Hội thảo “Nhà văn Nguyên Hồng- cuộc đời và sự nghiệp văn chương”

Sáng 2/11/2013, tại Trung tâm hội nghị thành phố Hải Phòng số 18 đường Hoàng Diệu, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội liên hiệp VH&NT Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhà văn Nguyên Hồng.

 

 

Vanhaiphong.com – Sáng 2/11/2013, tại Trung tâm hội nghị thành phố Hải Phòng số 18 đường Hoàng Diệu, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội liên hiệp VH&NT Hải Phòng đã tổ chức Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhà văn Nguyên Hồng. Đến dự Hội thảo về phía Trung ương có Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam, các giáo sư tiến sỹ có công trình nghiên cứu về Nguyên Hồng các nhà thơ, nhà văn khác. Về phía thành phố có các đồng chí lãnh đạo ban tuyên giáo Thành ủy, UBND thành phố , các sở chức năng; Nhà biên kịch Tô Hoàng Vũ, chủ tịch Hội liên hiệp VH&NT Hải Phòng; Nhà văn Đình Kính chủ tịch Hội NVHP và các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình của Hải Phòng cùng gia đình nhà thơ, bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến nhà  văn Nguyên Hồng.

Tại Hội thảo, trong lời khai mạc, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại đã ôn lại những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của nhà văn. Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại  Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê Hà Giang, năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật.. Ông là Đảng viên Đảng CSVN. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông từng làm biên tập Tạp chí Văn nghệ và trong ban phụ trách trường Văn nghệ Nhân dân ở Việt Bắc. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II). Biên tập Tạp chí Văn nghệ và trong Ban phụ trách Tuần báo Văn. Phụ trách Trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ (của Hội Nhà văn Việt Nam), Ban Văn học công nhân và là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng.  Nguyên Hồng  mất ngày 2/5/1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Ban tổ chức đã nhận được 20 tham luận viết về Nguyên Hồng, đời người đời văn, và tại Hội thảo lần này, có một số tham luận trình bày; trong đó có các tham luận của PGS.TS Trần Đăng Suyền (Nguyên PHT trường ĐHSP Hà Nội 1); TS Lê Bích Hằng (Phó vụ trưởng, Vụ văn hóa- Văn nghệ , Ban Tuyên giáo TW); PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện (TBT Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam); Hồ Anh Tuấn (Nguyên CT Hội NVHP); Ngô Đăng Lợi, nguyên chủ tịch Hội sử học HP…

Các tham luận tại đây nhất trí đánh giá sự nghiệp cống hiến cho văn học và tổ quốc của Nguyên Hồng là rất lớn lao. Nguyên Hồng để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ trên 40 tác phẩm với nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, bút ký…Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn “Linh Hồn” đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ vỏ” tái hiện bức tranh xã hội sinh động về thân phận những “con người nhỏ bé dưới đáy” như Tám Bính, Năm Sài Gòn… trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc chống Pháp , chống Mỹ và xây dựng CNXH, Nguyên Hồng cũng để lại nhiều tác phẩm mang dấu ấn trong nền văn học Việt Nam như tiểu thuyết “Sóng Gầm”, tập thơ “Trời xanh”…Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là “Núi rừng Yên Thế”. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT lần thứ nhất.

Những thành công đặc sắc của nhà văn được các tham luận đánh giá khách quan , mỗi tham luận đề cập tới một khía cạnh: nhân cách, lòng say mê cống hiến, tài năng nghệ thuật, ý nghĩa sáng tác của Nguyên Hồng với cuộc sống và văn học, vị trí của Nguyên Hồng trên văn đàn…Nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm: Nguyên Hồng đã dành trọn cuộc  đời cho sự nghiệp sáng tác văn học và trở thành nhà văn lớn, biểu tượng về đức độ và tài năng, một trong những người dẫn đường của văn học Việt Nam hiện đại.

Thay mặt Hội NVVN, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội kết luận đánh giá cao sự cống hiến của nhà văn Nguyên Hồng trong việc lfa một trong những nhà văn đặt nền móng cho nền văn học nước nhà và khẳng định thành tựu sáng tác văn học lớn lao của ông, vị trí  của ông là một trong những cánh chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà thơ cho rằng Nguyên Hồng như một biểu tượng mẫu mực về sự lao khổ nhưng sống thủy chung và chấp nhận hy sinh trọn đời cho sự nghiệp văn học; sáng tác của Nguyên Hồng luôn mở ra những con đường, những hướng đi mới cho văn học Việt Nam. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đánh giá cao thành công của Hội thảo với nhiều tham luận chất lượng và Hải Phòng đã dành tình cảm trân trọng cho Nhà văn của mình, trong một căn phòng Hội thảo “sang trọng nhất nước, và những tấm chân tình”.

NĐM

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder