Trời đã hừng sáng, Nhicônca gương mặt xanh xao vì những đêm mất ngủ, phi ngựa đến gần cỗ xe hai bánh lắp súng máy.
– Khi nào bọn mình tấn công, cậu nã mạnh vào sườn bên phải nhé. Ta cần bẻ gẫy cánh quân của chúng!… Trần Vĩnh Phúc dịch
Trời đã hừng sáng, Nhicônca gương mặt xanh xao vì những đêm mất ngủ, phi ngựa đến gần cỗ xe hai bánh lắp súng máy.
– Khi nào bọn mình tấn công, cậu nã mạnh vào sườn bên phải nhé. Ta cần bẻ gẫy cánh quân của chúng! Trần Vĩnh Phúc dịch
Trên mặt bàn, mấy chiếc vỏ đạn khét lẹt mùi thuốc súng, con xúc xắc làm bằng xương cừu, tấm bản đồ dã chiến, bàn thông báo, bộ Dây cương với riềm tua trang trí bằng kim loại sực mùi mồ hôi ngựa và một góc bánh mì. Tất cả những thứ đó đặt trên bàn, còn Nhicônca Côsêvôi chỉ huy đội kỵ binh, ngồi trên chiếc ghế dài đẽo bằng gỗ đã mốc meo vì tường ẩm, tựa lưng sát bệ cửa sổ. Cây bút chì kẹp giữa mấy ngón tay tê giá, cứng đờ. Bên cạnh những tờ tranh áp phích cũ trải trên mặt bàn có bản khai lý lịch đang viết dở. Tờ giấy sù sì ấy giới thiệu rất ngắn gọn: Côsêvôi Nhicôlaị chỉ huy đội kỵ Binh, làm ruộng, đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Ngạ
Trước cột ” tuổi ” cây bút chì chậm rãi ghi: 18 tuổi .
Nhicônca có đôi vai rộng, nom anh chẳng hợp với tuổi tác.
Đôi mắt với những nếp nhăn và cái lưng gù như ông cụ làm anh trông già đị
– Anh ấy chỉ là chú nhóc búng ra sữa, non choẹt, anh em trong đơn vị kỵ binh thường nói đùa như vậy! ấy thế mà đố tìm được ai như anh đấy; diệt được hai băng phỉ mà hầu như không bị thiệt hại gì, và suốt nửa năm trời dẫn đội kỵ binh lao vào các trận đánh và giao chiến, chẳng thua kém bất kỳ vị chỉ huy già dặn nào!
Nhicônca thấy xấu hổ vì cái tuổi mười tám của mình. Bao giờ cũng vậy, hễ đến cái cột “tuổi” đáng ghét kia là cây bút chì ghi chậm lại, như bò trên giấy, còn hai gò má của Nhicôn ca thì cứ đỏ ửng lên, như tức tối điều gì.
Bố Nhicônca là người Kadắc và tổ tiên bố anh cũng là dân Kadắc. Anh còn nhớ mang máng khi anh lên năm, sáu tuổi, bố anh thường đặt anh lên lưng con ngựa chiến của mình.
– Cu con hãy bám lấy bờm! giọng ông ta cất to, còn bà mẹ thì từ trong bếp mặt tái xanh, mỉm cười với Nhicônca và giương tròn hai mắt nhìn đôi chân nhỏ xíu đang quắp chặt lấy cái sống lưng nhọn của con ngựa, rồi lại nhìn người bố đang giữ dây cương.
Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồị Bố Nhicônca lao vào cuộc chiến tranh chống bọn Đức, và mất tích. Không thấy tăm hơi gì nữa, bà mẹ qua đời, Nhicônca thừa hưởng ở bố cái tính yêu quý ngựa, trí dũng cảm vô song và cũng có cái bớt giống hệt bố, to bằng quả trứng chim câu nằm phía trên mắt cá chân tráị Chưa đầy mười lăm tuổi, anh đã lang bạt nay đây mai đó đi làm thuê, rồi sau xin đượcchiếc áo da lính và theo trung đoàn Hồng Quân qua làng đi đánh bọn Vraghen.
Mùa hè này Nhicônca cùng tắm ở sông Đông với cậu chính ủy. Cậu ta ngoẹo cái đầu bị chấn thương, vừ vỗ vào cái lưng gù rám nắng của Nhicônca, vừa nói lắp:
– Cậu ấy à? Cậu là thằng tốt? tốt số đấy! Thật mà, cậu là thằng tốt số! Người ta bảo cái bớt là tướng tốt số đấy!
Nhicônca nhe răng, ngụp xuống nước, rôi vừa thở phì phì, vừa ngoi lên khỏi mặt nước nói to:
– Cậu chỉ bốc phét, cái anh chàng kỳ quặc này! Mình côi cút từ bé, cả cuộc đời đi làm thuê, mà lại bảo là mình tốt số!…
Rồi Nhicônca bơi ra đọi cát vàng bao quanh con sông Đông.
*
Căn nhà, nơi Nhicônca đóng quân ở nhờ, nằm trên bờ dốc đứng sông Đông. Từ những ô cửa sổ, nhìn thấy rõ một dải sông Đông màu xanh lam, một mặt nước sóng sánh óng lên như lớp thép láng đen. Những đêm giông bão, sóng vỗ oằm oạp dưới chân bờ dốc, những tấm ván che cửa sổ buồn bã sụt sùi. Nhicônca có cảm giác nước đang lẹ làng luồn vào những khe hở của nền nhà va dâng lên dần, lay động căn nhà.
Anh muốn chuyển sang căn nhà khác, nhưng rồi lại thôi và ở đây đến tận mùa thu. Một buổi sớm giá lạnh, Nhicônca bước ra thềm nhà, tiếng giày đinh cồm cộp phá vỡ bầu không khí tĩnh mịch mỏng manh. Anh đi xuống khu vườn anh đào nhỏ và ngả mình trên đám cỏ ướt trắng sương đêm. Anh nghe rõ tiếng bà chủ trong nhà kho đang vỗ về con bò cái cho nó đứng yên, tiếng bê con khàn khàn vòi vĩnh, và những tia sữa chảy va vào thành bình kêu lanh canh.
Ngoài sân, cánh cửa rào kêu ken két, có tiếng chó sủa. Nghe thấy giọng trung đội trưởng nói:
– Thủ trưởng có nhà không?
Nhicônca trống khủy tay nhỏm dậy :
-Tôi đây! Lại có chuyện gì ngoài đó hả ?
– Có người đưa thư hỏa tốc từ trong xã Kadắc tới. Anh ta nói bọn phỉ đã xuyên qua khu Xanxki, chiếm nông trường quốc doanh Gorusinxki rồi
– Dẫn anh ta vào đây !
Người đưa thư kéo con ngựa đầm đìa mồ hôi nóng hổi về phía tàu ngựa. Đến giữa sân, nó khuỵu hai chân trước rồi ngã kềnh ra, thở phì phì từng hơi đứt quãng rồi nằm chết luôn, đôi mắt lờ đờ của nó còn nhìn trừng trừng
con chó xích đang sủa một cách tức tối. Nó chết vì người đưa thư đã chở chiếc bao thư có đóng ba dấu chữ thập, nó phóng vượt bốn chục dặm đường, thẳng một lèo không nghỉ chân.
Đọc xong lá thư của ông chủ tịch yêu cầu anh đưa đội kỵ binh đến ứng cứu, Nhicônca đi vào phòng, vừa đeo kiếm vừa suy nghĩ, vẻ mệt mỏi: ” Giá được đi đâu học, nhưng đây lại có phỉ… Cậu chính ủy chả vẫn chê mình rằng chữ nghĩa viết chẳng nên thân mà cũng là chỉ huy kỵ binh? Mình đây có lỗi gì, nếu chưa kịp học xong trường tiểu học? Tay ấy kỳ cục thật? Giờ lại có phỉ… Máu lại đổ, mà sống thế này mình đã mệt mỏi lắm? Mọi thứ đều chán ngán lắm rồi.”
Anh bước ra thềm, vừa đi vừa nạp đạn vào khẩu cácbin, nhưng những ý nghĩ, như ngựa quen đường cũ lại vụt đến với anh: “Giá được về thành phố? Được đi học?”
Anh đi ngang qua con ngựa chết, vào tau ngựa. Nhìn vệt máu đen rỉ ra từ hai cánh mũi bám đầy bụi của nó, anh quay mặt đi chỗ khác.
*
Dọc theo con đường mùa hè và những vết xe bị gió xói mòn là những đám cỏ màu lông chuột mọc xoắn xít, những bụi tần lê và ngưu bàng xoè tán um tùm. Trên con đường này, trước đây người ta vẫn chở cỏ khô đến các kho lúa nằm im trên thảo nguyên ánh lên màu hồ phách, còn con đường mòn nằm trải dài đã được vun thành những gò đất dưới những cột điện báo. Hàng cột điện chạy vút vào trong đám sương mù trắng đục của mùa thu, băng qua các khe lạch. Gã thủ lĩnh dẫn năm chục tên Kadắc vùng sông Đông và Cuban, những kẻ bất mãn với chính quyền Sô Viết, theo con đường bóng nhẫy, đi qua những hàng cột điện này. Đã ba ngày đêm, như con sói bị đàn cừu làm cho một phen điên đảo, chúng rút chạy theo con đường băng qua vùng đất hoang không có đường xá. Bám sát sau lưng chúng là đơn vị Côsêvôi.
Toán phỉ gồm những kẻ bất trị, những tên lính từng trải, song thủ lĩnh của chúng cứ phải suy nghĩ rất lung: y rướn người đứng trên bàn đạp, hai mắt bao quát nhìn thảo nguyên, ước tính quãng đường đi tới rìa rừng màu xanh nhạt trải dài bên kia bờ sông Đông.
Cứ thế, bọn chúng rút đi như bầy sói, còn đội kỵ binh của Nhicônca Côsêvôi vẫn lần theo vết chân phía sau chúng. Vào những ngày hè đẹp trời, trên các thảo nguyên vùng sông Đông những bông lúa mì đung đưa reo vui xao xác dưới bầu trời trong suốt. Cảnh ấy có trước mùa cắt cỏ, khi những sợi râu tơ trên bông lúa mì chắc hạt đen sẫm lại, tựa đám ria mép lún phún trên khuôn mặt chàng trai mười bảỵ Cây lúa lớn như thổi và vươn cao vượt cả đầu người. Những người Kadắc để râu ở trong bản khoanh những vạt ruộng, gieo lúa mạch trên đất sét, trên những đồi cát và
ở ngay mặt đất gần cánh rừng. Chưa bao giờ lúa ấy có thời sinh sôi nảy nở; từ bao đời nay, một hécta không thu nổi trên ba chục pút thóc, nhưng người ta vần gieo lúa, vì rượu cất bằng lúa trong hơn cả nước mắt thiếu nữ; và bởi lẽ xưa nay đều thế cả; đời ông, đời cụ đều uống rượu, nên trên huy hiệu của dân Kadắc thuộc khu quân quản sông Đông chẳng phải ngẫu nhiên lại có hình vẽ anh chàng Kadắc say mềm, cởi trần, ngồi trên thùng rượu. Cứ đến mùa thu, các thôn, bản đều đều say khướt cờ bợ, dân bản lang thang khắp chốn, những chiếc mũ lông cao chóp đỏ lảo đảo, ngật ngưỡng ở phía trên những hàng giậu bằng cành liễu cát.
Chính vì thế mà thủ lĩnh của đám phỉ không có lấy một ngày tỉnh rượu, vì thế mà tất cả đám đánh xe và bọn lính bắn súng máy đều say khướt, ngồi vẹo sườn trên các cỗ xe ngựa có nhíp, chở súng máy. Đã bảy năm nay, thủ lĩnh phỉ không nhìn thấy quê hương của mình. Là tù binh Đức, sau đó theo Vraghen, rồi qua Cônxtanchinôpôn trời oi ả, trại giam giữa hàng rào dây thép gai, bôn ba trên tàu buôn nhỏ Thổ Nhĩ Kỳ ngâm nước biển mặn nồng và phả mùi nhựa trét, ẩn náu trong bãi lau sậy ở Cuban, và cuối cùng làm phỉ.
Thế đấy, nếu nhìn về quá khứ, cuộc đời của gã thủ lĩnh phỉ là như vậy. Tâm hồn y trở nên chai đá, như những vết móng chân bò tách đôi bên bãi lầy trên thảo nguyên bị cái nóng hè thiêu đốt làm rắn đanh lại. Một nỗi đau tê tái, không sao hiểu nổi cắn rứt tâm can, làm rã rượi các thớ thịt, và tên thủ lĩnh phỉ cảm thấy không thể nào quên đi được nỗi đau ấy, và cũng không có thứ rượu nào dập tắt nổi nó. Thế nhưng y vẫn uống và không có lấy một ngày tỉnh rượu, bởi lẽ những cây lúa mạch đang trổ bông thơm nức, ngọt ngào trên các vùng thảo nguyên sông Đông đã được cày vỡ một lớp đất đen phơi dưới nắng mặt trời, và trong các thôn, bản, những người vợ lính Kadắc có đôi má rám nắng đều cất một thứ rượu trong đến mức
không thể phânbiệt được với mạch nước nguồn chảy ra.
*
Những trận rét đầu mùa đã về lúc rạng đông. Trên các lá cây sung hình chân vịt đã điểm những đốm trắng bạc, còn trên guồng bánh xe của cối xay nước thì từ sáng sớm, Lukich đã để ý thấy những lớp băng mỏng ngũ sắc như mi ca. Từ sáng, Lukich đã thấy trong người khó chịu, đau buốt vùng thắt lưng, nhức nhối quá, đôi chân cứng lại như đúc bằng gang và lệt xệt nhấc lên không nổi. Lão lê bước quanhcối xay kê thoăn thoắt bò ra; lão ngước đôi mắt ướt nhoèn nhìn lên; trên xà ngang phía dưới trần nhà, một chú bồ câu đang gáy lên gù gù, đều đặn và cần mẫn. Hai cánh mũi dường như nặn bằng đất sét của lão hít hít mùi mốc ẩm nồng nặc và mùi thơm của lúa mạch đã xay giã. Lão chăm chú nghe tiếng nước óc ách đang cuốn hút và liếm quanh chiếc ngỗng cối một cách đáng lo ngại. Lão vê vê chòm râu rậm, vẻ đầy tư lự.
Lukich ngã người trong vườn nuôi ong. Lão nằm nghiêng, đắp tấm áo bông mà ngủ, mồm há hốc; những giọt nước dãi nhờn và nóng ẩm từ hai ria mép chảy xuống chòm râu cằm. Hoàng hôn buông xuống dày đặc làm căn nhà tiêu điều của lão trở nên nhọ nhem. Chiếc cối xay chìm trong đám sương mù màu trắng sữa.
Vừa lúc lão thức giấc thì có hai tên lính kỵ binh từ trong rừng đi ra. Một tên gọi lão, giữa lúc lão dang bước trong vườn nuôi ong:
– Ông già, lại đây !
Lukich nhìn họ với vẻ ngờ vực và dừng lại. Trong những năm giặc giã lão đã từng thấy nhiều hạng người mang súng ống như thế này- những kẻ ăn cướp thức ăn gia súc và bột mì mà không thèm hỏi ai. Tất cả bọn họ, chẳng trừ một ai, lão không ưa chút nào.
– Ra đây mau, lão khọm già !
Lukich luồn lách giữa những thùng ong có đục lỗ, đôi môi biến sắc lẩm bẩm không thành tiếng. Lão đứng xa chỗ những người khách và liếc nhìn họ.
– Ông già ơi, chúng tôi là Hồng Quân đâỵ Lão đừng sợ chúng tôi, thủ lĩnh phỉ cất giọng khàn khàn nói nhã nhặn.
– Bọn tôi đang đuổi phỉ, bị lạc đơn vỉ. Thế hôm qua lão có trông thấy đơn vị nào qua đây không ?
– Có đấy.
– Họ đi hướng nào, hở lão ?
– Có mà ôn dịch nào biết họ đi đâu !
– Vậy có ai trong bọn họ nghỉ lại chỗ cối xay của lão không ?
– Không – Lukich nói cụt lủn và quay lưng lại.
– Khoan đã, lão già ! Thủ lĩnh phỉ xuống ngựa, đôi chân vòng
kiềng loạng choạng vì say, miệng thở sặc mùi rượu, y nói:
– Này thằng già, chúng tao đang tìm diệt bọn cộng sản đây…Thế đấy!…Còn bọn ta là ai, mày không cần biết!… Y vấp chân, đánh tuột dây cương khỏi tay- Việc của mày là chạy tìm ngũ cốc cho bảy chục con ngựa ăn và câm cái mồm? Làm ngay lập tức! Rõ chưa. Lúa mì của mày đâu?
– Không có – Lukich nói, mắt nhìn đi chỗ khác.
– Thế cái gì trong kho kia?
– Rặt những đồ đồng nát bỏ đi thôi mà. Làm gì có lúa
mì!
– Nào, đi xem đi!
Y túm cổ lão và lôi sềnh sệch đến cái nhà kho đổ nghiêng lún sâu xuống đất. Y mở toang cửạ trong kho có những vựa chứa lúa mì và đại mạch.
– Không phải lúa mì thì cái gì đây, hở thằng già khốn kiếp?
– Dạ, lúa mì để nuôi người ạ, thưa ông- Lúa này đã được xay giã? Tôi cố nhặt nó từng hạt suốt cả năm, vậy mà ông muốn đem cho ngựa ăn hết?
– Theo mày thì để mặc xác ngựa của chúng ông chết đói cả ư ? Sao mày dám như vậy – theo bọn đỏ hả? Mày muốn chết à?
– Xin ông tha cho, ông hãy thương tôị Tôi có tội tình gì mà ông nỡ hại tôi – Lukich giật chiếc mũ lông xấu xí ở trên đầu ra, quỳ sụp xuống, nắm lấy đôi bàn tay lông lã của tên thủ lĩnh phỉ mà hôn.
– Nói đi, mày thích bọn đỏ hả ?
– Xin ông rủ lòng thương, tha cho kẻ đau ốm này!… Ông hãy bỏ qua lời nói ngu dại của tôi. Ôi, xin ông tha cho, đừng treo cổ tôi! – Lão già vừa nói vừa ôm lấy chân tên thủ lĩnh phỉ.
– Mày hãy thề là mày không theo bọn đỏ…Không phải làm dấu diếc gì hết, hãy ăn đất đi!
Miệng ông già móm mém hết răng nhai vốc đất cát trong tay.
– Được, bây giờ thì tao tin mày. Đứng dậy, lão già!
Và thủ lĩnh phỉ cất tiếng cười, nhìn ông gia không sao đứng lên được vì đôi chân đã cứng đơ. Còn đám lính kỵ binh mới kéo tới đây thì đang lôi lúa đại mạch và lúa mì trong nhà kho ra, rắc xuống dưới chân ngựa và vương vãi
khắp sân những hạt ngũ cốc vàng óng.
*
Rặng đông chìm trong đám sương mù vẩn đục. Lukich lọt qua được người lính gác và lão không đi theo đường cái mà lần theo con đường mòn trong rừng chỉ một mình lão biết, chạy miết về phía bản làng, băng qua cái khe
lạch nhỏ, xuyên cánh rừng như đang cảnh giác trong giấc ngủ tỉnh táo buổi ban mai.
Chạy đến chỗ cối xay gió, lão định tắt qua con đường mòn ven bờ giậu rẽ ra đường nhỏ, nhưng trước mắt đã thấp thoáng hiệnra những bóng người cưỡi ngựa.
– Ai đấy … – một tiếng hô náo động giữa khung cảnh tĩnh mịch.
– Tôi đây – Lukich nói thều thào, còn toàn thân thì mềm nhũn, run bắn lên.
– Lão là ai? Có giấy tờ gì không? Mò mẫm đi dâu, có việc gì?
– Tôi là thợ xay. Từ chỗ cối xay nước vùng này tới. Tôi có việc cần vào bản.
– Việc với vùng gì? Thôi hãy theo chúng tôi đến gặp chỉ huy! Lão đi lên trước!…- một người vưa quát, vừa thúc ngựa.
Lukich cảm thấy đôi môi ngựa nóng ẩm kề sát cổ mình và lão khập khiễng rảo bước đi vào bản. Họ dừng lại trên bãi đất cạnh ngôi nhà lợp ngói. Người dẫn đường đằng hắng, xuống ngựa, buộc ngựa vào hàng rào và khua xủng xoảng thanh kiếm, bước lên bậc thềm.
– Theo tôi!…
Ánh lửa lập loè rọi qua các ô cửa sổ. Họ bước vào nhà. Lukich hắt hơi vì sặc khói thuốc lá sợi, ngả mũ và hướng về góc nhà có bức tượng thánh hối hả làm dấu.
– Chúng tôi bắt giữ ông già này đâỵ Ông lão đi vào bản. Nhicônca ngẩng cái đầu bù xù dính đầy lông chim lên khỏi mặt bàn, hỏi với giọng ngái ngủ, nhưng nghiêm nghị:
– Lão đi đâu?
Lukich bước lên phía trước và sung sướng nghẹn lời :
– Anh bạn yêu quý ơi hóa ra người của ta, vậy mà lão cứ tưởng lại bọn phỉ đấy. Lão đâm ra nhút nhát, không dám hỏi các anh nữa. Lão là thợ xay. Có lần các anh chị đi qua rừng Mitơrôkhin đã ghé vào nhà lão, lão còn mời anh uống sữa, anh bạn thân mến ạ ? Hay là anh quên rồỉ
– Thế lão muốn nói gì nào?
– Vâng, lão sẽ nói, anh bạn quý mến của lão ạ: chả là vào lúc chập tối hôm qua chính bọn phỉ ấy đã kéo đến nhà lão, lấy sạch ngũ cốc cho ngựa ăn? Chúng hành hạ lão. Thằng cầm đầu bọn chúng nói: hãy thề một lòng một dạ theo chúng tao, rồi nó bắt lão ăn đất.
– Thế hiện nay chúng ở đâu?
– Chúng đang ở đó. Chúng đem theo nhiều rượu, bọn bất lương ấy đang nhậu nhẹt với nhau ở nhà lão, còn lão chạy tới đây báo cho các anh biết: có thể các anh sẽ tìm được phương kế trừng trị chúng.
– Anh nói với anh em lên ngựa!… ? Nhicônca đứng lên khỏi ghế, mỉm cười với ông lão và uể oải xỏ tay vào chiếc áo dạ lính.
*
Trời đã hừng sáng, Nhicônca gương mặt xanh xao vì những đêm mất ngủ, phi ngựa đến gần cỗ xe hai bánh lắp súng máy.
– Khi nào bọn mình tấn công, cậu nã mạnh vào sườn bên phải nhé. Ta cần bẻ gẫy cánh quân của chúng!
Đoạn anh phóng ngựa đến đơn vị kỵ binh để bày thế trận. Sau rặng cây sồi nhỏ khô héo, trên mặt đường xuất hiện một toán lính kỵ binh xếp hàng bốn, những cỗ xe lắp súng máy đi giữa.
– Phi nước đại!- Nhicônca thét lớn và anh có cảm giác những tiếng vó ngựa rầm rập mỗi lúc một rõ ở phía sau lưng, anh quất roi thúc con ngựa đực của mình.
Bốn cửa rừng, tiếng súng máy vang lên xối xả, còn toán lính kỵ binh nọ trên mặt đường thì nhanh nhẹn, như trên bãi tập, tỏa ra bủa vây.
*
Từ trong đám cây bị gió bão đánh đổ, một chú sói nhảy chồm ra gò đất, mình mắc đầy cỏ gai. Nó rướn đầu về phía trước nghe ngóng. Ngay gần đó, có tiếng súng nổ giòn giã liên hồi và đủ mọi thứ tiếng của trận đánh dậy lên như sóng lừng.
Tạch!… một quả đạn nổ giữa bụi cây trăn, còn đâu đó ở phía bên kia gò đất, sau đám ruộng đã cày vỡ, tiếng vọng của nó nhanh nhẩu đáp lại: tặc!
Và cứ thế liên hồi: tạch, tạch, tạch! Còn bên kia gò đất là những tiếng đáp lại: tặc, tặc, tặc!…
Con sói đứng đó một lát rồi thủng thẳng và khạng nạng đi xuống cái khe lớn, khuất vào lùm cỏ um tùm chưa kịp cắt đã úa vàng.
– Giữ vững đội ngũ!…Không được bỏ các xe lắp súng máy!…Chạy vào rừng? Chạy vào rừng, mẹ kiếp!… – thủ lĩnh phỉ la ó, rướn mình đứng lên trên đôi bàn đạp.
Trong khi đó toán lính đánh xe và lính bắn súng máy đã láo nháo, chạy ngược chạy xuôi bên những cỗ xe lắp súng máy và chặt đứt cái dây chằng, còn hàng quân bị hỏa lực liên thanh dồn dập phá vỡ thì bắt đầu quay cuồng trong một cuộc tháo chạy không sao kìm nổi.
Thủ lĩnh phỉ quay ngựa lại thì bắt gặp một người phanh rộng chiếc áo khoác Kadắc lao ngựa thẳng vào y, tay vung kiếm. Qua chiếc ống nhòm đeo lủng lẳng trước ngực và qua chiếc áo lính, thủ lĩnh đoán người phi ngựa kia không phải là lính Hồng Quân thường và y ghìm dây cương lại. Từ xa, y đã nom thấy một khuôn mặt trẻ, không để râu, nhăn nhó một cách căm tức và cặp mắt nheo lại vì gió. Con ngựa thủ lĩnh phỉ đang cưỡi bỗng nhảy chồm lên, khuỵu hai chân sau xuống, còn y vừa rút khẩu súng lục mắc ở thắt lưng ra, vừa thét lớn:
– Quân chó chết!…Hãy bắn đi, bắn đi! Tao sẽ bắn tan sọ mày!…
Thủ lĩnh phỉ nhắm bắn vào chiếc áo choàng đen ngày một hiện rõ. Con ngựa chồm lên chừng tám xagiên thì ngã khuỵu, còn Nhicônca quăng chiếc áo khoác đi, vừa bắn, vừa lao đến gần tên trùm phỉ hơn?
Sau cánh rừng có ai đó kêu rống lên như thú dữ, rồi lặng bặt.Mặt trời bị đám mây đen che phủ và những bóng mây trôi trùm lên thảo nguyên, con đường và cánh rừng bị gió và tiết thu làm trơ trụi hết lá cành.
” Đồ trẻ ranh ngu ngốc, hăng máu, bởi thế cái chết đến với nó càng nhanh”- thủ lĩnh phỉ suy nghĩ ngắt đoạn và đợi đến khi người kia hết đạn, y mới thả dây cương, lao bổ tới đó như con diều hâu.
Ngồi trên yên, y buông thõng người, tay vung kiếm, và trong khoảnh khắc y cảm thấy đường kiếm làm cái xác kia mềm nhũn, ngoan ngoãn trườn xuống đất. Thủ lĩnh phỉ xuống ngựa, giật chiếc ống nhòm của người chết, nhìn đôi chân còn khẽ run rẩy, ngó quanh, đoạn quì xuống tháo đôi ủng khỏi cái xác đó. Tỳ chân lên một đầu gối kêu răng rắc, y nhanh nhẹn và khéo léo gỡ một chiếc bốt. Chiếc bốt khác, có lẽ vì bị tất xoắn lại, không tháo được. Y vừa chửi đổng vừa tức tối, vừa giật chiếc bốt cùng với tất ra, và ở phía trên mắt cá chân, y chợt nhìn thấy cái bớt bằng quả trứng chim câu. Như sợ đánh thức người đã chết, y chậm rãi lật ngửa khuôn mặt đã lạnh giá, hai tay y dấy đầy máu từ trong miệng tuôn ra ồng ộc; y ngắm kỹ xác chết, rồi mới vụng về ôm lấy đôi vai vuông thước thợ và nghẹn ngào thốt lên:
– Con ơi!… Nhicônca!… con yêu quý!… Hòn máu của cha!…
Mặt y tím bầm, y kêu lên:
– Con hãy nói đi, dù một lời thôi! Sao lại thế này, hả?
Y phủ phục, nhìn vào đôi mắt đờ đẫn. Y khẽ nâng cặp mi mắt ấy đầy máu, lay lay cái xác không hồn mềm nhũn? Nhưng Nhicônca đã cắn chặt đầu lưỡi tím ngắt, dường như sợ phải hé ra điều gì quá đỗi lớn lao và hệ trọng.
Thủ lĩnh phỉ áp đôi tay cứng đờ của con trai lên ngực mà hôn và lấy răng cắn chặt lớp vỏ thép đổ mồ hôi của khẩu súng ngắn, y bắn vào miệng mình…
(Trần Vĩnh Phúc dịch)