Đọc “Heo may trái mùa” – Nguyễn Thụy Kha

Vanhaiphong Bùi Quang Thanh nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tại Cộng hoà liên bang Nga, hiện ông là chuyên gia của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Trong suốt cuộc hành trình của cuộc đời  ông trọn tâm cho  dạy học, nghiên cứu, nhưng trái tim thơ của ông vẫn rung lên khi tha thiết lúc day dứt trăn trở với cuộc sống. Và bên cạnh sự nghiệp nghiên cứu khá lớn cống hiến cho ngành văn hoá với  những đề tài  bảo vệ di sản văn hoá thành công trước UNESCO như  di sản hát Quan họ, di sản thờ cũng tổ tiên Đền Hùng… ông còn có những tác phẩm thơ được đông đảo  người yêu thi ca mến mộ.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu một góc nhỏ thơ Bùi Quang Thanh qua bài viết của Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha -Tập thơHeo may trái mùa“, Nxb. Hội Nhà văn, 2014.

Vanhaiphong Bùi Quang Thanh nguyên là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tại Cộng hoà liên bang Nga, hiện ông là chuyên gia của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Trong suốt cuộc hành trình của cuộc đời  ông trọn tâm cho  dạy học, nghiên cứu, nhưng trái tim thơ của ông vẫn rung lên khi tha thiết lúc day dứt trăn trở với cuộc sống. Và bên cạnh sự nghiệp nghiên cứu khá lớn cống hiến cho ngành văn hoá với  những đề tài  bảo vệ di sản văn hoá thành công trước UNESCO như  di sản hát Quan họ, di sản thờ cũng tổ tiên Đền Hùng… ông còn có những tác phẩm thơ được đông đảo  người yêu thi ca mến mộ.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu một góc nhỏ thơ Bùi Quang Thanh qua bài viết của Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha -Tập thơHeo may trái mùa“, Nxb. Hội Nhà văn, 2014.

Đầu những năm 80 thế kỷ trước, căn gác Hàng Bông của tôi luôn luôn chật chội tiếng nói cười của các tao nhân, mặc khách. Một chiều, nhà thơ Trần Hòa Bình dắt một người bạn đến và giới thiệu với tôi: “Đây là Bùi Quang Thanh – bạn em. Làm thơ rất có chất”. Tôi biết Bùi Quang Thanh từ đó, nhất là sau khi Thanh đọc vài bài thơ của mình. Tôi đã nhận ra ngay cái giọng thầm thì của Thanh, khác với giọng sôi nổi đầy triết lý của Trần Hòa Bình. Bẵng đi nhiều năm, tôi không biết Bùi Quang Thanh đi đâu. Hóa ra là anh đi học ở Nga. Mùa thu 2012, tôi gặp lại Bùi Quang Thanh trong một lần đi khảo sát khu vực tâm linh ở Thác Bạc, Suối Sao. Thế là anh em lại nối kết thân tình. Tuy công tác ở Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, nhưng nghiệp thơ vẫn đeo đẳng Bùi Quang Thanh. Anh có tặng tôi những tập thơ viết về nước Nga và tôi đã chọn phổ nhạc bài thơ “Người đàn bà trong tranh” (nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng cũng đã từng phổ bài này). Còn lần này, anh gửi đến tôi tập “Heo may trái mùa” gồm những bài thơ làm về Việt Nam từ năm 1978 đến nay. Tập thơ chắc là để đón chào tuổi lục tuần của anh (Bùi Quang Thanh sinh 27/7/1955). Và tôi vinh dự được anh chọn viết lời giới thiệu.( Ảnh PGS.TS.Bùi Quang Thanh)

Đọc tập thơ, tôi thấy nhận xét của tôi về thơ Bùi Quang Thanh từ gần 40 năm trước không có gì thay đổi. Vẫn là giọng thầm thì, thầm thì… rất riêng. Cái mạnh của giọng thơ trữ tình Bùi Quang Thanh chính là mảng thơ tình. “Em” trong thơ Bùi Quang Thanh là một nàng vừa xa xôi, vừa gần gũi để anh có thể lẩy ra nhiều cung bậc. Có khi chỉ là một “Lời ru không có trước” để em được “Nhóm vòm ngực phồn sinh” và “Tựa vào nhau một khúc ru gầy”. Có khi thảng thốt “người thoáng hiện” như “Quỷ thần buộc trốn – tóc rối tung sau ánh mắt tôi nhìn”. Có khi là một lục bát không đề cô đơn “Vắng em thui thủi một mình” hay là một “Bất ngờ”: “Trong anh trời đất nhạt nhòa/ Trong anh trời đất chỉ là riêng em”. Có lúc, em là bông hoa núi: “Em giấu vào ánh mắt/ Có bao nhiêu mất mát”. Có lúc lại là một chiều lá thu bay: “Em có biết có màu lá khác/ Vẫn cồn cào trong gió …”. Thật chia sẻ với gã si tình Bùi Quang Thanh, khi hắn thốt lên “Tôi chỉ là …”: “Càng gần em càng xót xa biết mấy/ Trước mắt tôi em mờ ảo chân trời”. Và thật tinh trong như thơ tình thời chiến tranh: “Em ta nữa dẫu ngập ngừng câu hẹn/ Tuổi hai mươi cong mảnh trăng thề”. Thấy gì nhỉ trong nhịp bước đêm ngoại: “Anh lại đi một mình đêm cát trắng/ Chân ngập ngừng gọi nhớ thương em”. Em tượng trưng đã thế, nhưng em thực, em – người bạn trăm năm thì thơ Bùi Quang Thanh vừa dung dị, vừa si đến “hết thuốc chữa”. Hãy xem Bùi Quang Thanh “nịnh vợ” thế nào:

Xa em rồi anh phấp phỏng khôn nguôi

Có thể giờ này em ngồi đọc sách

Em cặm cụi một mình lên thang gác

Xô nước đầy lúc đó nặng không em?

Hay:

Có thể đong nỗi nhớ em bằng chiếc gạt tàn này?

Những mẩu thuốc lạnh lùng như cột số

Nửa mắc áo bỏ không. Và bát ăn thì lẻ

Tiếng guốc nào còn gõ ở trong anh?

 

Bùi Quang Thanh thành thật yêu đến huyền ảo. Nhờ vậy mà anh đã tìm ra được định nghĩa cho thơ mình rất hồn nhiên:

Anh tha thẩn một mình đi dọc cát

Gặp vỏ sò, vỏ hến ấu thơ em

Câu hát mùa thu ngập tràn phố biển

Ngân trong anh giai điệu tóc đêm …

Huyền ảo và siêu thực đến tận cùng khi cảm xúc mình đến tận cùng thành thật.

Ở mảng thơ đời, Bùi Quang Thanh cũng góp vào những triết lý sâu sắc. Có lúc là một ẩn dụ “với con mưa mùa hạ”: “Liệu gió trời còn giữ được chút gì không?/ Hay mang nốt niềm tôi khô hạn”. Có lúc là một nỗi niềm “Giấu sau chiếc lá”: “Sẽ là gì những chiếc lá vàng/ Nếu tất cả màu xanh trở lại”. Có khi chỉ là đóa “Hoa sim Đồng Hới”: “Nhen từ sỏi đá hoang sơ/ Cái màu hoa gợi ước mơ cho người”. Có khi bập bùng ở Phố Cháy: “Khỏa bàn tay vào dòng mương  ắp nước/ Chợt rưng rưng thương vết chai sần”. Có khi là niềm cảm mếm nghệ nhân tạc tượng đá ở Ngũ Hành Sơn: “Ông như đánh rơi tuổi trẻ của riêng mình/ Lầm lũi chạm giấc mơ vào thớ đá” hay da diết nỗi xưa ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội II – Xuân Hòa: “Lòng giếng thẳm sâu chạm vào buốt giá/ Thương bàn tay lằn đỏ vết dây gầu …”. Cũng có khi là một thổn thức về Hà Nội hôm nay để bật ra câu thơ độc đáo: “Hà Nội như mặc nhầm áo ai”.

Bùi Quang Thanh là người nhiều trăn trở, lắm suy tư. Trên một mặt bằng văn hóa cao mà anh đã trau dồi, Bùi Quang Thanh hoàn toàn có thể chủ động tạo ra những câu thơ thực hay ảo hoặc triết lý bằng nhiều thủ pháp thơ. Nhưng xem ra khi cảm xúc ùa đến, anh đã tự để cho cảm xúc làm việc này thay trí tuệ. Bởi thế, những giai điệu tóc đêm thầm thì vào ta nhiều nỗi rưng rưng. Song nhờ những thuận lợi đó, có lúc Bùi Quang Thanh đã hơi đuối sức khi chọn những đề tài không thuộc tạng thơ anh. Ai đã đọc bài thơ “Nhân dân” của Nguyễn Đình Thi, thì thấy rằng “Nhân dân” của Bùi Quang Thanh còn rất cần huy động nhiều nỗ lực của cảm xúc và tư duy. Nói vậy, nhưng tôi vẫn mong Bùi Quang Thanh thử sức trong những đề tài hóc búa này:

Là những hy sinh suốt thời bom đạn

Phá cột kèo kê lót để xe lăn

Đấu gạo tấm chia láng giềng vận hạn

Đất nước gian lao ấm áp trăm lần

Là những người đi xa thầm nhớ

Chưa gặp nhau thì ngồi lẩy câu Kiều

Điếu thuốc lào đêm trăng đầu ngõ

Bát chè vườn thoang thoảng hương yêu …

Tôi tỉ mẩn suy tư Nhân Dân là ai?

Ai được là Nhân Dân để coi mình làm gốc

Nương tựa cho đất nước tháng năm dài…

Heo may trái mùa” làm ấm lòng người thưởng thức. Một heo may lạ mà thơ Bùi Quang Thanh tạo ra./.

N.T.KH

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder