã phải tới viện bởi tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi.
- Bác sỹ nói rằng mẹ chỉ còn sống thêm được 20 năm nữa thôi. Mẹ có thể ăn và uống tất cả những gì mẹ thích, nhưng ông ta khuyên mẹ không nên tự lái xe và bớt chạy đi – Bà nội nói, đặt hành lý đồ đạc về vị trí cũ.
- Chỉ 20 năm nữa thôi sao? Sao lại ít như vậy! – Cha hoảng hốt hỏi.
- Chúa ơi, Người còn ở đó không? Chúng con đã làm gì nên tội chứ? – Mẹ than vãn.
- Đó không phải tin xấu, bà ạ, bà đã 80 tuổi rồi mà. – Tôi nói.
- Bà biết điều đó, cháu yêu. Nhưng đó không thành vấn đề. Một trăm tuổi là mức thấp nhất trong gia đình chúng ta. Chúng ta không những thông minh, mà còn sống rất thọ đấy. Lá số tử vi của chúng ta đã chỉ ra như vậy, miễn là bất cứ ai có thể ghi nhớ. Thời điểm này, bà đang rất lo gia đình chúng ta sẽ ra sao nếu không có bà 20 năm sau. Ai sẽ bật máy giặt? Ai sẽ cho cá trong hồ ăn? Ai sẽ tranh cãi với những người hàng xóm nữa chứ? – Bà trả lời, đặc biệt nhấn mạnh khẳng định một thực tế rằng chúng tôi sẽ không thể sống thiếu bà một giây nào.
Dường như sự xuất viện ngoài dự kiến của bà đã làm gián đoạn mọi thứ. Chúng tôi đã quen với sự im lặng, trầm lắng và cô đơn rồi, và sự trở về đột ngột của chỉ huy trưởng đã phá vỡ khúc nhạc đồng quê này. Cha tôi vô cùng sửng sốt còn mẹ thì tình nguyện tới bệnh viện thay bà, dù mẹ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên mọi người chẳng thể chấp nhận cho mẹ làm vậy.
Cha tôi nói chúng tôi hãy kiên nhẫn trong 20 năm tới và nó sẽ trôi qua nhanh thôi. Mẹ có đề cập đến một người tên là Methuselah gì đó, nhưng cha bảo không biết ông ta. Bà ngay lập tức kéo câu chuyện tiếp tục và tất cả chúng tôi phải lần lượt trình báo cáo hằng ngày về những diễn tiến trong nhà khi bà vắng mặt.
Cha mẹ đóng vai những người trực tiếp thực hiện, còn em trai và tôi là những người quan sát và có thể là thư ký khi cần thiết. Mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp và không ai phàn nàn điều gì cả, từ trước tới giờ vẫn y chang như vậy. Nhìn chung, chúng tôi là một gia đình vô cùng hòa thuận. Nhiều người phải ghen tị với chúng tôi về điều đó, một số người hàng xóm còn nói rằng chẳng dễ gì có thể chịu đựng được và mẹ chúng tôi xứng đáng trao huy chương. Cả hai chúng tôi đều không hiểu lắm về điều này dù chúng tôi không có gì phản đối về việc người mẹ cần cù của chúng tôi được khen thưởng cả.
Cũng đêm đó chúng tôi cùng nhau tới thăm những người bạn cũ trong một lễ kỷ niệm, với nhiều khách mời và trẻ con. Chúng tôi được đón tiếp nồng nhiệt và bà nội được ngồi ở phía trên đầu một cái bàn rất lớn. Một người phụ nữ trung tuổi ngồi chéo bên nhìn chúng tôi thân mật và hỏi chúng tôi rất nhiều.
- Ai là anh lớn trong hai cháu? Các cháu có chị em gái nào không? Các cháu học ở trường tốt chứ? – Người ấy muốn biết tất cả, từng thứ một.
Khi người ấy hỏi chúng tôi thích cha hay mẹ hơn, bà chúng tôi đã tự nguyện tiến lên phía trước trả lời câu hỏi này, nhấn mạnh rằng bà luôn là thứ nhất với chúng tôi và không thể so sánh với bất kỳ điều gì khác!
Nhưng dường như người phụ nữ không hài lòng với câu trả lời này và vẫn tiếp tục đặt ra những câu hỏi như thể chúng tôi là những trẻ nít vậy. Hiển nhiên người ấy không có bất kỳ ý đồ xấu nào; cái cớ thích hợp hơn có lẽ rằng cô ấy muốn thoát khỏi sự nhàm chán mà thôi. Vào lúc đó thì bà đã hứng chịu đủ.
- Hôm nay cô có chuyện gì à? Hãy để cho bọn trẻ được yên, chúng sẽ không thể ăn nổi vì cô đấy!
Khuôn mặt người phụ nữ bỗng dưng đỏ lựng và cô ấy bắt đầu im lặng. Như thể cô vừa bước qua một nỗi xấu hổ lớn còn chúng tôi cảm thấy như được giải thoát. Cha tôi ngồi gần đó và lặng lẽ nói:
- Bà ơi, bà là chủ nhà rồi…
Mẹ chúng tôi quay đầu về hướng khác như không phải ở cùng chúng tôi. Tôi không thể nói cảm giác của mẹ thế nào, nhưng có thể mẹ chỉ giả bộ vậy.
Rốt cuộc, buổi lễ đã không bị gián đoạn, và chúng tôi tha hồ chén thức ăn.
(còn nưa)
NTTL