Chuyện tình người điên – Tiểu thuyết của Nguyễn Hiếu – Kì 22

Chương năm

Thấy đám quan quân đuổi sắp tói noi. Tráng sĩ thứ nhất trong hai tốp ngưòi – chẳng phải ai xa lạ, là chủ tớ công chúa Bana và thị tì Hồng Tước nói to:

  • Công chúa cứ bám sát lấy chàng, còn em rẽ sang đường khác để đánh lừa chúng.

Công chúa Bana hiểu ý phóng vụt lên. Hồng Tước đợi công chúa khi khuất, mới vỗ ngực chạy sang hướng khác. Quả nhiên toán quân lính đuổi theo. Thị tì Hồng Tước cố tình cho ngựa chạy chậm lại, nên chẳng bao lâu, Hồng Tước bị đuổi kịp, viên tướng dẫn đầu toán lính tiến sát ngựa lại, định lấy mũi giáo chọc ngã Hồng Tước để quân lính trói lại. Bỗng y ồ lên một tiếng rồi cho ngựa lùi ra, hoi giật giọng, y hỏi:

  • Công chúa đâu?
  • Cứ đưa tiện thiếp về gặp thiên tử đã, còn công chúa, khó kịp

nàng lắm.

Viên tướng trẻ có vẻ lo lắng khi chỉ dẫn được một mình Hồng Tước đến trước mặt vua… Thiên tử đang ngồi trầm ngâm trên bệ rồng, tay vua quắp chặt như muốn bóp vụn chiếc hốt ngọc mới tiện. Vừa nhìn thấy Hồng Tước, vua Biđa nhổm hẳn người lên giọng âm u:

  • Con gái ta đâu?

Hồng Tước và viên tướng quỳ trước mặt vua. Vua Biđa phẩy tay ra lệnh cho viên tướng lui ra. Ngài gầm to một lần nữa, thị tì Hồng Tước đưa mắt nhìn quanh, thấy chỉ còn lại mình vua, nàng lết lại gần, đặt tay mình lên ngực vua. Hồng Tước rủ rỉ:

  • Bệ hạ đừng lo, khuôn mặt của bệ hạ là mặt tròi của thiên hạ. Tiện thiếp mong vầng thái dương lúc nào cũng rạng rỡ. Không có làn khói đen hay đám mây mờ nào che phủ được.
  • Nhưng con ta đâu? Nàng đưa nó đi đâu rồi?
  • Tâu bệ hạ, tiện thiếp chỉ là một thị tì hèn hạ trong tay công chúa. Nàng sai gì, tiện thiếp phải nghe, cũng như ý của bệ hạ đối với tiện thiếp, là điều sinh tử đối với thiếp. Vậy, tùy sự định liệu của bệ hạ, nếu bệ hạ cho là thiếp có tội trong việc này thì bệ hạ trừng trị, thiếp đâu dám cưỡng lại, cho dù hình phạt đó thảm khốc đến đâu.
  • Trẫm chỉ có mình nó. Nàng hiểu ta không? – Giọng vua ủ ê sầu thảm. Miệng hỏi nhưng ánh mắt vua Biđa lại đặt trên râu con rồng thếp vàng óng ánh cuốn chặt chiếc cột ngài có ý tránh nhìn xuống: vừa đúng tầm mắt ngài, sau làn áo tím, cặp vú trắng ngần của Hồng Tước đang rập rình theo nhịp thở.
  • Tâu bệ hạ, tiện thiếp hiểu điều đó. Nhưng lúc này, làm sao có thể tìm được công chúa. Còn đêm nay…
  • Đêm nay công chúa sẽ thành đàn bà như tiện thiếp.
  • Thế nghĩa là.. .không được, ta không cho phép. Ta sẽ trừng phạt. Quân đâu!

Vua Biđa đứng phắt dậy, thị tỳ Hồng Tước ôm chầm lấy chân ngài, ngước mắt lên:

  • Tâu bệ hạ, hàng vạn quân, hàng nghìn tướng cũng chẳng thể nào ngăn được sự biến hóa đó.
  • Nhưng thằng chó má bẩn thỉu nào chà đạp lên con gái báu ngọc của ta.
  • Đáng tiếc là công chúa lại chấp nhận sự chà đạp đó.
  • Sao, sao nàng biết?
  • Tâu bệ hạ, thân thể thiếp sau chặng đường đầy cát bụi, không được tinh khiết, cho phép tiện thiếp được lui…
  • Tắm rửa? – Vua Biđa sốt ruột văng ra một câu nói của kẻ tiện dân.
  • Vâng. Thiếp sẽ trang điểm thật đẹp để vui lòng bệ hạ, nếu bệ hạ cần thiếp, đêm nay thiếp sẽ tấu trình hết.
  • ừ, nàng đi đi, rồi đêm nay vào với trầm. Lòng trầm hôm nay nặng nề nhức nhối quá.

Đêm đó, bóng trà mi trập trùng trên long sàng loang lổ ánh trăng. Vua Bi đa than thở về cái chết, nàng Hồng Tước dịu dàng, thom phức dâng vua trái ngọt ái ân và nhiều lời bàn phải lẽ. Sáng hôm sau khi lâm triều vua Biđa hạ chiếu cho triệu nhà thông thái Bá Thông về kinh đô gấp. Toán quân đã lên ngựa, vua Biđa còn truyền.

  • Nếu Bá Thông không phụng mạng, thì chém đầu mang về đây.

 

Toán quan quân triều đình về tổng Bi Nhương phải tìm hai ngày sau mới thấy Bá Thông. Nhà thông thái ở heo hút trong lều cỏ dưới chân núi bên kia sông. Căn nhà ông cũng như gần hết các căn nhà to lớn, cổ xưa ở Bi Nhương bị bọn trẻ con do thằng Mo, thằng Xà cầm đầu kéo từ kinh thành về đập phá. Sau vụ chúng làm nhục thầy Khuyên và truy tìm Ly Tri, lũ chúng như làn bão hung hãn, tràn tới đâu, nhà cửa lều chợ đổ sụp, cây cối, vườn tược tan hoang tới đó. Có lẽ chỉ trừ nhà của vua và những người có dính dáng đến hoàng tộc còn được nguyên lành. Những căn nhà này đứng trơ vơ trên cái nền làng đổ vỡ như những cái mụn cóc trên một mu bàn tay nhẵn nhụi. Từ mấy hôm trước khi lũ trẻ độc ác tràn về, Bá Thông đã giục gia nhân dọn dẹp nhà cửa, chuyển chỗ ở.

  • Càng heo hút càng tốt.

Đoạn ông thở dài, lẩm bẩm

  • Ta cứ tưởng đến như ta không đụng chạm đến ai, không ham vọng, ao ước mảy may thì lẽ nào… ai ngờ

Ông cho người đến tìm ba cha con nhà họ Ly nhắc nhở. Lão Mít để hai con heo Bá Thông vào núi. Còn lão thì nhất quyết ở nhà. Lão gửi cho Bá Thông hũ rượu và vài xâu cá khô, kèm một tờ giấy nói – lão đã già rồi, không phải vì ham cái thuyền, tấm lưới, mái nhà, mà lão cứ ở đây xem bạn cũ, tướng cũ của vua có đứa nào dám động đến không, gân lão còn đủ sức căng nổi dậy cung múa nổi một đường mái chèo che kín thân thể.

Sự đợi thật khó ai đoán trước. Chính lão Mít lại là kẻ thiệt

 

mạng đầu tiên khi lũ trẻ đến tổng Bi Nhương. Thằng Mo, thằng Xà hò lũ trẻ giật đổ nhà lão Mít, đập vỡ hũ rượu, chum nước, chọc thủng thuyền rồi trói lão Mít đặt trên đó. Chúng đẩy chiếc thuyền thủng ra khoi hò reo “xem lão già ngoan cố, giỏi giang có boi được không”. Lão Mít không nói gì, mắt trợn trừng nhìn lũ trẻ nhảy nhót kêu thét trên bờ cho đến khi thuyền chìm hẳn xuống dòng sông đục ngầu…

Khi đến nhà Bá Thông, lũ trẻ lôi những tấm da, những cỗ máy tinh xảo, những bình thuỷ tinh ra đập vỡ, xé nát. Nghe tin ấy nhà thông thái thở dài lầm bầm: ‘Trẻ con hỏng thì xứ sở này sẽ hỏng”. Khi nghe chiếu của vua, Bá Thông giơ hai tay về phía trước.

  • Sao lại thế? – Viên tướng trẻ thấy điệu bộ kỳ lạ của nhà thông thái hỏi lại.
  • Để các ngài gông cho dễ.
  • Thưa tiên sinh, thiên tử đã truyền, trừ khi tiên sinh không tuân theo thì mói chém đầu.
  • Ta muốn sống, không phải vì hèn nhát, mà vì tất cả còn dang dở quá. Vậy thì chờ ta một chút. Nói xong, ông ra trước hiên nhà hướng vào núi hú to ba tiếng. Vách núi dội ra, tiếng vang lan toả trên sông.
  • Tiên sinh báo hiệu cho ai?
  • Không, ta chào sông, chào rừng, chào núi đó thôi. Bây giờ ta có thể đi được. – Nhà thông thái cúi đầu lặng lẽ bước lên kiệu.

Vừa giáp mặt nhau, cả vua lẫn nhà thông thái lặng đi trong cái nhìn kỳ lạ. “Cái gì làm vua khổ sở đến thế kia?” – Nhà thông thái mở to mắt thầm hỏi “Bá Thông tìm ra thuốc gì mà thanh thản làm vậy”. Vua Biđa suýt nữa nói thành lời. Ngài vẫy tay xua tả hữu ra ngoài, rồi ròi ngai vàng, bước lại gần nhà thông thái đang quỳ phủ

phục.

  • Ta cho khanh đứng dậy, miễn lễ – giọng vua khàn khàn.
  • Tâu bệ hạ, chẳng hay bệ hạ cho triệu thần vào…
  • Này khanh, trầm với khanh có nhiều cái cùng lắm, cùng tổng, cùng tuổi và cả bây giờ, cùng một mình. Công chúa Bana con trầm bỏ trầm đi rồi. Khanh cần gì ở ta không nào?
  • Tâu hoàng thượng, thần cầu hoàng thượng ban cho sự bình yên.
  • Trẫm biết, khanh sẽ bình yên, nhưng bây giờ khanh phải giúp ta, chỉ có khanh mới giúp ta được. Trẫm mệt mỏi, chán nản lắm rồi. Khanh biết sao không? Trẫm muốn xứ sở Ti Thu luôn luôn thanh bình, trăm họ Ti Thu luôn luôn sung sướng, thế mà bao nhiêu kẻ độc địa, bội phản chống lại trầm, cả lão thầy đồ Cắm…
  • Ông ta bị chém rồi phải không, thưa hoàng thượng?
  • Chém rồi, cái đầu roi khỏi cổ, mà đôi mắt còn ti hí giễu cọt ta.
  • Khổ, thầy đồ chết thay cho thần đấy, rồi sẽ đến lượt thần thôi.
  • Ai chả chết, có ai thoát được đâu. Trẫm cũng vậy. Vì thế trầm sợ lắm, thân thể của trầm sẽ thối ra, nát rữa làm mồi cho lũ sâu bọ giòi giun. Khanh! – Vua Biđa cúi xuống nắm tay Bá Thông lắc lắc. – Khanh giúp trầm, xây cho trầm một cái lăng thật to, thật kín đáo. Để khi ta chết, gió không thể lọt, ánh sáng không thể vào và, dù có mang đến một vạn quân, dù có đốt cháy cũng không thể phá vỡ được lăng tẩm, vứt xác ta ra ngoài đồng cỏ được.
  • Hoàng thượng muốn bất tử?
  • Ta muốn vĩnh cửu yên ổn.
  • Thần nghĩ tài của thần quá mọn, sức của thần đã kiệt.
  • Không, trầm không cho khanh tò chối việc này, trừ khi khanh chọn cái chết.

Vua Biđa đứng thẳng dậy, đi về phía ngai vàng.

  • Làm gấp lên, lấy bao nhiêu tiền của vàng bạc châu báu, cần bao nhiêu người trầm chuẩn y hết. Thôi khanh về đi, phải xong, phải xong, càng nhanh càng tốt. Lầu của khanh, trầm đã cho ban ngay bên cạnh cung của trầm, bất cứ lúc nào, khanh cũng có thể vào cung tấu trình. Thôi, đừng nói nữa, biết tài của khanh lắm rồi, trầm biết mà, biết hết. Ta phải ở trong cái lăng hùng vĩ đó, khanh hiểu không?
  • N.H

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder