Chương năm
Ở xứ sở Ti Thu chẳng có gì quan trọng bằng việc triều đình lâm triều nghị sự. Từ vua đến quan đến dân đen trăm họ đều cho rằng mọi sự có thể quyết định được bằng bàn luận và chiếu chỉ vua ban. Một con gà bị mất cắp, vua còn phải mời văn võ bá quan bàn định, vì con gà lúc đó không phải con gà, mà là nền thịnh trị của quốc gia Ti Thu. Con gà bị ăn thịt còn thế, huống hồ việc công chúa Bana ăn mặc như kẻ du đãng đi lang thang ngoài đường. Công chúa lại can thiệp vào việc bắt một kẻ liều lĩnh dám động chạm đến quyền lực quan quân. Tổng lãnh binh Bang Vu sau khi bị công chúa giễu cợt trước ba quân và lũ trẻ lấy làm giận lắm. Từ trước đến nay, y tự nhận là một thanh gươm, một ngọn giáo, một lưỡi dao trong tay vua. Vua bảo chém, bảo gạt là y hạ xuống, y không thích suy nghĩ. Việc đó dành cho bọn quan văn dài quần lụng thụng, thông lầu sách vở. Việc y là cơ bắp… là 18 ban võ nghệ, là vó ngựa và bóng cờ, ngù vai… Nhưng hôm nay y uất lắm. Công chúa chê bai cái mũi của y. Tức thật, công chúa dám giật khỏi tay y kẻ tội phạm y đang nắm giữ, công chúa dám khinh nhờn y, coi y như kẻ yếu ớt, đớn hèn hơn cả thằng mạt hạng Ly Tri. Y cáu giận và ghen tức. Yi thế y phải làm tờ khải tâu lên vua. Chữ y ít quá không đủ để diễn giải, vì vậy y phải mang một hũ rượu đến Lẻ nghi đại thần định nhờ ông này soạn một bài
thật dài, thật tỉ mỉ.
Quan lãnh binh đâu có ngờ, sự nhờ vả và ý định tâu trình vua đó lại rất phù hợp với Lẻ nghi đại thần. Mấy đêm nay, hình như từ đêm thị tỳ Hồng Tước xà vào lòng lão đại thần, ngài như kẻ chợt hiểu sự chung đụng giữa giống đực và giống cái còn thiêng liêng hon, thích thú hơn cả chữ và nghĩa thánh hiền. Ngài ăn khỏe hơn, uống nhiều hơn, ngài hỏi quan ngự y về các vị thuốc làm một ông già có thể trẻ ra, khỏe lên, dai sức. Lẻ nghi đại thần công phu như vậy để khả dĩ đáp ứng được Hồng Tước nồng nàn, Hồng Tước say mê. “Cặp đùi con bé nóng hổi, đôi tay tròn lẳn, bộ ngực đầy ụ mềm mại…” Thế là, cứ đêm đến là ngài rình, chờ, ngày ngài cứ đợi dịp gặp con thị tỳ để nhắc nó. Mấy hôm công chúa Bana cũng không đến nghe giảng sách thành ra con Hồng Tước… Mãi sau, ngài mới phát hiện ra, công chúa đã cùng con Hồng Tước hóa trang đi tìm thằng Ly Tri. A, láo thật, thì ra vì Hồng Tước mà công chúa hư hỏng, hay vì công chúa hư hỏng mà Hồng Tước không đến với ngài. Lễ nghi đại thần uất lắm, cáu lắm, ghen lắm, vì vậy khi bắt gặp được cơn bực, cơn lôi đình, và con ghen của Tổng lãnh binh, thì ngọn bút của thầy Cắm mhoạt làm sao, văn của ngài mới có hồn đến thế nào, khác chi khúc Ly tao của Tam lư đại phu đau vì nước Sở mà viết ra. Vua đọc tờ khải tổng lãnh binh dâng lên, tờ khải viết khéo đến độ vua giận thằng Ly Tri liều lĩnh, cả gan dám phá phách, chống đối binh lính của triều đình. Tờ khải làm râu thiên tử run lên. Vua mời văn võ bá quan lâm triều, nhìn khắp lượt hai hàng đại thần, vua Biđa phán:
- Ta suốt đời lo nghĩ vì triều chính, lo từng bữa ăn, cái áo cho dân, ta làm gì cũng bởi cái đích an hòa, thịnh trị trong thiên hạ, thế mà, các khanh, trong số các khanh, có kẻ cố tình lấy bàn tay nhỏ che ánh nhật nguyệt của ta.
Một nửa đại thần bước ra cúi gập ngưòi xuống đồng thanh:
- Bệ hạ là vầng mặt trời đỏ rực, lẽ nào chúng thần dám thế, bệ hạ như khí trời, trăm họ đều cậy trông.
- Biết trầm là như vậy mà các khanh còn làm phiền trầm.
Một nửa võ quan để tay vào đốc kiếm xếp hàng trước bệ rồng bá ứng:
- Chúng thần nguyện da ngựa bọc thây, xác thịt này xin làm bùn, làm đất cho đại nghiệp của thiên tử.
Tiếng tung hô vừa dứt, đại tướng Vu Gia đứng phắt dậy, hai tay chắp vào nhau.
- Tâu bệ hạ, vì lẽ gì mà tể tướng Than Nga phải đeo biển đi diễu khắp kinh thành.
Nghe Vu Gia đại tướng hỏi, vua Biđa hoi quay mặt vào trướng rồng húng hắng ho khan. Trong khi đó giọng Vu Gia vẫn sang sảng:
- Một lũ trẻ con nghịch ngợm láo lếu sỉ nhục lão đại thần công lao bậc nhất triều đình.
- Thôi, khanh không phải nói, trầm biết, trầm biết hoi muộn, vì hôm đó trầm phải đi kinh lược ở… À, mà này, ngay cả khanh cũng bắt đầu mắc thói kể lể công lao đó…
- Tất cả đều do ân đức sáng lòa của thiên tử!
Tiếng hò lao xao phụ họa lời vua.
- Trẫm biết tể tướng Than Nga, rồi cả thầy Khuyên, đã gieo rắc vào đầu dân chúng những điều phản loạn. Xứ sở ta đang thịnh trị, lòng dân ly tán là không được. Âu việc đó cũng do ý trời, tâm dân, lũ con trẻ phải không? 0, con trẻ là sạch sẽ, là thánh thiện, chúng làm việc gì là việc đó đúng.
- Tâu bệ hạ, nếu vậy thì loạn hết, loạn hết.
- Khanh không tin ta sao? – Vua cau mày ngả trên ngai vàng.
Tổng lãnh binh Bang Vu thấy vua Biđa không đả động đến sự việc của mình, bèn dập đầu khẩn tâu:
- Tâu thiên tử, còn việc của kẻ hạ thần.
- Được, trầm biết rồi, lại thằng Ly Tri hả?
Đại tướng Vu Gia đang muốn để vua hiểu.
- Tâu bệ hạ, việc này có dính dáng đến cả công chúa Bana.
- Kìa khanh, công chúa là con ta.
- Hạ thần trộm nghĩ, phép nước, luật vua không vị nể ai.
-Ta chỉ mình nó là con, thôi được, công chúa còn nhỏ dại. còn Ly Tri, quan Tổng lãnh binh?
-Dạ.
- Điều ngay một nghìn tinh binh truy lùng bằng được thằng nghịch đạo đó, chém chết mang đầu về đây.
Vừa lúc đó, từ sau trướng rồng công chúa bước ra, chiếc áo đỏ rực của nàng làm nàng như đám cháy. Nàng ôm lấy tay vua:
- Phụ vương oi, chàng làm gì có tội.
- Sao? – Mày rồng chau lại.
Hồng Tước theo sau công chúa. Ả vận chiếc áo xanh biếc thêu những vệt kim tuyến óng ánh. Ả đảo mắt qua Lẻ nghi đại thần, vừa cúi người định tâu trình, ánh mắt ả dừng lại khi bắt gặp ánh mắt vua:
- Tâu trình bệ hạ, công chúa Bana không được khỏe.
- Thế hả. Vậy thì bãi triều đã. – Vua hạ hốt ngọc xuống, nhổm mông đứng lên một cách nhanh nhẹn không ngờ.
N.H