
Chương bôn
Hôm sau người ta tìm cách tách hai cặp môi đó, để cho xác công chúa riêng biệt, xứng đáng với địa vị của nàng. “Với những lễ nghi cực kỳ sang trọng” như lời của Lẻ nghi đại thần Tinô đã tâu trước vua Biđa. Công việc mới đầu tưởng đơn giản, vì chỉ cần nhấc đầu vệ sĩ Ly Tri ra, băm nát rồi vứt xuống sông hoặc tung ra cho quạ rỉa. Không ngờ, môi của vệ sĩ Ly Tri không tài nào dứt ra ra khỏi môi công chúa, dường như hai cái đó sinh ra để gắn vào nhau. Sau đó, chuẩn y lời tâu của đại thần Tinô, vua Biđa đã cử tướng Quýt đảm nhận trọng mệnh. Tướng Quýt thân chinh cưỡi một con ngựa, liền sau là một con voi, đi theo cùng là mỗi cặp 3 voi, ba ngựa, nhưng sức của 6 ngựa, 6 voi cũng không tài nào dứt đôi được hai cái đầu đó. Cực chẳng đã, Lễ nghi đại thần phải cho làm đại tang công chúa Bana – con duy nhất của vua Biđa hùng dũng – cùng chiếc đầu dính chặt vào môi công chúa. Quan và dân Ti Thu bất kể ai chứng kiến được hình hài công chúa khi khâm liệm để đưa vào quan tài vàng cũng tái nhợt mặt khi nghĩ đến sự đam mê ghê gớm của trai gái. Có lẽ vì chuyện này nên tục truyền lại, từ đó bất kỳ ở dân tộc nào trong tình yêu, người con trai cũng đấu môi mình với môi người con gái mình yêu, đến thời chúng ta, sự đấu môi đó được gọi là hôn.
Lẻ nghi đại thần Tinô quyết đền đáp ơn vua và cũng để cho vua và bá quan trong triều thấy rõ tài năng của mình, ngài đã vô tình biến lễ tang của công chúa Bana thành ngày hội. Mặc dù biểu tượng màu đen của những lá phướn, những dải băng cùng những vẻ mặt của cả đoàn đàn bà, đàn ông khóc thuê, vật vã, lăn lộn đi sau linh cữu công chúa, nhưng vẫn không giấu được những màu sắc sáng rực từ chiếc quan tài vàng, đến những lá cờ các mầu phần phật bay trong gió. Và những vòng hoa trắng sáng trong ánh nắng. Đoàn người kể lể sự nghiệp của công chúa khi sinh thời. Trăm họ thì để lộ ra sự tò mò qua những khuôn mặt nghếch cao và những cặp mắt mở to. Lẻ nghi đại thần Tinô đội chiếc mũ bù đài đen, vận bộ phục tang may bằng lụa sa tanh sẫm, cưỡi trên mình ngựa ô, con người u ám đó nổi bật vì dẫn đầu hai trăm chiếc kiệu vàng có để chân dung và những đồ vật dùng khi sinh thời của công chúa. Còn con ngựa cái trắng của công chúa, ngay đêm nàng tạ thế đã đứt ruột chết trong tàu, một lúc sau con ngựa hồng của vệ sĩ Ly Tri từ đâu nhảy qua cửa tàu vào ngả đầu trên lưng ngựa cái tắt thở. Mới đầu chỉ xác ngựa trắng được đặt trong quan tài, còn xác con ngựa hồng thì định thả trôi sông, sau hàng trăm quân lính khoẻ mạnh không nhấc nổi quan tài trắng để khiêng sau linh cữu công chúa, nó dường như mọc rễ không chịu đi. Cuối cùng nghe lời sử gia Li Đa, ngựa hồng được bỏ vào quan tài để song song với quan tài ngựa trắng thì chỉ cần bốn người nhấc nhẹ nhàng. Cả đám tang lúc đó mới chuyển động. Vua Biđa ngồi kiệu vàng đầu tiên định đưa con đến noi an nghỉ vĩnh hằng. Nhưng kiệu vua vừa nhấc lên theo sau xe linh cữu công chúa thì hương trên quan tài nàng bốc cháy. Quan hộ tống hai bên xe tang ra sức dập tắt. Lẻ nghi đại thần dặn mọi người đừng cho vua biết sợ ngài buồn. Lửa tắt được một lúc, lại bùng lên, sử gia Li Đa đành tâu vua sự thể, vua cúi xuống hỏi lại:
- Sao lại thế?
Rồi vua ngẩng lên suy nghĩ, khi hiểu ra ngài ra lệnh cho kiệu vàng quay về cung, đến noi vua cho gọi Hồng Tước lại, giọng ngài nức nở, nước mắt ướt đẫm chòm râu lờ phờ.
- Khanh biết không? Trẫm là vua, thế mà trầm không biết gì, không bằng một người bố bình thường. Quá nửa đời, trên mình ngựa, ta quên hết tất cả, ngay cả tập tục thông thường nhất, thế mà ta lại là người trị dân.
Hồng Tước vuốt ve an ủi vua:
- Không. Bệ hạ vẫn là người anh minh nhất, chỉ vì nỗi đau buồn quá to lớn đa che mờ mắt bệ hạ, làm bệ hạ sai lạc.
Vua Biđa nhìn quanh, rồi ngả người vào lòng Hồng Tước.
- Đừng nói cho ai biết. Đến bây giờ trầm nhận ra, trầm là kẻ ngốc nhất. Khanh hiểu không, kẻ ngốc nhất, và lại dữ tợn, bạc bẽo nhất.
- Tâu bệ hạ, bệ hạ, đừng nghĩ thế, tiện thiếp sẽ có cách để bệ hạ vừa giải khuây, vừa biết rằng ở xứ sở Ti Thu này bệ hạ vẫn xứng đáng làm vua vì nhiều kẻ trong thiên hạ còn ngốc hon, hung dữ hon nhiều.
- Ha, ha – vua Biđa ngẩng đầu dậy, bật cưòi. Hàm răng già trắng nhởn nhe ra, tạc một bóng dáng của cái chết đang đến.
(1) Đểu, cáng từ cổ chỉ những người khiêng cáng, khiêng kiệu cho nhà quan.
N.H