Chung tay: Truyện ngắn của Vũ Hoàng Lâm

Đó là tối thứ tư. Ngôn ngồi ủ rũ bên giường, giọng buồn thảm nói với bố:

– Chú Linh ở Bắc Giang gọi điện cho con nói rằng ở bệnh viên Bạch Mai,có khoa Chống độc. Sau một tuần cắt cơn, mỗi ngày bệnh viên cho uống một viên thuốc chống tái nghiện. Nếu còn sử dụng lại, có thể bị tai biến nguy hiểm. Bố lên Hà Nội xem tình hình thế nào , rồi cho con lên chữa.

– Thế thì đúng đấy con ạ . Mai bố lên ngay.

– Nhưng ngày mai bố có bốn tiết dạy.

–  Mười tiết bố cũng xin nghỉ. Điều quan trọng là con  thực sự quyết tâm chưa ?

– Dạo này Công an kiểm soát chặt chẽ lắm.Mười giờ đêm các anh ấy vẫn chưa về. Thằng  Hải nó tìm cách nào không biết, con nhờ nó, mỗi “liều” phải trả gấp hai. Mà có lần nó cũng chịu.

Sáng hôm sau, bác Thi ra bến xe đi chuyến đầu tiên.

Bác có thói quen cứ lên ô tô là bác ngả người nằm ngủ một giấc thoải mái. Từ Hải Phòng đến Ngã tư Phố Nối, bác tỉnh giấc là vừa ăn sáng. Lần này, bác không sao chợp mắt. Chuyện đau buồn đến với gia đình bác từ hơn mười năm. Thằng Ngôn mê đá bóng.Nó đá rất “ hết mình” nên sau mỗi trận đấu, người bã ra. Bạn bè bảo  “ làm một hơi” nó sẽ tỉnh lại ngay. Lúc đầu chuyện “ làm một hơi” chỉ diễn ra sau trận đấu., nhưng rồi sau thành quen…Mười năm ! Cùng lứa với Ngôn, bốn thằng “dính”. Toàn những con nhà “tử tế” mới đau chứ!

“ Chuyện đó” không “dứt” được đâu. Bạn bè ông Thi đều nói thế.Tất cả đều  “đi bụi” và “hỏng”. Nhìn thấy con trôi xuống dốc mà bó tay. Đành chấp nhận một sự mất mát vậy thôi. Một sự đau đớn đến kinh hoàng!

Ông Thi “ vỡ mộng”. Ông thuộc dòng nho học. Ông nội một thời làm quan. Tài sản ông để lại cho con cháu là “cái chí” của  “nam nhi”. “ Bất học thi vô dĩ ngôn”. Sách xưa có câu như thế. Tên ông là Hoàng Thi, ông đặt tên con trai là Hoàng Dĩ Ngôn. Bạn thân của ông cũng tên là Thi Thân Đức Thi đến chơi đọc tặng ông câu thơ: “ Cha mơ một ngọn cờ lau- Tự tay con phất làm giầu nước non”. Ông dự định đặt tên đứa thứ hai, Hoàng Dĩ Ngữ. Nhưng khi đẻ thằng Ngôn, vợ ông bị cắt dạ con. Ông truyền cái chí “lập nghiệp” cho con trai, nhưng nó là con độc, cả nhà chiều. Ông không làm sao cưỡng nổi. May sao nó cũng đỗ vào Đại học Giao thông, khoa Đầu Máy. Thời kỳ đó ông làm chuyên gia giáo dục ở Algérie. Thằng Ngôn viết thư sang nhờ bố nói với các bạn giảng viên trường Đại học Giao thông đang ở Algérie với ông, giúp cho nó chuyển sang Khoa Kinh tế. Nhưng ông khuyên nó nên ở lại Khoa Đầu Máy để “khai phá” chứ chạy sang “Kinh tế” thì làm sao “lập nghiệp” trong khoa học được. Nó “hư” và đổ lỗi cho ông. Cả nhà bênh nó đổ lỗi cho ông.Nhìn thằng con duy nhất chiều chiều đọi cái mũ cúp xuống lầm lũi  đi về phía đường tầu, rồi lại lầm lũi về, nằm vật xuông giường mắt dại đi, mê mệt trong giấc ngủ .

Nhưng ông sống vẫn điềm tĩnh lạ lùng.Ông nói với vợ:

– Nó không có tội. Nó là nạn nhân. Đừng hắt hủi nó.

– Đến nước này rồi, ông lại còn bênh.

– Phải thương nó mới cứu được nó. Bà hãy hình dung đó là một thứ bệnh. Nó không thể chống nổi. Mỗi ngày nó phải dùng một thứ thuốc ba mươi nghìn. Bà cho nó ba mươi nghìn thì nó còn sống. Bầ có thấy nhiều người mắc bệnh, hàng ngày cứ phải dùng một loại thuôc để ngăn chặn bệnh không ?. Thậm chí, uống thuốc cả đời ấy chứ. Nó cũng na ná như thế. Bà không cho nó ba mươi nghìn thì nó  chết. Bà chọn cách nào .

– Bao giờ ông cũng cho là mình đúng bắt mọi người phải nghe theo.

Đến khi thấy những thằng hàng xóm “lỡ bước” bà đành tự giác nghe theo, và chấp nhận ý kiến ông là tỉnh táo. Nhiều người còn khen ông là lạc quan .Có người còn động viên: Tôi thấy ông bà sống phúc hậu, thế nào cháu nó cũng “ thoát”.

Đầu tiên, thằng Thành xin bố nó hai mươi triệu, ra ở riêng. Lý sự cùn của nó là trước sau bố nó cũng chia tài sản cho nó. Bố nó giận quá, “Thì mày muốn “ chết” thì cho mày “ chết” cho khuất mắt”. Nó mua một chiếc xe xích lô, hàng ngày chở hàng kiếm ăn.Nó thuê một căn nhà nhỏ thôi lấy chỗ đi về. Được hơn một năm, không còn tiền thuê nhà, thằng Thành vào khu nhà chờ của Bệnh viện ngủ qua đêm. Có ngày đói quá, nó mò về nhà, bố nó đuổi thẳng, chỉ có mẹ nó, dúi cho mấy nghìn. Vất vưởng được năm năm. Hôm nghe tin nó chết, bố nó ngậm ngùi “ Thôi thì có đau cũng đau mấy tháng”. Còn thằng Tín, cũng đại học chứ có phải là loại “ vớ vẩn” đâu. Ông bố dấu mọi người, vì ở cương vị của ông là “ khuyên dạy” người khác. Bây giờ con ông “hư” thì ông chịu làm sao được! Thằng Tín có tài vay tiền. Vả lại ai nỡ chối khi biết đó là con trai bác Thiều. Đồ đạc trong nhà nó bán không còn thứ gì.

Còn thằng Ngôn, thời kỳ đầu, nó cũng biết thân biết phận, cố kiềm chế, nên sự sa sút về sức khoẻ không mấy người để ý. Mẹ nó còn công tác nên đã kiếm được cho nó một cô vợ, giáo viên cấp Ba hẳn hoi. Cô con dâu ngoan ngoãn nết na đúng với cái tên Thu Thảo. Hai vợ chồng có cặp con gái  sinh đôi. “ Đầu lòng hai ả tố nga. Chị là Huyền Diệu em là Huyền Chi”.

Bao nhiêu tài sản của Thảo đều không cánh mà bay.

Thương Thảo quá. Bạn bè tâm sự:

– Trước khi lấy chồng, Thảo có biết anh Ngôn “dính” không ?

– Mẹ anh Ngôn nói hết… Chính vì sự chân tình ấy mà mình dấu bố mẹ , dấu họ hàng. Bây giờ biết chuyện, chẳng ai nỡ trách. Người nào cũng thương anh Ngôn. Phải có tình yêu thương mới mong giúp được anh ấy. Bố anh  Thi cũng động viên: Con hãy tin rằng loài người sẽ cứu được những con người lầm lỗi . Nhân loại tốt, và giỏi lắm con ạ. Biết bao người đã hy sinh cả đời để tìm cách cứu loài người ra khỏi từ thảm hoạ này đến thảm hoạ khác.

– Và Thảo là một trong những con người như thế.

Anh cán bộ hộ tịch động viên gia đình đưa Ngôn đi tập trung. Ông Thi hỏi đi hỏi lại rằng tình hình an ninh ở đó có ổn không. Anh cán bộ khẳng định ở đó mới có sự cải tổ. Ông đồng ý, nói với Ngôn rằng “ Ngôn ơi, con cứ đi kiểm tra nếu xét nghiệm nước tiểu mà “ dương tính” thì mới phải tập trung.Thế là thằng Ngôn phải đi tập trung. Ngay buổi tối hôm đó, ông xuống Trung tâm. Biết ông là một nhà giáo, anh thường trực gọi Ngôn ra gặp ông. Thằng bé bị đánh. Anh thường trực giải thích rằng chúng lấy lý do ,- đủ mọi lý do để gọi là đánh nhau. Nể ông, anh chuyển Ngôn sang phòng gồm số đông là “ con cháu các cụ cả ”. Hôm sau Thảo xuông thăm chồng,vẻ mặt chồng vui tươi, thật sự yên tâm. Hàng tuần Thảo mua thêm thức ăn theo yêu cầu của phòng. Trung tâm cho các phòng tự lo nấu nướng để cải thiện sức khoẻ. Tất cả đưa cho tổ quản lý để ngăn chặn chất “ cấm”. Người ở lâu động viên người mới vào. Xoa bóp chân tay, bấm huyệt, tập y-ô-ga, tập dưỡng sinh, Chỉ sau một tháng, sức khoẻ Ngôn khác hẳn. Nước da đã nổi vân hồng hào.

Ba tháng trở về. Cả nhà ai cũng mừng. Nhưng sự đời không ai học được chữ ngờ. Buổi tối, có người đến hỏi Ngôn. Mọi người nghĩ rằng nghe tin Ngôn về, bạn bè đến chơi. Có ai ngờ đó là dấu chấm hết. Nếu đứa nào từ Trung tâm về cũng trở thành người ngoan cả thì cái tụi “khốn nạn” ấy nó làm sao sống nổi ! Ba tháng trời, một con số không tròn như vòng khăn tang. Chiều đến, lại cái mũ cát che mặt, thằng Ngôn lại lầm lũi đi, ròi nhá nhem tối trở về như một đứa mất hồn, nằm vật ra giường chìm vào cơn “ phê”.

Bác sĩ ở Trung tâm quen cô giáo ở trường Thu Thảo. Chị nói rằng qua xét nghiệm, anh Ngôn bị “Hát” rồi. Ông Hiệu trưởng biết chuyện bảo Thảo rằng nếu chồng cô bị “H” thì cô phải ra khỏi trường, vì đây là trường chuyên của thành phố.

– Nếu anh Ngôn dinh “H”. em xin ra Cát Bà, em sống với anh ấy cho đến khi anh ấy   chết,  thì em cũng ra biển.

Anh Hiệu trưởng đích thân đi cùng với Ngôn tới Phòng xét nghiệm của thành phố. Dù anh rất thông cảm hoàn cảnh Thảo, nhưng phụ huynh học sinh đã “xầm xì” từ mấy tháng nay rồi. Mặc dầu Thảo là cô giáo dạy giỏi, sống thánh thiện, nhưng một trường chuyên, yêu cầu về mọi mặt phải thật “ nghiêm” Lấy mẫu xong, Hiệu trưởng cầm giấy hẹn. Sáng hôm sau, đích thân ông đi nhận kết quả.

Phúc “ bảy mươi đời nhà thằng Ngôn”. Kết quả “âm tính”

Có một lần Ngôn bỏ đi. Hầu như suốt đêm cả nhà không ai ngủ được.Cứ chờ một tiếng động cửa. Chỉ có tiếng gió. Đêm càng khuya càng tĩnh mịch. Con Huyền Chi thấy mẹ thao thức mãi, nó hỏi:

– Vì sao mẹ chưa ngủ? Mẹ không buồn ngủ, mẹ không muốn ngủ, hay mẹ không ngủ được ?

Nghe con bé hỏi cả nhà càng thương Ngôn. Con bé chưa đến tuổi đi học mà các câu hỏi của nó khiến người lớn giật mình. Vừa thương con bé, vừa thương mẹ Thảo vừa thương thằng Ngôn. Ngày đi học, nó là đứa học giỏi. Sau này khi nó khỏe mạnh nó sẽ kèm các con nó. Bây giờ nó đi, bọn xấu cho nó ăn, cho nó thoả sức ham muốn, sau đó nó “ sai”  mang “hàng” đi chỗ này chỗ kia thì tù rũ xương là cái chắc. Ông Thi vào tận đường tầu, dò hỏi xem có ai biết thằng Ngôn “phở” nó ở đâu không ( ngày bé mỗi lần được điểm mười, bà nó thưởng cho nó bát phở. Nó thích ăn phở nên bạn bè gọi nó là thằng Ngôn “ phở”). Ông còn mua sẵn một “liều”,- dù biết đó là điều nguy hiểm,- dấu ở dèp để gặp nó thì dỗ nó về. May quá sáng sớm hôm sau, ông thấy nó ngồi ở bờ hồ, ông nhẹ nhàng dẫn nó về. Nó bảo rằng bây giờ ba mươi nghìn thì “đói”, không chịu được. Thế là từ hôm đó gia đình phải cho nó năm mươi nghìn.

Thằng Tín bị bố giam trong phòng một tuần. Chẳng hiểu ai thương nó, mở khoá cho nó. Lại mấy người thương nó cho nó tiền. Chiều đó nó đi,chiếc xích lô chở nó về nhà thì bác sĩ nói không còn cách chữa.

Thằng Ngôn  đưa tang bạn, nó nói với mẹ:

– Số phận con rồi cũng thế. Mẹ bán cái nhà này đi, chia có con mấy trăm triệu. Con sẽ làm một “liều” cho  “đã đời” rôi lao vào tầu hoả. Thế là xong! Bố mẹ có buồn cũng chỉ buồn mấy tháng.

Ông Thi nói với nó:

– Cách đây hơn năm muơi năm, nhạc sĩ thiên tài Đặng Thế Phong chết vì bệnh lao phổi. Biết mà không có cách gì cứu.Trông người nhạc sĩ ôm ngực ho rũ rượi, gia đình, bạn bè, người yêu trong thấy  người nhạc sĩ cứ yếu dần mà khoanh tay. Ngày nay lao phổi là cái gì ! Phải bình tĩnh chờ đợi, chờ đợi với niềm tin con ạ. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin. Cả nhà đang ở bên con, nhưng con cũng phải biết kiềm chế.

Mười năm! Cái giây phút con ông đặt quyết tâm đã xuất hiện. Cảm ơn các anh Công an đã tìm mọi cách ngăn chặn ngả đường dẫn đến phạm tội.

– Bốn tiết dạy là quá nhỏ con ạ. Bố có thể nghỉ hẳn cũng được rồi. Nhà trường nào nỡ kỷ luật bố.

Ông Thi nói với con như lời tâm tình:

– Có những việc người ta chỉ làm được một lần trong đời.Trong trường hợp ấy, không được để lỡ. Con phải thể hiện một nghị lực.

Người tiếp ông ở Khoa Chống độc là cô y tá trẻ. Sau khi nghe ông trình bày nguyện vọng của “ đối tượng” cũng như của gia đình, cô y tá trả lời ông:

– Thưa bác đây là chương trình thí điểm. Đầu tiên , Khoa Chống độc giải quyết cho con cháu của Khoa. Thấy có hiệu quả, Khoa tiến hành trên các con em, người nhà của Bệnh viện. Và đến nay, Bệnh viện cho phép mở rộng đến các bệnh nhân bên ngoài . Một số người từ tỉnh ngoài đên đây.  Giáo viên cấp Ba, ký sư,  rồi có cả chiến sĩ công an. Phần lớn đã trở về đi làm bình thường. Bác có tin không ?

Ông Thi có phần sốt ruột:

– Tôi từ Hải Phòng lên, muốn hỏi thủ tục xin nhập viên…

Cô y tá vẫn bình tĩnh:

– Trước hết bản thân con trai bác phải tự viết đơn.

– Vâng, việc đó em nó đã tự nguyện viết đơn đây rồi.

Cô y tá đọc đơn, trao lại cho bác Thi:

– Con trai bác mang đơn này đến Công an Phường xin xác nhận vào đấy, Công an Phường ghi cho chúng cháu số điện thoại, để bất kỳ có việc gì, Khoa gọi điện tới Phường, các anh ấy cũng có biện pháp hỗ trợ. Bác chụp cho anh ấy hai cái ảnh “bôn sáu”.

– Thế còn viện phí thì như thế nào ?

– Mỗi người ở một phòng riêng, đầy đủ tiện nghi trong mười ngày. Các bác đóng ba triệu đồng, cộng với ba triệu tiền thuốc nữa. Tuỳ tình trạng sức khoẻ của con bác, các bác sĩ cho thêm thuốc bổ sung.

Cả ngày thứ sáu gia đình lo giấy tờ. Thằng Ngôn nói răng, ngày thứ hai cho nó lên bệnh viện để nó tận mắt được thấy cơ sở giải quyết việc của nó. Thu Thảo khôn ngoan nói rằng thời gian cả nhà chờ đợi là khó. Bởi vây, thứ hai chuẩn bị tinh thần xin nhập viện . Toàn bộ thủ tục Thảo sẽ mang lên sau.

Vào bệnh viện, lúc đó là mười giờ. Y tá đưa cho Ngôn hai tờ giấy:

– Anh làm xét nghiệm “H”, và con tờ này anh làm xét nghiệm gan. Bệnh viện không nhận chữa bệnh nhân nhiễm “Hát”. Còn nếu viêm gan, thì phải chữa gan trước.

Trông thằng Ngôn cầm hai tờ giấy đi về phòng xét nghiệm, ông Thi tần ngần đứng nhìn nó như một đứa trẻ. Nó nói với ông rằng chưa bao giờ nó dùng kim đã dùng rồi, nhưng mấy lần bị đuổi nó vấp phải kim ở đường tầu. Một trong hai kết quả là “dương tính” thì bầu trời này xụp đổ dưới chân ông. Ông phải gọi điện vè Hải Phòng báo tin cho gia đình hay. Ở nhà nói rằng mọi thủ tục đã chuẩn bị xong. Nhưng khi nghe tin Ngôn đi xét nghiệm thì cả nhà không ai ăn cơm được nữa. Kể cả hai đữa bé  Huyền Diệu, Huyền Chi,

Nửa giờ sau, thằng Ngôn đưa cho ông hai tờ giấy, tất cả đều “âm tính”. Ông nghẹn ngào không nói nên lời gọi điện ngay  về Hải Phòng, gấp rút mang giấy tờ , và “các thứ” lên Hà Nội ngay cho kịp nhập viện, và nhớ mang hai liều thuốc dự phòng.

Bốn giờ kém mười lăm phút, Thu Thảo đã có mặt ở bệnh viện, vừa kịp làm thủ tục. Thu Thảo chuẩn bị được sáu triệu, số tiền phải nộp tổng cộng là tám triệu. Ông Thi vốn là người lo xa, trước khi đi ông đã rút mười triệu tiền tiết kiệm.

Thăng Ngôn nhận phòng số 5, vội vã vào nhà vệ sinh dùng liều thuốc cuối cùng, bước vào cuộc “chiến đâu”. Căn phòng chừng sáu mét vuông,có giường đệm, có điều hoà, có lavabô, có tủ đựng vật dụng, hoa quả.Đặc biệt phía trên giường nằm, màn hinh hiện lên các dấu hiệu .

Bắt đầu, Ngôn được truyền dịch. Màn hình hiện những đường  biểu diễn…

Đêm đầu tiên, Thu Thảo ở lại săn sóc chồng. Sáng hôm sau, ông Thi vào sớm. Nhìn chiếc ghế bị gãy, ông đoán chừng sự việc xảy ra.

– Đem qua anh Ngôn vật vã vùng vãy đòi về. Các bác sĩ đã biết từ trước đến hỗ trợ, và chắc là bổ sung thuốc an thần. đến giờ, anh đã dịu, ngủ được. Phương pháp điều trị của bệnh viện là truyền dich để khử độc, đồng thời bổ sung các loại thuốc an thần, thuốc bổ. Bệnh nhân cứ nằm yên trên giường từ hai đến ba ngày.

Bác sĩ Dũng vào thăm:

– Gia đình phải có người chăm nom hai muơi tư trên hai muơi tư giờ. Không được thuê người chăm sóc. Họ đưa chất “độc” vào là bệnh viện đuổi về đấy.

– Thưa bác sĩ, gia đình chúng tôi đã huy động con cháu xin nghỉ phép muời ngày để túc trực ở đây.

Ngôn nằm trên giường, thỉnh thoảng dậy đi vệ sinh, lại tiếp tục ngủ. Ông Thi túc trực hầu như không lúc nào vắng mặt. Bác sĩ y tá khuyên ông cứ đi nghỉ để dành sức cho mấy ngày cuối. Nhưng ông vắng mặt làm sao được. Cả niềm hy vọng của gia đình, của dòng họ nằm ở đây, ở giai đoạn này. Chỉ có mười ngày. Hoặc lầ ông “có”, hoặc là ông “trắng tay”. Thu Thảo phải để nó về Hải Phòng dạy học. Vợ ông nghỉ hưu rồi, cứ ở đây thôi. Bệnh viện chỉ cho phép một người nhà ở trong phòng, thì ông ra hành lang ông trò chuyện với người nhà các  bệnh nhân khác. Hai đứa con kết nghĩa cũng luân phiên nhau, nhưng ông không để nó trực đêm. Trực đến mười một giờ, ông cho về. Người xưa đã nói: Con thuyền chỉ cần một lỗ thủng là không vượt biển được. Không để xảy ra một lỗ thủng nào .

Sáng thứ năm, cô y tá báo tin quan trọng: Trong người Ngôn, không còn chất độc. Và câu tiếp theo: “ Nếu bây giờ thử nước tiểu  mà “dương tinh” là bệnh viện cho về”.

Có mấy  chị cứ lượn lờ hỏi xem gia đình có cần người trông nom, họ sẵn sàng giúp chu đáo như người nhà từ “A đến Z”. Ông  vui vẻ cảm ơn, nhưng thẳng thừng từ chối để họ không “ quấy rầy”.

Sau ngày thứ năm, thuốc hỗ trợ giảm dần. thằng Ngôn bắt đầu thấy bứt rứt. Nó đòi ăn nem cuốn, nó thèm ăn cháo lòng, nó thèm ăn phở…Nó đòi thức gì, mẹ nó cũng mua được ngay, nhưng nó chẳng ăn gì cả. Nó chỉ xều xều  đôi đũa rồì lắc đầu.

Đến tầm  tan ca ngày thứ tám, nó nói với bà Thi:

– Mẹ ơi, người con bồn chồn lắm. Chân tay, đầu gối, các ngón tay chỉ muốn rời rụng. Mẹ thu xếp cho con về Hải Phòng.

Ông Thi hiểu đây là ranh giới của cái “ được” hay là  cái “mất” đối với thằng Ngôn. Và ngót mười ngày ở đây, giờ phút “quyết liệt” cần một bản lĩnh của ông. Ông gặp bác sĩ  Dũng, bác sĩ trực đêm nay xin sự giúp đỡ.

– Bác cứ yên tâm. Đây là giờ phút quyết định. Chúng tôi biết trước rồi.

Bác sĩ Dũng cùng cô y tá trực bước vào, động viên:

– Nghị lực và bản lĩnh của em cần ở giây phút này đây. Bệnh viên đã chuẩn bị sự hỗ trợ cho em đến hôm nay, còn bây giờ là nhiệm vụ của em, là nghị lực của em.

– Em không chịu nổi bác sĩ ơi. Tất cả chân tay, đầu gối, ngón tay nó đều rời hết ra rồi. Vừa nói nước mắt nó chảy ra, nó khóc thành tiếng, nằng nặc đồi về.

Giọng nó nghe thật là thảm thương:

– Mẹ ơi, con xin mẹ hai trăm, đúng hai trăm nghìn, con chỉ xin mẹ, con chỉ phiền mẹ một lần thôi, con hứa là thôi không bao giờ xin mẹ nữa.

Bà Thi nghẹn ngào,ứa nước mắt nhìn con.

Bác sĩ Dũng nắm tay nó, nói như cả với ông bà Thi::

– Ngôn ạ, ở bệnh viện này, thuốc gì bọn anh cũng có đủ. Nếu đêm nay   anh vẫn không giúp em vượt qua cơn bứt rứt, đúng sáng mai, anh ký giấy cho em về Hải Phòng.

Nói xong, ông trực tiếp đo huyết áp, tự đếm nhịp tim, đôi mắt trìu mến nhìn nó, giọng âu yếm:

– Em đã từng đá bóng nhỉ, ngực em đẹp lắm, đùi em đẹp lăm.Đôi mắt chắc hồi xưa phải tinh lắm.Ông cười, thế mới đá bóng được chứ nhỉ.Ông quay sang y tá  , giọng thản nhiên: Chị Thuỷ tiêm cho Ngôn nửa ông an thần.

Tiêm thuốc rồi, chỉ dịu được một lúc, Ngôn vẫn rên rỉ : Mẹ ơi, mẹ cho con hai trăm. Con chỉ xin mẹ một lần này thôi, một lần cuối cùng này thôi…Con không thể nào chịu được…Mẹ đưa cái quần cho con…

Chín giờ, bác sĩ Dũng trở lại, vẫn thấy thằng Ngôn đập chân đập tay vào giường, vào thành giương. Ông Thi xoa bóp bắp chân,, ông bóp cánh tay cho nó, ông day hai thái dương  cho nó.

Bác sĩ đo huyết áp, đo nhịp tim, ông quyết định: Chị Thuỷ tiêm tiếp nửa ống.

Mười giờ đêm, thằng Ngôn vẫn vật vã. Làm thế nào đây. Có lẽ nào xin cho nó về. Ông gặp cô y tá, đề nghị cô báo cáo với bác sĩ  Dũng. Ông bắt đầu bối rối. Thật kinh khủng. Cái chất độc ấy nó huỷ hoại thần kinh con người thật khủng khiếp.

Bác  sĩ Dũng vẫn điềm tĩnh, nói với nó như tâm tình:

– Em đa bóng vị trí nào ? Trung phng hay trung vệ ?

Mắt thằng Ngôn nhìn bác sĩ lạ lùng.

– Em  đá trung phong.

– Em có bị trung vệ đội bạn “đánh” bao giờ không ?

– Trận nào cũng bị “đánh”.

– Em vẫn tiếp tục tấn công  hay em “rát”.

– Cứ phải lao lên để ghi bàn chứ.

– Cuộc sống cũng phải vậy em ạ… Em có rút lui không?

– Nhưng nó bứt rứt quá. Các khớp xương nó muốn rụng ra. Cái đầu em nó nặng như cái cối đá. Bác sĩ cho em về, tha lỗi cho em.

Bác sĩ Dũng nghiêm nét mặt nhìn Ngôn. Ông đo huyết áp, ông đếm nhịp tim, ông truyền y lệnh: Chỉ Thuỷ tiêm tiếp nửa ông nữa.

– Đã tiêm đủ một ống thuốc rồi. Thuỷ ngước mắt nhìn lo lắng.

Bác sĩ  Dũng nhắc lại:

– Tiêm tiếp một nửa ống nữa.

Năm phút sau Ngôn bắt đầu ngủ. Ông Thi tắt đèn, khép cửa, bảo vợ về nhà trọ. Ông cũng muốn rải tấm ni lông xuống nền nhà nằm ngủ.

Y tá Thuỷ vội vã bước tới, giọng rành rọt:

– Bác phải mở cửa ra, và bật đèn sáng lên để tôi theo dõi. Bác sĩ đã dùng phương pháp hạ huyết áp, tim bệnh nhân có thể đột ngột ngừng đập.

Y tá vừa ra khỏi phòng, bà Thi nắm tay chồng, giọng thổn thức:

– Ông ơi, ông dẫn nó lên đây, nó bước lon xon như đứa trẻ, tin tưởng ở ông, ở bệnh viện. Bây giờ, nó “mệnh hệ” nào, ông mang cái xác con về , tôi còn sống làm sao được.

Ông Thi quắc mắt:

– Bà ra khỏi đây ngay. Bà làm rối lên thì được cái ích gì. Bà về nhà nghỉ đi.

Bà Thi nghe chồng, bà bước từng bước nặng nề ra khỏi phòng số 5. Ông Thi không còn bụng dạ nào nghĩ đến chuyện đi ngủ nữa. “ Đột ngột tim ngừng đập”… Tiếng cô y tá cứ vọng bên tai…Ừ, trường hợp ấy xảy ra thì ông làm thế nao?… Nó nghe ông lên đây, bảo gì nó cũng phải nghe. Đi xét nghiệm , nó phải nghe. Y tá lấy mẫu nước tiểu, nó vâng theo. Bác sĩ bảo truyền dịch, tay nó cột chặt vào tấm gỗ, suốt bốn, năm ngày liền, nó đều ngoan ngoãn như đứa trẻ. Cả nhà hy vọng, chờ nó trở về…Bây giờ…“đột ngột tim ngừng đập”… người nó cứng ra… Nó không còn “ mẹ ơi cho con hai trăm” nữa… Ông rùng mình không dám nghĩ tiếp.

Mười một giờ đêm, bác sĩ Dũng đến thăm. Ngôn đang đứng run rẩy bên thành giường đi tiểu.Ông Thi đỡ nó chỉ chực ngã. Bác sĩ Dũng nắm tay nó, đỡ nó nằm xuống giường. Ông nói ngắn gọn:

– Thế là ổn rồi. Có y tá trực ngoài kia theo dõi, bác có thể ngủ một chút.

Cả đêm ông Thi không ngủ. Chốc chốc , ông lại nhìn ngực thằng Ngôn. Lại nhìn đường nhấp nháy trên màn hình, chốc chốc ông lại xờ tay nó, nhìn đôi môi nó có thở nhịp nhàng không. Ngày mới đẻ, mẹ nó phải mổ, khâu mười ba mũi, hai ngày nó không đi đái, ông bón cho nó từng thìa sữa. Đến lúc một dòng nước từ cái “mấu tre” vọt cong qua giường, ông đưa hai tay hứng dòng nước trong veo ấy, mừng nó sông cuộc đời bình yên. Bây giờ ông cũng đang sống trong giây phút hồi hộp ấy, mong nó sống cuộc đời yên lành.

Bác sĩ Dũng trước khi giao ca, đến Phòng số 5. Thằng Ngôn đã ngồi dậy, lưng tựa vào thành giường. Bác sĩ dịu dàng nói:

– Bệnh viện chỉ có thể hỗ trợ em đến đây. Bây giờ là nghị lực của em. Đêm hôm qua, em không đủ sức để thắng sụ yếu đuối, nhưng bây giờ, em đã qua chặng thử thách rồi, cũng giống như khi đá bóng ấy, phải tấn công. Muốn thắng. phải tấn công. Có đúng không ? Em ở đây hôm nay, bệnh viện cho dùng thuốc trợ lực… chiều mai, em xuất viện. Từ ngày kia, hàng ngày đến đây uống một viên thuốc hỗ trợ. Ba tháng liền, em không được đi đâu một mình.

Mười năm rồi, Ngôn đã sống cuộc đời của một con người tự do. Mỗi khi kể cho bạn bè nghe chặng đường đã qua , nó không quên cái đêm kinh hoàng trong bệnh viện. Người nó rũ ra như tầu lá chuối úa. Lúc đó khao khát nhất của nó là lao nhanh ra khỏi bệnh viện…

Không bao giờ em quên bác sĩ Dũng.

                                                               Hải Phòng ngày 28 tháng 7 năm 2014

V.H.L

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder