Chuyện vui về các nhà văn – Hoàng An

Người soát chữ khoanh tròn chữ “thông” kéo một gạch ra bên lề, viết chữ “bỏ” ngụ ý là xóa đi, bỏ đi. Không ngờ, người làm vi tính hiểu lầm, lấy chữ “bỏ” thay vào chữ “thông”. Thành ra khi in, truyện ngắn nhan đề “Tàu thông qua ga nhỏ” trở thành truyện có tên “Tàu bỏ qua ga nhỏ”…

Người soát chữ khoanh tròn chữ “thông” kéo một gạch ra bên lề, viết chữ “bỏ” ngụ ý là xóa đi, bỏ đi. Không ngờ, người làm vi tính hiểu lầm, lấy chữ “bỏ” thay vào chữ “thông”. Thành ra khi in, truyện ngắn nhan đề “Tàu thông qua ga nhỏ” trở thành truyện có tên “Tàu bỏ qua ga nhỏ”.

Chưa đạt yêu cầu

Kỷ niệm ba mươi năm ngày thành lập cơ quan, công đoàn phát động đợt thi đua trồng cây xanh, giao chỉ tiêu tới ngày… tháng… mỗi đoàn viên phải đào xong ba mươi cái hố sâu nửa mét, rộng mỗi chiều nửa mét.

Chỉ còn ba ngày nữa đến hạn thì nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi mới đi công tác về. Hưởng ứng cuộc phát động thi đua chậm hơn các bạn, nhưng Nguyễn Bùi Vợi nhất định không chịu thua kém.

Tranh minh họa.

Nhà thơ dùng cả ngày chủ nhật và ban đêm, vừa làm vừa hát, thậm chí còn nhờ vợ soi đuốc để đào cho kịp. Đến ngày hẹn, Nguyễn Bùi Vợi báo cáo công đoàn để xin nghiệm thu. Yên tâm là đã hoàn thành nhiệm vụ, anh vui lắm. Nào ngờ, chủ tịch công đoàn nghiệm thu xong bèn gọi nhà thơ ra một góc nhà, mặt rất nghiêm nói:

– Đồng chí phải lấp bớt ba hố thì mới đạt yêu cầu.

– Ủa! Sao lại thế?

– Bởi vì đáng ra chỉ đào ba mươi hố, thì đồng chí đào tới ba mươi ba hố, thừa ba hố. Hỏi còn ý nghĩa gì nữa để kỷ niệm ba mươi năm?

Nguyễn Bùi Vợi cười hiền lành hóm hỉnh. Thì đang đà hăng hái, cứ đào là đào chứ có ai đếm. Nó cũng như làm thơ vậy. Làm bài thơ Qua Thậm Thình hay Ngày em xa khi nào xong là xong, chứ đâu có nghĩ phải làm bao nhiêu câu?

Nhầm lẫn tình cờ

Nhà văn Ma Văn Kháng có một truyện ngắn viết về đường sắt, nhan đề Tàu thông qua ga nhỏ. “Thông qua” là từ thông dụng, nhưng cũng là từ nghề nghiệp, nó có hàm ý là bỏ qua, không đậu lại.

Bản thảo được đưa đánh máy. Bản in thứ hai được qua tay người soát theo quy trình đã định. Người soát này vốn kỹ tính, cho rằng trong hai từ “thông qua” là thừa chữ “thông”. Liền đề nghị với biên tập viên và biên tập viên hỏi lại tác giả, rồi sau khi được tác giả đồng ý, liền bớt từ “thông” nọ.

Do vậy, người soát chữ liền khoanh tròn chữ “thông” kéo một gạch ra bên lề, viết một chữ “bỏ” ngụ ý rằng: chữ này xóa đi, bỏ đi.

Không ngờ, người làm vi tính lại hiểu lầm. Lại tưởng rằng lấy chữ “bỏ” thay vào chữ “thông”. Thành ra khi in, truyện ngắn nhan đề Tàu thông qua ga nhỏ trở thành truyện có tên Tàu bỏ qua ga nhỏ.

– Nhầm lẫn thế này cũng có thể chấp nhận được! Có khi lại rõ nghĩa hơn cơ đấy.

Cứ tưởng nhà văn bực mình vì sự sai sót này, không ngờ ông lại chấp nhận vui vẻ. Tuy nhiên, ông cũng không quên kể lại vài trường hợp người soát bản in thử và làm vi tính lầm lẫn gây sai lạc… nguy hiểm. Ví dụ: Câu “Em buồn như một chiều quan tái” của nhà văn Hoàng Quốc Hải qua người làm máy tính và người soát bài thành: “Em buồn như một chiếc quan tài”. Có trường hợp, chỉ sai một dấu giọng mà câu thơ đã lạc hẳn cả ý nghĩa, trở thành buồn cười như câu thơ của nhà thơ Xuân Miễn sau đây.

Nguyên văn câu thơ là: “Có lúc tương tư một tán đường” (tán = một đơn vị nhỏ chỉ bằng 1/8, 1/10 bao diêm) nhưng khi in lại trở thành: “Có lúc tương tư một tấn đường”. Có lẽ người soát bản in thử cho rằng nỗi nhớ thế mới có trọng lượng!

Chỉ cần thay một chữ

– Đêm qua mình ngủ ngon quá, ấm quá vì mới mua một cái chăn Hàn Quốc rất đẹp.

– Mua chăn, làm gì mà to mồm thế?

Nhà thơ Vương Tùng Cương hưởng ứng kịch liệt.

Anh còn trêu:

Chăn ấm ơi, chăn ấm ơi
Em mua chăn ấm làm gì?

Chẳng là chủ sở hữu của cái chăn là người sống độc thân, nên bị trêu mãi cô phát cáu:

Tao mua chăn ấm để đi tìm mày!

Mọi người trong ban tôi cười ồ vui vẻ. Riêng Vương Tùng Cương thì bực lắm, cứ nhìn mặt anh tái dại đi thì đủ biết. Chắc anh nghĩ cô này láo quá, vì từ xưa đến nay lúc nào cô cũng xưng em, chưa bao giờ dám mày tao với anh cả.

Gay go rồi, không khéo thì đến cãi lộn chứ chẳng chơi…

Lúc ấy nhà thơ Trần Ninh Hồ mới thủng thẳng:

– Đúng là đàn bà, tưởng khôn mà dại quá. Anh mày cho một chữ thôi nhé. Cô phải sửa là: Tao mua chăn ấm khỏi đi tìm mày. Chứ “để đi” thì sướng quá, vừa được chăn lại được người thì nó lãi to còn gì bằng!

Mọi người lúc ấy mới ngộ ra cười vui vẻ. Người vui nhất là nhà thơ Vương Tùng Cương.

(Nguồn: Công An Nhân Dân)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder