
Chương bảy
Bá Thông sững người trước vẻ đẹp kỳ ảo của trái núi. Phong cảnh tổng Bi Nhương của ông cũng không kém vẻ hữu tình. Sơn thuỷ chen vai, bãi cát trắng và những cánh buồm nâu. Nhưng trái núi trước mặt kỳ lạ quá, chỗ nào vuông vức thì vuông thành sắc cạnh như có ai đó vừa cẩn thận vừa tài hoa đẽo gọt đi, chỗ nào rậm rạp hoang vu thì thật là sự bí ẩn của tạo hoá. Cây rừng khảm trên các triền núi các sắc độ xanh của lá, và điểm vào sắc xanh điệp trùng đó là màu đỏ màu vàng của hoa, màu xám đe doạ, u hiểm của đá, màn bạc lấp lánh của những dòng suối tạo thành bức tranh vĩ đại làm Bá Thông phút chốc quên đi tất cả.
Đám phu kiệu trố mắt nhìn dáng trầm ngâm của Bá Thông. Lũ họ không thể hiểu con người lầm lỳ, lạ lùng kia lại được vua Biđa dữ tợn nghe lời gần như tuyệt đối. Họ có hiểu đâu, nhà thông thái từ khi bị triệu về triều trong lòng lúc nào cũng canh cánh một nỗi buồn và một sự lo nghĩ dằn vặt, và khi nghe rõ ý định của vua Biđa, nỗi buồn và sự suy nghĩ ngày càng tăng, về đến kinh thành, ông mới hiểu rõ, triều đình của vua Biđa chỉ thạo việc binh đao, và rất vụng về việc kiến quốc. Đường sá, các công trình của các vương triều trước để lại chẳng được bao nhiêu mà
bây giờ ngày một hư hỏng dần đi do mưa nắng, do con người.
Năm kia, một thương gia thông thái ngưòi nước Bồ La dạt vào tổng Bi Nhương tránh bão. Ông ta có đến choi vói Bá Thông và đàm đạo. Giữa những câu chuyện khi đã ngà ngà, ngưòi Bồ La nỏi thẳng: “Bất kỳ đòi vua Bồ La nào nước tôi cũng được rèn luyện từ trong bào thai. Người của dòng họ, muốn làm vua, thì phải tinh thông đủ đường, từ thuật bán buôn, thuật đối xử, thuật bang giao, đến cả thuật ăn uống, nhảy múa và đối sử vói phụ nữ”. ‘Thế còn vua của ta”. Nghe Bá Thông hỏi người Bồ La phá ra cười: “Ngồi trước mặt tôi là tiên sinh Bá Thông nhà thông thái, ngưòi cao quý của xứ sở Ti Thu, và bất kể ai chẳng yêu quý dòng giống của mình, vậy xin nhường cho ngài tự xét đoán”. Người Bồ La lại kể đến những công trình to lớn, hàng hoá ở xứ họ. Sống giữa triều đình, con mắt mẫn tuệ của Bá Thông mới hay – có cái gì tạm bợ, chắp vá từ vua đến quan, từ các công trình đến luân lý triều chính. Vua vì chinh chiến không ngờ thành vua, quan gặp may luồn lót, bỏ tiền ra thành quan. Từ trước đến nay Bá Thông tuy ở trong lều tranh, hang đá, nhưng đã lo đến điều này. Các nước láng giềng bạt vía về tài kiếm cung của xứ sở Ti Thu, song các nước láng giềng cũng bưng mũi khi nói đến ngân khố, nền thương mại, kỹ nghệ của triều đại Biđa. Cái đầu kinh bang tế thế của Bá Thông nóng bỏng lên, nhưng ông hiểu hon ai hết vua Biđa sẽ chẳng nghe lòi khuyên của ông đâu, mà nếu có thuyết phục được vua, thì đám bá quan quen ngồi trên lưng ngựa kia, giờ đang thoả mãn vói công “khai quốc, vệ quốc” như con rắn vừa chộp được con mồi, còn đang lười nhác, mệt mỏi và thoả thuê để ngốn nốt. Kẻ nào bắt con rắn dậy bây giờ, sẽ bị mổ chết không thương tiếc, cho dù ngưòi ấy muốn đặt nó vào tổ ấm. Yi lường trước được như vậy, nên ba bốn lần vua vòi ra Bá Thông vẫn tìm cớ thoái thác. Ngày ngày ông gật gù trước chén rượu, gõ phách sênh mà ngêu ngao, mong tiếng hát cuồng của kẻ say át đi nỗi sôi sục về một giang sơn đang bị sụp đổ vì sự ngu muội. Lại thêm lũ trẻ con gần đây, ai móc chúng lên, ai cho chúng cái quyền phá phách, ai kích cho chúng sự ngông cuồng rồ dại đó?
“Non sông ta đẹp quá”! Bá Thông từ từ bước đến chân núi. “Phải, ta sẽ dựng lên một công trình vĩ đại, trường tồn để ngàn năm sau, con cháu xứ sở này có thể kiêu hãnh vì cha ông mình, không còn bị tủi hổ vì giang sơn chỉ dăm ba cái chùa, cái đình bé xíu. Ta phải mượn sức vua, bắt ý chí vua nghe theo ta. Trái núi này đẹp quá, thiên nhiên cũng khéo léo quá. 0 ta sẽ tạo lên một lăng vua sừng sững mà dáng nó có thể che lấp mặt trời, bóng nó ngả dài trùm lên kinh thành. Ta sẽ nói với bá quan bằng lời câm lặng của ta – rằng thân xác các người chẳng là gì, số phận nhỏ bé của các người chỉ là một hạt cát dưới tầm suy nghĩ của ta. Công trình của ta sẽ bao trùm tất cả, và xung quanh tường lăng ta sẽ kể hết cội nguồn của xứ sở Ti Thu, sẽ nhắc nhở mọi người phải sống như thế nào. Nhưng điều trở ngại chính là phải đưa được những tảng đá này về quảng trường dựng lăng. Phải rồi, đúng rồi, nếu không, tất cả mọi dự tính sẽ chỉ là bọt không khí, là sợi cỏ may bám bẩn chân người…”.
- Dừng lại, dừng lại.
Bá Thông giật mình quay lại khi nghe tiếng gã mã phu hét to. Ông bật cười khi thấy thằng người điên đang ngả nghiêng đi lại, chiếc bình đất mà ông đã nhiều lần nghe nói đang nằm khư khư trên tay hắn. Thằng Da lại gần ông, khuôn mặt dưa gang nhăn nhúm nghếch lên, đôi mắt màu chì mở to trân trân nhìn nhà thông thái:
- Sao đủ chưa?
- Sắp đủ. Chín mươi chín sợi dây thừng thắt cổ. Chín mươi chín mũi dao rì đâm vào tim, chín mươi chín màng trinh vừa bị phá. Chín mươi chín da đầu của các vị đại tướng vừa chiến thắng.
Thằng dại hát nghêu ngao làm đám phu kiệu cưòi sằng sặc.
Đang hát, nó đứng sững lại, đảo con mắt ngược tròng lên, chĩa cái cằm về phía trước, đưa cái bình ra, lưõi nó lo le thò thụt:
- Mồ hôi và máu nữa. Sắp đủ rồi.
- Của ai? – Bá Thông rùng mình.
- Ai hỏi ai trả lời. Kệ tất cả, cứ chờ đấy, rồi ta sẽ đưa tiên sinh đi, cái chết đen sì, có cánh. Nó bay, nó bay, bóng nó trùm lên mọi người.
Đám phu kiệu cười phá lên khi thấy thằng Da bắt đầu vung vẩy đôi tay sứt sẹo đi xa dần. Bá Thông nhìn theo chợt nghĩ ‘Tài năng của ta hơn hay cái cuồng của thằng điên hon?”.
N.H