Cập nhật mục thi câu đối ngày xuân

Tin thi câu đối ngày xuân cập nhật chiều mồng 4 Tết…

Nhân dịp đón xuân Giáp Ngọ vanhaiphong.com (đại diện Hội Nhà văn Hải Phòng) phối hợp với Hội Văn hóa Doanh nhân Hải Phòng và Cung VHLD Hữu nghị Việt-Tiệp HP mở SÂN THI CÂU ĐỐI để  tao nhân mặc khách bốn phương cùng tham gia vui chơi, đồng thời gìn giữ nét đẹp truyền thống của đất Việt ta. Cha ông ta từ xưa đã quan niệm: “Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”, vậy nên Vanhaiphong.com xin được trương hai vế xuất coi là ĐỀ THI để bạn đọc gửi vế đối tới tham dự cuộc thi ngày Xuân vui vẻ này. Giải thưởng không có giá trị lớn về tiền bạc nhưng mang tính DANH DỰ – TÔN VINH TRÍ TUỆ SĨ PHU NAM BẮC là chính.

Cuộc thi sẽ kéo dài từ ngày 29 tết đến hết ngày Thơ Nguyên tiêu Hải Phòng (13 tháng giêng năm Giáp Ngọ), “Đối sĩ” thắng cuộc sẽ được tôn vinh và trao giải vào cùng ngày này tại Cung Văn Hóa Lao động Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng. (Tuy trao giải vào ngày đó nhưng tùy tình hình cụ thể cuộc chơi có thể sẽ kéo đến hết tháng giêng năm Giáp Ngọ)

Vanhaiphong.com cũng rất hân hạnh được nhận những  vế xuất hay do các “đối sĩ” các nơi gửi về thách đối (CÓ HOẶC KHÔNG CÓ GIẢI THƯỞNG).

Các vế đối và xuất đối mới xin mời gửi về  ĐÌNH KÍNH * ĐT: 0913 531 974 * Email: dinhkinh01@gmail.comNgọc Châu * ĐT: 01269 284 620 * Email: ngocchaunvhp@gmail.com –  Nguyễn Đình Minh * ĐT: 0912 808 927 * Emai: vphaiphong1@gmail.com

Ban Biên tập sẽ phân công người trực đón mail của bạn đọc và kịp thời cập nhật lên Web VanHP

Hai vế xuất đối, coi là đề thi của Vanhaiphong.com như sau:

* VẾ XUẤT 1:

ĐÓN GIÁP NGỌ NGỰA SẮT THÁNH GIÓNG CHỞ THƠ VỀ HỘI THƠ MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG

* VẾ XUẤT 2:

VĂN HÓA DOANH NHÂN: NHÂN – VĂN – TÂM – TẦM -TRÍ – TÍN

A- Các Vế đối của bạn đọc gửi dự thi tính đến chiều mồng 4 Tết gồm:

Vế xuất 1

1- CHỜ NHÂM THÌN RỒNG VÀNG SÔNG HỒNG MANG VÕ NHẬP ĐÀN VÕ LONG QUẦN TỤ NGHĨA (Nguyễn Đình Minh)

2- MỪNG NHÂM THÌN RỒNG XANH ĐÔNG HẢI DÂNG KIẾM TẶNG ĐÀI KIẾM LONG VÂN GẶP HỘI (Ngọc Châu)

3- CHỜ CANH DẦN HÙM THIÊNG ĐÔNG ĐÔ BẺ VUỐT BỌN NANH VUỐT RỪNG NÀO CỌP NẤY (Ngọc Châu)

4- VỌNG QUÝ TỴ CHUYÊN CƠ ĐẠI TƯỚNG TIỄN NGƯỜI TỚI TRỜI VĂN NGẮM VÕ TUNG HOÀNH. (Nguyễn Thanh Tuyên)

5- MONG ẤT MÙI,  DÊ VÀNG LƯU LINH  DÂNG RƯỢU LÊN BÀN RƯỢU, DƯƠNG ĐĂNG THẮNG LỢI (Phạm Thanh Cải)

6- MONG CANH THÌN RỒNG THIÊNG KINH ĐÔ TRAO BÚT TẶNG THANH BÚT LONG CHƯƠNG PHƯỢNG TRIỆN (Nguyên Xuân- Đà Nẵng)

Vế xuất 2

ĐỨC TIN PHẬT ĐẠO: ĐẠO – ĐỨC – NHẪN – HỈ – THANH – THƯƠNG (Nguyễn Đình Minh)

BIỂN THƠ ĐẤT CẢNG: CẢNG – BIỂN – ĐẢO – NÚI – SÔNG – ĐỒNG (Nguyễn Thanh Cải)

B- Các vế đối của bạn đọc gửi thêm cho câu đối cổ

Xuất:

CON NGỰA ĐÁ CON NGỰA ĐÁ, CON NGỰA ĐÁ KHÔNG ĐÁ CON NGỰA (cổ)

Các vế đối mới:

Chú Bê thui chú bê thui, chú bê thui chẳng thui chú Bê (Thanh Cải)

Chú Sâm cầm chú sâm cầm, Chú sâm cầm chẳng cầm chú Sâm (Nguyên Xuân)

Chiếc đòn kê chiếc đòn kê, chiếc đòn kê chẳng kê chiếc đòn

(Thanh Cải)

Chiếc máy cưa chiếc máy cưa, chiếc máy cưa chẳng cưa chiếc máy
(Thanh Cải)


C- Cập nhật các vế đối của các “đối sĩ” các nơi tham gia vào sân chơi: (sáng mồng 5 Tết)

– Quí Tỵ qua, rắn độc hết thời, trườn mình về hang âm u, khuất khúc. (Phạm Vũ Lộc)

Nhâm Thìn tiễn, rồng đen còn thế, phóng thân đến cõi sáng rạng, mênh mang. (Diên Minh)

– Lừng danh Xích Thố(1) giúp người trung nghĩa thành tâm phò Hán. (Phạm Vũ Lộc)

Vang bóng Ngựa Thần* hộ đấng Thiên vương chiến thắng giặc Ân. (Nguyễn Văn)

– Kiến đậu cành Mơ bò cuống quýt

Trâu về đường Bưởi chạy lanh chanh (Nguyễn Khắc Ân)

– Kê là gà, gà ăn kê

Ấu cũng trẻ, trẻ chén ấu (Nguyễn Khắc Ân)

– Thơ ca làm giàu ngôn ngữ, bè bạn hân hoan, Tết đến Câu đối Tết tưng bừng trang mạng Tết.

Văn nghệ thư giãn tinh thần, gia đình vui vẻ, Xuân về Bài ca Xuân rộn rã tiếng đài Xuân. (Kim Liên)

D- Cập nhật các vế đối của các “đối sĩ” các nơi tham gia vào sân chơi: (tối mồng 6 Tết)

Trước khi cập nhật BBT xin được trao đổi đôi lời:

Vanhaiphong nhận được nhiều câu đối gửi đến tham gia vào trang THI CÂU ĐỐI NGÀY XUÂN, chúng tôi hết sức hoan nghênh và rất vui vì mục này đã được bạn đọc quan tâm yêu thích, có nhã ý muốn  đóng góp với VHP để trang nhà thêm phong phú.

Tuy nhiên một số câu đối gửi đến bị sai luật nhiều nên không thể đăng được, có lẽ là do các bạn thấy thích nhưng thời gian tìm hiểu về luật câu đối còn chưa có (hoặc hiểu về câu đối chưa đầy đủ), vậy nên trước khi đăng cập nhật tối mồng 6 Tết Ban Biên Tập xin được nêu ngắn gọn một số qui ước (từ ngày xưa để lại) để các bạn tham khảo như sau:

 

Với tên gọi là CÂU ĐỐI nên nguyên tắc cơ bản của loại hình này là phải

ĐỐI: Đối về ý (tứ của hai vế), đối về số chữ (số chữ phải bằng nhau giữa

hai vế), đối về thanh (Bằng phải đối với Trắc nhưng yêu cầu cụ thể còn

phù thuộc vào loại câu đối) và đối nhau về từ loại của các từ tương ứng

(Danh từ đối danh từ, chủ từ đối chủ từ, hư từ đối với hư từ, số lượng đối

số lượng, tên riêng đối tên riêng, âm thanh đối âm thanh, màu sắc đối màu

sắc, hình ảnh đối hình ảnh, tục ngữ đối tục ngữ, điển tích đối điển tích,

chữ nước ngoài đối với chữ nước ngoài v.v… )

Xin nêu một ví dụ:

Vế xuất: Năm Ngọ đến, tới phố Mã mua con ngựa giấy

Vế đối:   Tháng Thìn qua, thăm chợ Rồng kiếm chú giao long

Phân trích theo yêu cầu nêu trên sẽ thấy:

Về ý:

Xuất nói về  ngựa (là chủ thể của các năm Ngọ)

Đối nói về  rồng (là chủ thể của các năm Thìn)

Số chữ:

Hai vế đều cùng có 10 từ, mỗi câu đều có 1 dấu phẩy tách thành 2

phân  câu.

Về thanh:

Từ ở vị trí tương ứng giữa hai câu đều giữ đúng luật Bằng (gồm

những chữ không có dấu hoặc mang dấu huyền viết tắt là B) đối với

Trắc (là những chữ mang dấu sắc (‘) hỏi (?), ngã (~), nặng (.) viết tắt là T)

Chi tiết hơn:

Năm (B) đối với tháng (T)

Ngọ (T) đối với Thìn (B)

đến (T) đối với qua (B)

Phần sau dấu phẩy tuân theo biệt lệ của cặp đối trong thơ luật Đường nên

được phép du di về B với T (sẽ trình bày sau)

Về từ loại:

“Năm Ngọ” đối với “tháng Thìn” (cùng là tập hợp danh từ)

Động từ “đến” đối với động từ “qua”

Tìm hiểu một chút sẽ thấy các câu đối viết theo mục đích sử dụng

thường không khó như các câu mang tính trí tuệ mà các “đối sĩ” thường

phải nhăn trán nghĩ ra để đố và vui với nhau ở các sân chơi câu đối ngày

xuân. Nhưng xã hội dần Phú quí lên thì Lễ nghĩa cũng tăng theo, nhu cầu có

một cặp câu đối treo ngày tết, để mừng nhà mới, phúng viếng, thờ phụng,

đề tặng… sẽ ngày càng nhiều hơn…

Ví dụ để mừng ngày tết người ta viết những câu:

– Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc

Đời vui, sức khoẻ, tết an khang

– Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ

Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà

– Tết trong nhà, Tết ra ngoài phố

Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian

Để mừng thọ người ta viết:

– Tuổi thọ chín mươi mừng phúc lộc

Hoa tươi muôn đóa chúc an khang

– Tám chục tuổi đời, người vẫn trẻ

Ngàn năm gia tộc, phúc vô biên

Câu đối ở đám tang:

– Nghĩa nặng gửi theo về chín suối
Tình sâu để lại đến ngàn thu

Có nghĩa là chúng ta ai cũng có thể nghĩ ra một vài vế đối dùng cho từng hoàn cảnh. Xin các bạn dựa vào luật CÂU ĐỐI nêu một cách tóm tắt trên để chỉnh lại các vế đối mình đã viết rồi gửi lại cho Ban Biên tập chúng tôi

CHÚC CÁC BẠN MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG!


CẬP NHẬT BÀI GỬI ĐẾN TỐI MỒNG 6 TẾT

 

Xuất 2:

VĂN HÓA DOANH NHÂN: NHÂN – VĂN – TÂM – TẦM -TRÍ – TÍN

Đối:

Sắc hương bích hồng: hồng sắc – Tịnh – toả- thơm – thanh (N Đình Minh)

Nghĩa tình bổn đạo: đạo lý – trực – trọng –  tha – trung (N Đình Minh)

 

Các vế đối của các “đối sĩ” các nơi tiếp tục tham gia vào sân chơi

Xuân Giáp Ngọ, bác Ngọ mặc áo giáp, vênh vang lên xe xuống ngựa, dạo phố Mã Mây, lễ đền Bạch Mã. (Ngọc Thanh)

Tết Đinh Mùi, thằng Mùi thửa đầu đinh, lọc lừa xuỵt chó thành dê, theo phường Dương Tử, thăm miếu Hoàng Dương. (Đông Thái Phan Tự Trí)

Tết Đinh Mùi, ông Mùi đi giày đinh, vội vã đến trại xem dê, chơi phường Dương Nội*, thăm bến Chương Dương. (Nguyễn Văn)

Tết Đinh Mùi cu Mùi dù lên đinh vẫn thích bịt mắt bắt dê ra đồng Dương Cỏn cầu cụ Hoàng Dương (Ngọc Châu)

– Tết Đinh Thìn, cô Thìn đi giầy đinh, lộng lẫy đua thuyền rồng, qua cầu Long Biên, thờ miếu Thăng Long. (Nguyễn Khắc Ân)

Tết Giáp Ngọ, ngồi xe tư mã, chơi bài tam cúc, mất xe – pháo – mã, buồn như “Tái ông mất ngựa”. (Diên Minh)

Xuân Tân Mùi hám tiệc tam dương, hóng khúc bốn mùa, toi chó-trâu-dương, cực quá Tô Vũ chăn dê (Ngọc Châu)

 

MÃ YÊN CHÍNH NGỌ, MÂY TRẮNG HIỆN HÌNH NGỰA TRẮNG, TUNG BÒM

BAY BẠCH (NAM PHỤNG – CLB thơ luật Đường Hải Phòng)

LONG VĨ ĐẦU THÌN, NƯỚC XANH IN BÓNG RỒNG XANH, UỐN KHÚC

LƯỢN THANH LONG (NAM PHỤNG )

 

Khách phương xa mời đối:

Xuất:

1-LÊN MÃ YÊN MUA NGỰA, MUA NGỰA PHẢI XEM MÃ NGỰA

(Nguyễn Đình Tự Số 1, ngõ 17, phố Thành Bắc, TP Bắc Ninh)

2-   NGỌ NGOẠY LIÊN HỒI, TUNG VÓ PHI NHANH NGỰA ÔNG ĐÂU PHẢI ĐỒ HÀNG MÃ. (Nguyễn Đình  Tự)

 

CẬP NHẬT TOÀN BỘ CÁC VẾ ĐỐI GỬI DỰ THI ĐẾN TỐI NGÀY 12 THÁNG GIÊNG TẾT GIÁP NGỌ

Xuất 1: (đề thi)

ĐÓN GIÁP NGỌ NGỰA SẮT THÁNH GIÓNG CHỞ THƠ VỀ HỘI THƠ MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG

Các vế đối 1: (gửi dự thi)

1- CHỜ NHÂM THÌN RỒNG VÀNG SÔNG HỒNG MANG VÕ NHẬP ĐÀN VÕ LONG QUẦN TỤ NGHĨA (Nguyễn Đình Minh)

2- MỪNG NHÂM THÌN RỒNG XANH ĐÔNG HẢI DÂNG KIẾM TẶNG ĐÀI KIẾM LONG VÂN GẶP HỘI (Ngọc Châu)

3- CHỜ CANH DẦN HÙM THIÊNG ĐÔNG ĐÔ BẺ VUỐT BỌN NANH VUỐT RỪNG NÀO CỌP NẤY (Ngọc Châu)

4- VỌNG QUÝ TỴ CHUYÊN CƠ ĐẠI TƯỚNG TIỄN NGƯỜI TỚI TRỜI VĂN NGẮM VÕ TUNG HOÀNH. (Nguyễn Thanh Tuyên)

5- MONG ẤT MÙI,  DÊ VÀNG LƯU LINH  DÂNG RƯỢU LÊN BÀN RƯỢU, DƯƠNG ĐĂNG THẮNG LỢI (Phạm Thanh Cải)

6- MONG CANH THÌN RỒNG THIÊNG KINH ĐÔ TRAO BÚT TẶNG THANH BÚT LONG CHƯƠNG PHƯỢNG TRIỆN (Nguyên Xuân- Đà Nẵng)

7- MONG ẤT MÙI, DÊ VÀNG LƯU LINH DÂNG RƯỢU LÊN BÀN RƯỢU, DƯƠNG ĐĂNG THẮNG LỢI (Phạm Thanh Cải)

8- Tiễn Nhâm Thìn, cầu mới Hạ Long nối nhịp dáng Long chầu, rồng thiêng phủ phục (Vũ Nam)

9- CHÀO BÍNH THÂN KHỈ ĐÁ TỀ THIÊN TUNG CHƯỞNG LOẠN QUẦN CHƯỞNG HẦU PHONG CHIẾN THẮNG* (Phạm Vũ Minh- Đôn Thư Hà Nội)

* 侯 HẦU 1 : tước hầu. Các nhà đế vương đặt ra năm tước để phong cho bầy tôi, tước hầu là tước thứ hai trong năm tước. Hầu cũng có nghĩa là con Khỉ. (Theo Hán Việt từ điển Wikisource)
*Quần chưởng : đấu trường – tập thể thi đấu võ
* Khỉ đá : Tề thiên vốn xuất thân là con khỉ đá trong núi.
* Chiến thắng : sau khi cùng Tam tạng thỉnh kinh về, Tề thiên được Phật tổ phong chức Đấu Chiến Thắng Phật.

10- CHÀO NHÂM THÌN RỒNG VÀNG SƠN TINH MANG GIÓ ĐẾN BIỂN GIÓ LONG PHI THẮNG LỢI (Ngọc Thanh- Đôn Thư Hà Nội)

11- CHÀO NHÂM THÌN RỒNG VÀNG THẦN TIÊN ĐEM BÚT TỚI THÁP BÚT LONG PHI THẮNG LỢI (Trần Đình Hòe- CLB thơ Hoa Trúc Hải Phòng)

12a- ĐỢI ẤT MÙI DƯƠNG GIÀ NÚI NON MANG LỘC TỚI ĐỐNG LỘC- RẮN MỪNG NO BỤNG.

12b- ĐUỔI RẮN GIÀ HỔ MANG CỔ BÀNH LÈ NỌC LẠI LE NỌC- XÀ ĐI TRÓT LỌT.
12c-  MỪNG NĂM XÀ RẮN LƯỜI LÁCH LƯƠN MANG XÚI QUẨY ĐỐNG XÚI VÀO HANG- VẠN SỰ NHƯ Ý. (Phan Thị Thanh Minh – Hà Nội tham gia 3 vế đối) 

Xuất 2: (đề thi)

VĂN HÓA DOANH NHÂN: NHÂN – VĂN – TÂM – TẦM -TRÍ – TÍN


Đối cho đề thi 2:

1- ĐỨC TIN PHẬT ĐẠO: ĐẠO – ĐỨC – NHẪN – HỈ – THANH – THƯƠNG (Nguyễn Đình Minh)
2- SẮC HƯƠNG BÍCH HỒNG: HỒNG SẮC- TỊNH- TOẢ -THƠM- THANH (ĐM)

3- BIỂN THƠ ĐẤT CẢNG: CẢNG – BIỂN – ĐẢO – NÚI – SÔNG – ĐỒNG (Nguyễn Thanh Cải)

4- LỄ NGHI TÔN GIÁO : GIÁO – LỄ – NGHĨA – NGƯỠNG – TRUNG – UY ( Phạm Vũ Minh  Đôn Thư Hà Nội)

(Ngưỡng: ngưỡng mộ, thành kính; Trung : trung thành,  Uy: tôn nghiêm)

5- THỂ THAO QUÂN ĐỘI: ĐỘI – KHỐI – NHÓM – HẠNG – MÔN – HÀNG (Ngọc Thanh – Đôn Thư Hà Nội)

6- VÕ CÔNG HIỂN THÁNH, THÁNH VÕ, ĐỨC ĐỘ, THANH LIÊM (Trần Đình Hòe CLB Hoa Trúc HP)

 

7a- ĐẠO THẦY NHÀ GIÁO: GIÁO-ĐẠO-NHÂN-DÂN-TIN-YÊU.
7b- SĨ PHU ĐẤT VIỆT: VIỆT-SỸ-TRI-MỸ-THIỆN-NHÂN.
7c- VĂN NHÂN ĐẤT MỎ: MỎ-VĂN-SÁNG-LẠN-THĂNG- HOA
(Phan Thị Thanh Minh – Hà Nội tham gia 3 vế đối)

8a- BIỆT TÀI KĨ NGHỆ: NGHỆ – BIỆT – CẦN – CỐ – CƯƠNG – CƯỜNG

8b – QUYẾT TÂM LẬP NGHIỆP: NGHIỆP – QUYẾT – NHẪN – NHÚN – NHẠY – NHANH (Thu Hằng – Nhà thơ Đồ Sơn – Hải Phòng tham gia hai vế đối)

(Sẽ  cập nhật lần cuối vào sau ngày thơ Nguyên Tiêu 13 tháng giêng kèm  kết quả chấm giải của Ban Tổ chức)

 

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder