Gương xưa soi mặt – Đình Kính

Cổng dẫn vào đền thờ Tô Hiến Thành (Thanh Hóa)

Ôi, NHÂN CÁCH các quan xưa, sao mà kính nể!… Thiết nghĩ, chuyện đã hay, không cần bàn thêm. Tôi đặt tên bài viết GƯƠNG XƯA SOI MẶT  là bởi thế…

 

Ôi, NHÂN CÁCH các quan xưa, sao mà kính nể!… Thiết nghĩ, chuyện đã hay, không cần bàn thêm. Tôi đặt tên bài viết GƯƠNG XƯA SOI MẶT  là bởi thế.


I – TÔ HIẾN THÀNH: VIỆC NƯỚC CAO HƠN VÀNG HỐI LỘ!

1- Tô Hiến Thành là hiền tai, văn võ song toàn và mưu lược. Người đời ví ông như Gia Cát Lượng. Nhờ vậy, Tô Hiến Thành được Vua Lý Anh Tông gia phong tước vương và đưa vào chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, tức là chức Tể tướng, quan đứng đầu triều. Trên cương vị này, tài năng và đức độ của Tô Hiến Thành được phát huy để phò vua giúp nước.

Vào thời điểm đó, Lý Long Sưởng, con trưởng của vua Lý Anh Tông và chính thất Chiêu Linh Thái hậu được lên ngôi Thái tử. Nhưng Lý Long Sưởng không giữ đạo, thông dâm với cung phi của cha, nên bị truất. Con của Lý Anh Tông với người vơ thứ, là Lý Long Cán, được lên ngôi Thái tử, lúc ấy mơi  một tuổi.

Tháng 4 năm 1175, Vùa Lý Anh Tông trở bệnh, Tô Hiến Thành được giao quyền coi giữ chính sự.

Tháng 7 năm đó, vua băng hà, để lại di chiếu:  giao thái tử Lý Long Cán cho Tô Hiến Thành phù trợ. Ông được quyền thay vua nhỏ tuổi nhiếp chính sự.

Chiêu Linh Thái hâu (mẹ Lý Long Sưởng, con trưởng vua, Thái tử đã bị truất) muốn làm chuyện phế lập, nhưng sợ Tô Hiến Thành không nghe bèn mang một mâm vàng ròng đến hối lộ vợ Lý Đạo Thành, nhờ bà này thuyết phục quan Phụ chính Lý Đạo Thành để con mình được kế vị ngôi vua. Biết chuyện, Tô Hiến Thành nói: ” Ta là đại thần nhận mệnh của tiên tổ để lo giúp đỡ vua còn bé, nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”. Thái hậu có ý  doa nạt, đỗ danh, hứa hẹn, Tô Hiến Thành vẫn một mực không nghe, ông nói: ” Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quan hay sao? Thần không dám vâng lệnh”.

Vậy là ý đồ đưa con mình lên ngôi vua của Thái hậu bất thành.

2- Khí đã có tuổi, Tô Hiến Thành bị bệnh, phải nằm nhà. Hôi đó có một người luôn túc trực bên giường bệnh, tận tình chăm lo thuốc thang mọi thứ, kể cả đổ bô cho ông, đó là quan Tham trì chính sự Vũ Tán Đường. Còn quan Chính sự đại phu Trần Trung Tá, do bận lo công việc triều đình, không có thời gian rảnh để thăm ông.

Khi bệnh tình ông đã trở nên nguy kịch, Đỗ Thái hậu đến thăm và hỏi: “Nếu có mệnh hề nào thì ai thay?”. Tô Hiến Thành đáp: “Người đó chỉ có thể là Trần Trung Tá mà thôi!”. Thái hậu ngạc nhiên: “Vũ Tán Đường ngày ngày hầu hạ thuốc thang cho ông, sao ông không nói tới là làm sao? Còn Trần Trung Tá là kẻ luôn thờ ơ với ông, mà sao ông vẫn ưa chuộng vậy?”
Tô Hiến Thành đáp: “Thái hậu hỏi người thay thế thần để lo việc lớn của quốc gia, cho nên thần tiến cử Trần Trung Tá, bởi xét trong triều chỉ có ông ấy làm nổi, còn nếu hỏi việc phục dịch cơm nước thuốc thang thì ngoài Vũ Tán Đường chẳng còn ai hơn được”.

Thái hậu cả khen Tô Hiến Thành, thầm phục tấm lòng cương trực của ông, không vị tình mà quên việc lớn.

Tô Hiến Thành mất ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi 1179, triều vua Lý Cao Tông. Khi nghe tin ông mất, vua bãi chầu bảy ngày, ăn chay ba ngày để tang ông và tỏ rõ niềm kính trọng đặc biệt đối với ông.


II- LÝ THƯỜNG KIỆT: TRỌNG NGƯỜI TÀI, BỎ QUA THÙ HẬN CÁ NHÂN.

Thời vua Lý Thánh Tông và vua Lý Nhân Tông trị vì, có hai vị đại thần trụ cốt của triều đình, đó là quan Thái sư Lý Đạo Thành và quan Thái úy Lý Thường Kiết. Một người chăm lo về VĂN, một người trông coi việc VÕ.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời. Triều đình chia làm hai phe.

Phe thứ nhất được Lý Đạo Thành trợ giúp, đưa Thái tử Càn Đức, con đẻ của Thái phi Ỷ Lan, mơi bảy tuổi lên ngôi (hiệu là Lý Nhân Tông). Nhưng Ỷ Lan không được tham dự triều chính, mà Mẹ cả là Hoàng hậu Tô Thị được phong làm Thượng Dương Thái hậu, buông rèm nhiếp chính.

Phe thứ hai là Thái phi Ỷ Lan, có sự phò giúp của Thái úy Lý Thường Kiệt, muốn nắm lấy quyền nhiếp chính.

Bốn tháng sau khi lên ngôi, Lý Nhân Tông ra chỉ phế truất Thượng Dương Thái hậu, giam Thái hậu cùng bảy mươi hai thị nữ trong lãnh cung và bắt chôn theo Lý Thánh Tông (Lý do tại sao, không thuộc mục đích bài viết này, lại sợ làm mất thời gian bạn đọc, nên người viết không giải thích – ĐK)

Ỷ Lan được tôn làm Hoàng Hậu, dựa vào thế lực Lý Thường Kiệt, buông rèm nghe chính sự. Lý Thương Kiệt giữ vai trò Nhiếp chính.

Cuộc đảo chính ấy khiến Lý Đạo Thành thất sủng, từ Thái sư đầu triều, giáng xuống làm Tả gián nghị Đại phu, rồi bị điều vào trấn giữ ở Nghệ An.

Từ đấy, quan hệ giữ Lý Thường Kiệt và Lý Đao Thành chẳng mấy mặn mà, không muốn nói là thù hận.

Năm 1075, vua Tống là Vương An Thạch  mang quân áp sát biên ải, âm mưu đánh chiếm Đại Việt. Triều đình sai Lý Thường Kiệt mang quân lên biến giới phía Bắc trấn giữa.

Trước khi Lý Thường Kiệt lên đường, Hoang Hậu Ỷ Lan hỏi rằng, Thái ủy đi xa ngàn dặm đánh giăc, việc triều chính ai thay?

Lý thường Kiệt không đắn đo nói rằng: Người nắm triều chính, giúp vua nhỏ trì vì thiên hạ, không ai hơn Lý Đạo Thành.

Nghe lời Lý Thường Kiệt, Triều đình triệu Lý Đạo Thành về kinh đô, lại phong làm Thái Sư (Cần nhớ, Thái sư quyền lưc lớn hơn chức Thái ủy của Lý Thường Kiệt).


III- VÌ TÌNH VÀ NGHĨA, HẠ CON ĐẺ  XUỐNG LÀM CON NUÔI

Sinh thời, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bằng công lao và tài năng giữ nước, đã được vua Trần cho lập đền, lập bia thờ và phong là Thánh. Ông là một thiên tài quân sự, một nhà tư tưởng lớn, đã đành, ông còn là con người sống rất mực đời thường, ứng xử cũng rất đời thường. Chuyện rằng,  đội Tương tác (thông tin, trinh sát) của Yết Kiêu có công khai thác tình hình địch, nhưng mỗi lần lặn lội về trình báo, ai cũng lấm lem bùn đất. Thấy vậy, Trần Hưng Đạo lấy làm ái ngại, liền cho đào một cái giếng gần Đại bản doanh để Yết Kiêu và mọi người tắm rửa. Lòng yêu quân sỹ của ông thấu đến trời đất, vì vậy nước giếng bốn mùa đầy nước và trong. Nay nơi sân Đền thờ ông ở Kiếp Bạc, giếng vẫn còn.

Và chuyện cũng kể rằng, Phạm Ngũ Lão là vị tướng tài, đã nhiều lần lập công, rất được Trần Hưng Đạo tin yêu, quý mến. Quận chúa Anh Nguyên, con gái thứ Đại Vương cũng rất yêu Phạm Ngũ Lão. Biết Phạm Ngũ Lão và Quận chúa Anh Nguyên có tình ý, nên từ lâu Trần Hưng Đạo đã muốn gả con gái thứ cho vị tướng trẻ tâm phúc. Ngặt một nỗi triều đình quy định, con cháu nhà Trần không được kết duyền ngoài dòng tộc. Biết tình cảm con gái  và tướng quân Phạm Ngũ Lão ngày càng khăng khít, Trân Hương Đạo băn khoăn lắm! Một lần ông ướm hỏi con gái: ” Ta biết cái tình của con với Phạm Ngũ Lão sâu nặng. Điều ấy hợp lẽ tự nhiên. Nhưng ban Quốc tính là việc khó, thuộc quyền nhà Vua. Để con và họ Phạm thành đôi lứa, chỉ còn cách ta giáng con từ con đẻ xuống hàng con nuôi, ý con có thuận?”. Quận chúa ngỡ ngang, không ngờ cái tình của cha lớn lao đến vậy, liền sung sướng vâng theo. Không lâu sau đấy, lễ thành hôn giữa Quận chúa Anh Nguyên và tướng quân Phạm Ngũ Lão được tiến hành.

Ai không xúc động khi nghĩ về tấm lòng của người cha và cái tình của người con? Giáng con đẻ xuống làm con nuôi, một ứng xử thật đẹp, phải phép, hợp lệ, trọn phận, tinh tế và rất người!

Nơi hậu cung đền Kiếp Bạc, nhân dân đặt ban thơ Anh Nguyên Quận chúa cạnh Ban thờ Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thanh Công chúa  và ban thờ Đề nhất Khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh, phải chăng là sự ghi nhận, tạ ơn và đề cao một nghĩa cử?


IV- KHÔNG CỐ CHẤP, VƯỢT QUA THÓI TỤC

Trần Nguyên Đán là cháu ba đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, cũng là cháu ba đời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông có công dẹp loạn nên được vua Trần Duệ Tông phong giữ chức Phụ chính. Cuối đời, do nhìn thấy sự suy vong khó cưỡng của nhà Trần, ông bỏ Thăng Long, về với Côn Sơn. Ông cho san gò, phát cây, dựng nhà, tạo sự tĩnh lặng giữa thiên nhiên để ngẫm ngợi thế sự. Nơi ông ở, đặt tên là động Thanh Hư, có ý là trong xanh và thoát tục. Phan Huy Chú trong ” Lịch triều hiến chương loại chí” có viết: “Trên núi có động Thanh Hư, dưới núi có cầu Thấu Ngọc, cây và đá xanh um, thật là cảnh đẹp nhân gian”

Song Trần Nguyên Đán về Côn Sơn đâu phải để tìm chốn “bồng lai” tĩnh dật, yên phận. Ông đau đáu việc nước, việc dân!

… Chuyện tôi muốn viết bắt đầu từ chàng thư sinh Nguyễn Ứng Long, hiệu Nhị Khê, người làng Ổi, huyện Ứng Hòa khít thành Thăng Long (thuốc Hà Tây ngày nay). Nguyễn Ứng Long là một học trò giỏi, vì vậy viên thư sinh này được quan Tư đồ Trần Nguyên Đán cho vời về làm gia sư dạy cô con gái có tên Trần Thị Thái của mình. Thời gian qua mau, thày trò ngày cang quyến luyến, bó bện, ý hợp tâm đầu, viết thơ cùng chí, làm văn cùng hướng… Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu không có một ngày nọ, Trần Thị Thái mang thai. Biết cô học trò đã có bầu, Nguyễn Ứng Long sợ hãi bỏ trốn.

Sự việc xảy ra như là tiếng sét thiên lôi giáng xuống gia tộc họ Trần. Nhưng quan Tư đồ không quá phiền muộn như thói thương. Ông bình tĩnh nói: “Vận nước sắp hết rồi, biết đâu chẳng phải trời xúi thế, vị tất không phải phúc nhà mình…”Sau đó ông cho người đi tìm Nguyễn Ứng Long về để kết hôn cùng Trân Thị Thái. Nguyễn Ứng Long cảm cái ơn đó càng ra sức học hành. Khoa thi năm Giáp Dần ( 1374) , ông đỗ Bảng nhãn.

Nguyễn Ứng Long và Trần Thị  Thái đến với nhau bằng sự chắp nối bao dung của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, quả là vì trời xui thế. Đây không chỉ là phúc một nhà mà là phúc trăm họ. Kết quả của duyên phận là sau đó nước Đại Việt có một Nguyễn Trãi, nhà Văn hóa, nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc, nhà tư tưởng và nhà thơ lớn. Năm 1417, ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Lê Lợi “Bình ngô sách” và trở thành linh hồn không thể thiếu của cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Cuối đời, ông về Côn Sơn, nơi ông ngoại đã từng ở để ngẫm ngợi việc nước và làm thơ

Ôi, NHÂN CÁCH các quan xưa, sao mà kính nể!… Thiết nghĩ, chuyện đã hay, không cần bàn thêm. Tôi đặt tên bài viết GƯƠNG XƯA SOI MẶT  là bởi thế.

Đ. K

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder