Chuyện tình người điên kì 33 – Tiểu thuyết của Nguyễn Hiếu

Chương 7

Hoàng đế vạn tuế, hoàng đế vạn vạn tuế.

Tiếng hô của trăm họ ran lên trùng điệp như tiếng cánh của lớp lớp bầy chim hàng vạn, hàng triệu con bị động lần lượt theo nhau bay lên… Vua Biđa từ từ bước ra khán đài dành riêng cho ngài, mặt rồng cố làm vẻ rạng rỡ – đêm qua Hồng Tước đã nhắc rồi – thiên tử bây giờ vừa là mẹ, vừa là cha trăm họ. Thiên hạ đang thái bình, hát ca, không có lẽ nào, mặt vua lại rầu rĩ làm cho bốn phương u ám. Đêm qua vua rầu rĩ nói qua hoi thở vào vành tai nhỏ của Hồng Tước:

  • Trẫm nhớ công chúa quá, không biết bây giờ công chúa ở đâu.

Hồng Tước choàng đôi tay mát rợn ôm lấy cổ ram ráp vì tuổi già của vua an ủi:

  • Bệ hạ cứ yên tâm, rồi công chúa sẽ về, tiện thiếp nghĩ như vậy, vì chẳng có người con gái nào chết trong ái tình đâu, còn say mê họ còn bám vào nhau, như thiếp với bệ hạ ấy, khi nào chán chê, thì khắc rời thôi.
  • Thế khanh có bao giờ nhàm chán trầm không?
  • Bệ hạ đừng nói vậy, tiện thiếp là hạng tôi đòi không khi nào dám.
  • 0, sao trầm nhìn thấy ái khanh cười với tướng Quýt.
  • 0, à, lúc đó là thiếp nói rằng, nếu tướng Quýt có thêm hàm râu của bệ hạ thì xứng đáng với bệ hạ hơn.
  • Thế ư? Ái khanh tìm đâu ra những lòi vàng ngọc lọt tai thế?

Nghĩ lại những lời đêm qua, nhưng khi ra trước thiên hạ, thoáng nhìn thấy những thiếu nữ xấp xỉ tuổi công chúa, vua Biđa vẫn chạnh buồn. Ngài cố dìm nỗi nhớ công chúa trong tiến tung hô của trăm họ vẫn không được, bởi vì vua đã quá quen những lời chúc tụng, tán thưởng. Ngài chợt nhớ ra điều gì, ngài quay lại hỏi tân lễ nghi đại thần Tinô, nguyên là quan kiến lăng sử thay Bá Thông sau khi Bá Thông bị giết, bị bêu đầu trên cọc để phủ dụ an dân, nguyên Đốc công đổng lý, sau khi lăng vua xây xong, quan Kiến lăng sử lại được vua ban thưởng công trạng cho thăng một trật quan.

  • Hôm nay là đại hội gì?
  • Tâu bệ hạ, hôm nay là đại hội những người có từ năm con trai trở lên.
  • Trẫm nhớ ra rồi. Năm con trai, chỉ có trầm là không thể…
  • Tâu bệ hạ – quan Lẻ nghi biết vua sắp nghĩ đến phận mình, tâu luôn: sau đại hội này, thần sẽ cho vời về triều những người chưa bao giờ đến kinh thành lần nào. Sau đó đến đại hội những người lính già đã từng theo vua.
  • 0, này, thế sao không có hội nghị mời các lão thần đi theo ta từ thuở hàn vi.
  • Tâu bệ hạ, thần đã tính đến hội nghị này đầu tiên, trước cả các hội nghị nam phụ lão, ấu nhưng tra lại các danh thần, thì còn lại quá ít, may ra chỉ còn ngự sử Liđa.
  • Sao thế nhỉ? Quan ngự sử đâu?
  • Tâu bệ hạ, có khanh đây.
  • Đọc cho ta nghe những điều khanh chép gần đây xem nào.
  • Phụng mệnh! “Vào năm thứ 14 lịch triều của vua Biđa, sau khi hoàn thành lăng Cẩm Sa dành cho vua khi quy tiên, thiên hạ thái bình, nên vua liên miên cho mở các hội nghị. Tính theo thứ tự từ hội nghị những kẻ có công dựng lăng, hội nghị đàn ông khỏe mạnh, đủ sức cử được đỉnh một trăm thăng, đến hội nghị đàn bà đẹp có vòng

đo eo lưng ba tấc… cho đến hội nghị…

  • Này, khanh bỏ chữ “liên miên” đi, mà ghi chữ “liên tiếp”.
  • Phụng mệnh
  • Đọc tiếp.
  • Các hội nghị đều mỹ mãn vì chi phí của ngân quỹ được phép vua rất hào phóng.
  • Cái gì thế kia?

Vua Biđa chợt khoát tay khi thấy đám đông hàng ngũ đang chỉnh tề bỗng nhiên xộc xệch hẳn, trán rồng nhăn lại.

  • Lộn xộn quá, mất uy nghiêm đi. Sao thế?
  • Tâu bệ hạ, quan quân vừa bắt được một thằng ăn cắp, lúc nó bỏ chạy, nó đã đâm chết một thằng lính.
  • Nó phạm ba tội tày trời, giải nó lên đây cho ta – Vua Biđa cáu giận đến nỗi ngài rút ngay thanh kiếm của tướng Quýt đang quỳ tâu trước mặt, tay lăm lăm gươm, ngài chờ kẻ tội phạm đang được đưa lên theo lệnh ngài.

-Tâu bệ hạ, có lẽ…

  • Sao? – Vua Biđa giật giọng hỏi.
  • Thần nghĩ chả lẽ lại đưa nó lên khán đài này cùng với bệ hạ
  • quan Lễ nghi sáng suốt.
  • Không sao. Thế chả nhẽ khanh để trầm phải xuống dưói chỗ trăm họ đang nhốn nháo kia để tra hỏi kẻ nghịch thần ư?
  • Tâu bệ hạ, theo thần, việc này bệ hạ nên sai các quan.
  • Trẫm hiểu, nhưng trầm muốn trực tiếp biết rõ kẻ phạm tội đó, vì lẽ gì mà phá ngày vui này, vì lẽ gì gây rối triều đại, thiên hạ của ta. Về việc này, ngự sử Liđa nên hiểu ý ta mà chép, coi đó như tấm gương để các triều sau noi vào.
  • Tâu bệ hạ, thần đã khởi bút: “Vua Biđa trong ngày lễ tề tựu các nhà có từ năm con trai trở lên, đã có một cử chỉ cực kỳ anh minh, sáng suốt là vua tự mình tra hỏi một kẻ ăn cắp và giết người”.
  • Khanh xứng đáng là một ngự sử thông thái, ngọn bút của khanh chuẩn xác lắm. Thằng phạm tội kia rồi, nghe kỹ lời trầm mà ghi rõ nghe.
  • Phụng mệnh. Ngự sử Liđa cúi đầu.

N.H

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder