
Nhà xuất bản Lao Động vừa cho ra mắt tập thơ “Trăng Em” của Chu Long. Đây là tập thơ thứ 8 của tác giả, thể hiệnmột bút pháp trữ tình lãng mạn, phóng khoángtrongcách thức tiếp cận riêng về đề tài tình yêu.Nguồn nội cảm chủ đạo hình thành nên mạch cảm thức sáng tạo của Chu Long ở tập thơ 99 bài này có khởi nguồn từ siêu biểu tượng “Trăng”. Hành tinh quay quanh Trái đất hiện ra trong thơ Chu Long trước hết một cách trực diện là thực thể sáng đẹp trong trời đêm. Mở đầu tập thơ, tác giả dành một loạt bài thơ lục bát để tả trăng:
“Núp sau áo mỏng mây sang
Tòa thiên nhiên động rát vàng nằm trong
Cho trần gian lạc chốn hồng
Hồn ngơ ngẩn trước mênh mông vô bờ”.
(Trăng)
Ẩn trong lớp từ gợi tả trăng, vẫn hiển hiện bóng dáng thiếu nữ với những nét đẹp lõa thể vừa huyền bí vừa rạng rỡ. Siêu biểu tượng “Trăng” được kết cấu bởi hai luồng cảm xúc lớn về “Trăng đêm” và chủ thể trữ tình “Gửi tình vào trăng”. Đó cũng chính là cách chia tập thơ thành 2 phần có chủ đích của tác giả. Phần 1 có 65 bài, chủ yếu là thơ lục bát. Chẳng rõ thời điểm tác giả sáng tác khi nào mà những đêm trăng đã tràn lên từng trang thơ với bao hồi ức đẹp về dáng hình người con gái xinh tươi, thánh thiện, gắn với bao kỷ niệm yêu đương đầy lãng mạn. Với Chu Long, khung trời không trăng như nỗi thiếu vắng tình yêu hoặc cuộc tình chưa trọn vẹn:
“Anh sợ khi trời thả ánh sao đêm
Bóng tối phủ ánh đèn lên cuối phố
Con đường vắng hàng cây nghiêng bóng đổ
Có một mình ôm nỗi nhớ đơn côi”.
(Bất chợt)
Hai luồng cảm xúc của Chu Long có tính nhất quán xuyên suốt tập thơ. Anh thể hiện cuộc độc thoại nội tâm đang âm trầm diễn ra trong vùng giao thoa của hai làn ánh sáng tỏa soi bởi hai chủ thể Trăng và Em. Đó là các hóa thân nhân vật, biểu tượng, và những biến đổi vi diệu sắc thái tâm trạng thơ.Tác giả xây dựng hình tượngthơvà sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, đã phần nào gây được ấntượng nghệ thuật đẹp đẽ trong lòng bạnđọc.Phần 2 tập thơ gồm 34 bài. Trung thành với chất liệungôn ngữ và phương phápxây dựng hình tượng nghệthuật mộc mạc chân thực,giàu tính hướng nội, đãxác lập nên giọng điệu trữtình chảy suốt hành trìnhsáng tạo của Chu Long
Tập thơ “Trăng Em’ làmột minh chứng thuyếtphục cho sự tiếp nốithành công, cũng như tinhthần phát huytriệt để sứcmạnh của ngôn ngữ tạohình khi vận dụng nhuầnnhuyễn bút pháp trữ tìnhlãng mạn biến chất liệuhình ảnh đời thường đơnsắc diện sang thế giớihìnhhài đa sắc diện, giàubiểu cảm, tăng tối đa sứcmạnh thông tin cho mỗicâu, mỗi ý, mỗi tứ,mỗi bài đặc trưng xác lập nêndung diện ngôn ngữ thi cahiện đại. Tuy vậy, vẫn có những câu thơ dung dị bởi sự yêu đương thắm thiết, chân thành, như trong bài thơ “Nói với em” sau đây:
“Anh sẽ về không để những đêm côi
Em cô lẻ căn phòng đơn lạnh giá
Trái tim đỏ mạch máu hồng anh hóa
Ngọn lửa hồng cho em ấm ngày đông”.
Chu Long không sa đà vào việc khơi nguồn cảm xúc khi hồi ức kỉ niệm yêu đương tuổi học trò mới lớn hay mối tình xưa ở quê nhà. Vẫn chuyện thầm yêu trộm nhớ, mơ mộng, giận hờn, ghen bóng ghen gió thôi, nhưng thơ Chu Long lại đưa bạn đọc theo chiều hướng duy cảm, duy mỹ khác biệt với kiểu thơ tình quen thuộc. Bài thơ “Đêm vườn thế” lại được tác giả khai thác bằng cách tiếp cận một trường ngữ nghĩa khác:
“Âm thanh rơi gấp gáp gẫy đêm dày
Rồi khựng lại thả sâu đầy khoảng trống.
Cây yên lặng cánh hoa nằm không động
Phấn rụng gieo hương ứa lỏng mùi hương”.
Sự thận trọngthường trực trongcách thức tiếp cậnvà xây dựng hệthống hình tượngthơ mới, songsong sự hiện diệnvà tồn tại của siêubiểu tượng“Trăng” thật khókhắc phục đượchết những hạn chế sáomòn về mặt nhận thức,hay sự chai lì về mặttình cảm, nhưng cũng đồngthời là một thử thách đầythú vị với gười làm côngtác sáng tạo khi dũng cảmđối mặt và tìm cách vượtqua được nó. Đây chính là dấu ấn nghệthuật mà tập thơ neo lạitrong lòng độc giả yêuthích thơ Chu Long, khi đọc tập thơ này.