Cần tôn trọng sự khác biệt – Nguyễn Thị Thu Huệ

Không hiểu khái niệm hay, nhưng không thuần Việt là thế nào nhưng tôi thì thấy, GS Thuyết đã tự cho mình quyền cắt đi sự khác biệt – là điều tối quan trọng với một tác phẩm nghệ thuật. Nếu câu thơ đó quen thuộc như “Khập khà khập khiễng” – là câu ai cũng nói từ bao đời, chắc thuần Việt?…

Không hiểu khái niệm hay, nhưng không thuần Việt là thế nào nhưng tôi thì thấy, GS Thuyết đã tự cho mình quyền cắt đi sự khác biệt – là điều tối quan trọng với một tác phẩm nghệ thuật. Nếu câu thơ đó quen thuộc như “Khập khà khập khiễng” – là câu ai cũng nói từ bao đời, chắc thuần Việt?

Xung quanh việc chủ biên SGK Văn học đã cắt cúp bài thơ Thương ông của nhà thơ Tú Mỡ, với tư cách một nhà văn, tôi có mấy ý kiến sau:

1/ Việc cắt một số câu trong đoạn đầu bài “Thương ông” được GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích: dù rất hay nhưng có một số từ không chuẩn tiếng Việt. “Từ “khập khà” (trong câu “Đi phải chống gậy/ Khập khiễng khập khà”) là cách viết của nhà thơ để gieo vần, nó hợp lý khi nằm trong chỉnh thể bài thơ nhưng xét ở mục đích dạy tiếng Việt, đó là từ không chuẩn và khó hiểu với học sinh lớp 2″.

Không hiểu khái niệm hay, nhưng không thuần Việt là thế nào nhưng tôi thì thấy, GS Thuyết đã tự cho mình quyền cắt đi sự khác biệt – là điều tối quan trọng với một tác phẩm nghệ thuật. Nếu câu thơ đó quen thuộc như “Khập khà khập khiễng” – là câu ai cũng nói từ bao đời, chắc thuần Việt?

2/ Hãy để cho con trẻ có sự tưởng tượng và khám phá những điều khác biệt, không phải thấy từ ngữ hơi khác thói quen hàng ngày mà cho là khó hiểu và cắt đi. Câu thơ mà GS Thuyết nói gây khó hiểu với học sinh, tôi nghĩ ngược lại. Đây là chính là cơ hội để mỗi giáo viên mở rộng bài giảng của mình với học sinh. Đó là hình ảnh rất sinh động, ấn tượng về người ông – tồn tại hàng ngày bên con trẻ. Thậm chí, thầy cô có thể bắt chước dáng “khập khiễng khập khà” đầy ấn tượng nếu em nào thắc mắc. Thơ văn đưa người ta đi vào một thế giới khác, khiến tâm hồn phong phú và nhân văn, yêu thương từ những điều bình dị. Học văn lại càng cần sự khác biệt để mỗi người soi đời sống bằng những lăng kính riêng chứ không phải học đóng gạch để tất cả phải vào khuôn, và đỉnh cao là thời đại “văn mẫu” như hiện nay, để rồi một em nào chợt làm bài kiểm tra không theo văn mẫu là thành hiện tượng – điều mà thời chúng tôi học không hề xảy ra. Về lý do cắt đoạn thơ này vì không thuần Việt, thay đoạn thơ khác vì ý nghĩa, tôi nghĩ GS Thuyết đã đem chủ quan của mình vào việc biên soạn giáo trình. Cứ cho bài thơ hơi dài so với quy định một tiết học. Chúng ta có thể để nguyên bài thơ cho học sinh thấy được sự tổng thể của tác phẩm, và khi giảng, chú trọng vào những khổ thơ chọn lọc để đi sâu vào nội dung cần hướng tới. Các em hoàn toàn có thể thuộc cả bài nếu thích, như thế cả tốt hơn là bị áp đặt phải học những khổ thơ  này, và không được biết những khổ kia?

3/ Hai lần triệt tiêu những khác biệt.

Dù GS Thuyết có lý giải thế nào, tôi vẫn không đồng tình với quan niệm soạn giáo trình (điều này rất quan trọng) và cách biên tập lại tác phẩm của nhà văn. Việc cắt cúp này gây ra hai lần triệt tiêu sự khác biệt. Về phía nhà văn, mỗi tác phẩm đều mang bản sắc, tài năng và cái tôi phải được tôn trọng. Anh có quyền thích hoặc không. SGK có thể sử dụng, hay không là quyền của việc tuyển chọn, nhưng không được biên tập, cắt xén tùy tiện theo cảm quan của một số ít người. Về phía học sinh, mỗi em là một thế giới. Giáo dục dạy các em những kiến thức cơ bản nhất, để làm hành trang bước tiếp, nhưng cũng cần tôn trọng sự khác biệt, với cảm nhận thế giới bằng bản ngã riêng trước xã hội để  lớn lên không bị triệt tiêu những sáng tạo vô cùng cần thiết trong từng con người.

NTTH

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder