“Gửi K”, bài thơ tình nổi tiếng của A.X. Puskin

Anna Pêtrốpna Kern – nhân vật chính của bài thơ có một cuộc đời gian nan, ngang trái nhưng rất tuyệt vời vì đầy ắp những sự kiện, cảm xúc phong phú và chói lọi vì có nhiều năm tháng được giao du với Mặt trời của thi ca Nga A. Puskin. Anna Pêtrốpna Kern đã được nhà thơ Nga Puskin làm cho trở thành bất tử cùng với bài hơ tình “Gửi K”. Bài thơ và tên tuổi người phụ nữ ấy đã sống mãi tới ngày nay.

Anna Pêtrốpna Kern – nhân vật chính của bài thơ có một cuộc đời gian nan, ngang trái nhưng rất tuyệt vời vì đầy ắp những sự kiện, cảm xúc phong phú và chói lọi vì có nhiều năm tháng được giao du với Mặt trời của thi ca Nga A. Puskin. Anna Pêtrốpna Kern đã được nhà thơ Nga Puskin làm cho trở thành bất tử cùng với bài hơ tình “Gửi K”. Bài thơ và tên tuổi người phụ nữ ấy đã sống mãi tới ngày nay.


“Gửi K”

A.X. Puskin

 

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:

Trước mắt anh em bỗng hiện lên,

Như hư ảnh mong manh vụt biến,

Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Trong day dứt sầu đau tuyệt vọng,

Giữa ồn ào xáo động buồn lo

Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng,

Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.

Tháng ngày qua. Những cơn gió bụi

Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,

Lãng quên rồi giọng em hiền dịu,

Nhòa tan rồi bóng dáng nguy nga.

Giữa cô quạnh âm u tù hãm

Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu,

Chẳng thiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,

Chẳng dời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.

Cả hồn anh bỗng bừng bừng tỉnh giấc:

Trước mắt anh em lại hiện lên

Như hư ảnh mong manh vụt biến,

Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Quả tim lại rộn ràng náo nức,

Vì trái tim sống dậy đủ điều:

Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc,

Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.

Thúy Toàn dịch

Chuyện về bài thơ tình nổi tiếng “Gửi K” của A.X. Puskin

Trong một lần giao lưu với độc giả, dịch giả Thuý Toàn đã bật mí về bài thơ tình nổi tiếng của A.X. Puskin mang tên: “Gửi K” do ông chuyển ngữ sang tiếng Việt. Đây cũng là một trong những mối tình đẹp của A.X. Puskin khi ông 25 tuổi.

Nhân vật chính của bài thơ

Anna Pêtrốpna Kern – nhân vật chính của bài thơ có một cuộc đời gian nan, ngang trái nhưng rất tuyệt vời vì đầy ắp những sự kiện, cảm xúc phong phú và chói lọi vì có nhiều năm tháng được giao du với Mặt trời của thi ca Nga A. Puskin.

Chưa đầy 17 tuổi, Anna Pêtrốpna Kern đã phải kết hôn với một vị tướng 52 tuổi, phải theo chồng chuyển hết nơi này đến nơi khác phụ thuộc vào nơi đóng quân của chồng. Cùng trong giới quý tộc nên cô đã có dịp quen biết với Puskin. Nhưng sự kiện đáng nhớ của cô là chuyến đi vào đầu năm 1819 đến Pêtécxbua thăm bà cô và gặp lại Puskin ở trang ấp Mikhailốpxkôje liền kề. Puskin sửng sốt trước vẻ đẹp thiên thần của nàng “Trước mặt anh em bỗng hiện ra”. Còn nàng thì bất ngờ được gặp lại Mặt trời thi ca mà mình ngưỡng mộ.

Theo ông Thuý Toàn thì từ giữa năm 1820 – thời gian A. Puskin bị đưa về an trí tại làng Mikhailốpxkôje – trang ấp của gia đình nhà thơ – ông đã nhiều lần lui tới làng Trigorxkôje nơi Anna Pêtrốpna Kern ở với bà cô. Suốt thời gian ở trang trại, hầu như ngày nào Puskin cũng đến thăm Anna Pêtrốpna Kern. Đêm cuối trước khi Anna rời Trigôrxkôje, nhà thơ đã cùng Anna về dạo chơi trong vườn cây trang ấp Mikhailốpxkôje của gia đình mình. Sáng hôm sau khi đến chia tay với Anna, nhà thơ đã tặng nàng cuốn sách in chương đầu của tiểu thuyết thơ “Epghêni Ônêghin” mới viết, gài ở giữa những trang sách là một tờ giấy viết thư gấp tư có chép một bài thơ.

Rồi nhà thơ qua đời sau trận đấu súng với Đantex vào đầu năm 1837. Ngày 1/2/1837, Anna Pêtrốpna đã âm thầm khóc và cầu nguyện cho nhà thơ. Từ đây Anna Pêtrốpna đã chăm chút gìn giữ mọi kỷ vật gợi nhớ đến Puskin, từ những câu thơ, thư từ trao đổi với Puskin, đến cái ghế gỗ mà nhà thơ đã từng ngồi…

Đoạn kết bài thơ tình “Gửi K”

Một buổi tối cuối tháng 3/1879 (sau khi A.Puskin mất 40 năm), bà quả phụ Pôkôtôva đã tổ chức buổi hòa nhạc mừng thọ, có mời nghệ sĩ Kômixarzépxki EP  – nghệ sĩ có giọng teno nổi tiếng – từ Thủ đô về trình diễn tại trang ấp của nhà họ Pôkôtốp (làng Xtekhnevô, huyện Nôvôrzép – nơi cách 2 trang ấp Mikhailốpxkôje và Trigoexkiôje chừng 40 km). Trang trại này xưa kia của chúa đất Pôkôtốp Ivan Matheevits, người có giao du rộng rãi với giới trí thức Thủ đô. Mọi người có mặt trong tối hòa nhạc đều hân hoan hồ hởi. Ca sĩ thì rất hào hứng, mang hết tài nghệ của mình ra chinh phục khán giả.

Không khí đang tưng bừng bỗng bị một bà già lạ ăn mặc xộc xệch, khắp người đầy bụi đất làm hỏng. Dù bà cụ đã được mời vào cùng dự, nhưng bà ta không chịu ngồi yên, cứ quay đi, quay lại càu nhàu này nọ về sự trình diễn của nghệ sĩ. Mọi người đều tỏ vẻ không hài lòng với bà lão, còn nghệ sĩ thì mất hứng. Cuối cùng nghệ sĩ phải ghé tai hỏi bà chủ xem bà già kia là ai? Té ra đó chính là Anna Pêtrốpna Kern – người đã được nhà thơ Nga Puskin làm cho trở thành bất tử với bài thơ “Gửi K”.

Thế là Kômixazépxki bỗng thay đổi hẳn. Ông trở nên nghiêm trang và xin phép được hát bài hát “Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu”, lời thơ của Puskin do nhạc sĩ nổi tiếng Glinca phổ nhạc năm 1840 – một ca khúc ca phổ biến ở nước Nga mà ai cũng yêu thích như một bài dân ca.

Anna Pêtrốpna chăm chú lắng nghe, nước mắt giàn giụa. Hát xong ca sĩ đã đến quỳ xuống trước bà lão, nâng tay bà lên và cúi hôn. Bà lão ôm lấy mái đầu chàng ca sĩ lừng danh ở tuổi bốn mươi và tặng cho chàng một nụ hôn trên trán.

Thì ra, vào những ngày cuối đời, nhớ về kỷ niệm xưa bà lão Anna Pêtrốpna Kern đã quyết định một lần nữa về thăm lại Mikhailốpxkôje ngày nào. Bà cụ lên xe, tìm về nơi bà và Mặt trời thi ca Nga A.Puskin gặp nhau, và buổi chiều bà cụ đã tới trang ấp của chúa đất Pokotop đúng vào tối hòa nhạc.

Anna Pêtrốpna Kern đã được nhà thơ Nga Puskin làm cho trở thành bất tử cùng với bài hơ tình “Gửi K”. Bài thơ và tên tuổi người phụ nữ ấy đã sống mãi tới ngày nay.

 

Hà Dương – Nguồn: http://www.anninhthudo.vn/

 

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder