Hiện thực và cổ tích trong truyện “Cây bút thần kì”- Lê Trung Cường

Cây bút thần kì là một tác phẩm mang tính hiện thực và cổ tích. Hiện thực là khi con người ta tập chung tư duy về một vấn đề gì đó, sẽ có nhiều điều kì diệu diễn ra. Điều đó đã được khoa học tâm lý chứng minh. Cổ tích là việc cây bút có phép lạ tự viết lên được những bài văn hay. Đọc kĩ sẽ thấy tác phẩm hiện thực nhiều hơn là cổ tích. Những gì cây bút thần kì viết ra là những thứ chú bé bức xúc trong lòng. Cây bút thần kỳ được dịch từ tác phẩm Red Pencil của nhà văn Shin Soo Hyeon, đã nhận được giải thưởng văn học danh tiếng Hwanggum Doggaepi lần thứ 17, năm 2011. Cuốn sách cũng được đánh giá là tác phẩm văn học hay nhất dành cho thiếu nhi của Hàn Quốc hiện nay. Dịch giả Võ Thị Khánh Lan chuyển ngữ nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Truyện bắt đầu từ việc chú bé Min-ho sơ ý làm rơi bức tượng thủy tinh của người bạn gái Xu_Ha. Min_Ho không giám tự nhận lỗi với bạn mà mang giấu bức tượng gẫy cánh đi. Em chờ cơ hội giải thích với Xu_Ha. Mặc dù Min-ho không phải là người ăn cắp nhưng  bị các bạn nghi ngờ và phải nghe những lời miệt thị kẻ ăn trộm em rất khổ tâm. Sự việc đã đẩy Min_Ho vào tình huống không thể thanh minh. Bài văn đầu tiên khi có cây bút chì đỏ là nỗi lòng em muốn nói với tất cả mọi người. Min-ho không thể bày tỏ tâm trạng của mình với ai. Vì sẽ không có ai tin em. Min_Ho đã chứng minh. sự trong sạch của mình bằng những câu văn từ gan ruột. Min-ho không muốn đập nát pho tượng thủy tinh để phi tang, em cất đi chờ cơ hội trả lại Xu_Ha. Từ đó cuộc đấu tranh tâm lý đã diễn ra.

Phương pháp sư phạm của thầy giáo để tìm ra người bồng bột lấy đồ của bạn cũng đáng quan tâm. Đây là mấu chốt của truyện dẫn đến việc cây bút chì đỏ ra đời. Thay bằng việc dọa nạt quát mắng, thầy giáo chỉ yêu cầu, tất cả học sinh trong lớp nhắm mắt lại, em nào lấy đồ của bạn mở mắt nhìn thầy và hôm sau mang đồ đến để vào ngăn bàn của bạn là được. Tuy không tìm ra được đồ vật cho cô học sinh nhỏ nhưng thầy đã phát hiện ra người đang giữ món đồ đó. Kẻ có tật hay giật mình Min-ho nhắm nghiền mắt. Vì em tự cho rằng mình không phải là người ăn cắp. Phát hiện ra thủ  phạm, thầy giáo không tra hỏi như các biện pháp thông thường mà các giáo viên thường làm, ông đã dùng một thủ pháp sư phạm độc đáo tiếp theo. Chính thầy giáo là người đặt chiếc bút chì đỏ lên bàn của Min-ho và ra đề văn nói về tính xấu xa của việc trộm cắp.

Với cái nhìn trong sáng dành cho trẻ thơ, tác giả đã cho  cây bút chì đỏ có một phép lạ thần kì mà chỉ có người thầy trong lớp mới hiểu. Phép lạ đó là tâm trạng bị dồn nén của chú bé. Min-ho là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Em có hai cuốn nhật kí, một cuốn viết về những điều bức xúc trong lòng. Một cuốn viết về những điều người khác muốn đọc. Đây là một chi tiết tác giả muốn hỏi người đọc là tại sao không cho trẻ nhỏ được nói lên chính suy nghĩ của mình, lại cứ bắt các em theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Trước khi có chiếc bút chì màu đỏ, Min-ho chỉ là một cậu học sinh bình thường, điểm số không xuất sắc. Trong các bài tập viết nhật ký, trang nhật ký của Min-ho vẫn thường được đóng mộc xanh dương, dành cho những bài trung bình và yếu. Và tuyệt nhiên, từ trước tới nay cậu chưa bao giờ được mộc đỏ. Thực tế là vậy còn sâu sa là khi viết nhật kí cậu bé chưa được một lần nói lên suy nghĩ tâm trạng của mình. Khác hẳn với những học sinh trong lớp Min_Ho có một gia đình không hoàn hảo, bố mẹ bất đồng quan điểm cãi cọ, dẫn đến chia tay. Người mẹ bận mưu sinh không có thời gian quan tâm nhiều đến con. Người cha vô tâm khi con nhắn tin khoe thành tích học tập với bao điều hi vọng mà không nhận được sự phản hồi. Min_Ho luôn khát khao tình cảm của người cha. Bằng  chứng là em luôn mơ ước được chơi thể thao cùng cha như nhiều đứa trẻ khác.

Bài văn của thầy giáo có chủ đề: Vì sao trộm cắp là xấu xa… đã đúng với tâm trạng của Min-ho muốn bày tỏ. Phép lạ của cây bút thần đã xuất hiện. Chỉ cần đưa bút lên trang giấy nó sẽ chuyển động và viết lên những lời hay ý đẹp. Những bài văn Min-ho viết sau khi có cây bút chì đỏ là những bài văn rất đúng với tâm trạng của em. Không phải ngẫu nhiên, tất cả là do thầy giáo sắp đặt. Ông đã phát hiện ra khả năng viết văn của cậu học trò đặc biệt và làm nhiều phép thử. Hiểu rõ hoàn cảnh của Min-ho bài văn tiếp theo ông ra đề về hạnh phúc gia đình trong đó có tình cảm người cha, điều mà Min-Ho đang ngày đêm khao khát. Người thầy đó đã nhận được kết quả rất đáng vui cho phương pháp sư phạm của mình. Làm như ngoài cuộc thầy giáo vẫn ngầm theo dõi Min-ho. Chi tiết ông mời mẹ của em tới trường gặp riêng không cho Min-ho biết trước đã nói lên tất cả. Bồi dưỡng tính sáng tạo cho trẻ thơ xã hội luôn cần những người thầy như thế.

Đặc biệt, cây bút không bị mòn dù Min-ho có sử dụng nhiều đến đâu. Đây là một nghệ thuật ẩn dụ nói lên nguồn cảm xúc của tư duy không bao giờ vơi cạn. Em chỉ dùng cây bút chì đỏ để viết văn. Điều đó đã chứng tỏ văn là người là tâm trạng của kẻ viết. Bài văn đầu tiên Min-ho được điểm cao là em viết bằng cả tâm trạng của mình. Những điều Min-ho không thể bày tỏ thành lời nói. Tác  giả đã cho người đọc thấy là không hề có phép lạ trong cây bút chì đỏ bằng việc, bản thân Min-ho  nhận ra từ trước tới giờ chỉ có viết nhật kí bí mật mình mới viết được nhanh như thế. Viết nhật kí bí mật là viết về nỗi lòng của Min-ho. Chú bé chưa có bút chì đỏ mà cũng viết được rất nhanh. Bài văn đầu tiên viết bằng cây bút chì đỏ cũng là nỗi lòng của Min-ho.  Không chỉ bạn bè trong lớp bất ngờ mà ngay cả bản thân Min-ho cũng bất ngờ khi những bài văn của cậu nhận được những lời khen ngợi, thậm chí còn được giải vàng văn hay cấp trường, điều mà Min-ho chưa từng nghĩ tới. Kết quả học tập môn văn của em khiến Jae-gyu một người bạn trong lớp phải ghen tức. Nhân vật học trò Jae-gyu là một nhân vật điển hình cho căn bệnh sao của trẻ. Cảm giác mình là số một trong lớp đã  ngấm vào tiềm thức của Jae-gyu. Em là con của một gia đình khá giả. Mẹ Jae-gyu chỉ có một việc là  chăm sóc cho con.  Bà làm mọi việc giúp con học tập. Kết quả học tập của cậu là tỉ lệ thuận với sự quan tâm của gia đình. Người mẹ luôn xuất hiện bên con trong các ngày trọng đại của nhà trường. Nếu người mẹ chỉ quan tâm tới con một cách đơn thuần, không dùng ảnh hưởng của mình tác động vào kết quả học tập của con thì rất tốt. Mẹ bắt Jae-gyu phải đi học thêm. Khi con mình không còn là số một của trường. Điều đó đã cho thấy gia đình của Jae-gyu cũng bị mắc bệnh sao. người mẹ chuyển ngay thầy giáo học thêm mới, khi thầy cũ không giúp con lấy lại được ngôi vị số một.

Bằng phương pháp xây dựng hình ảnh đối lập người đọc nhận thấy ngay sự cô đơn của đứa trẻ thiếu cha. Min-ho lặng lẽ trầm tư khác hẳn với những đứa trẻ cùng lứa. Nếu sống trong gia đình hoàn thiện thì em có phải chịu thiệt thòi thế không? Min-ho đã rất mặc cảm khi Jae-gyu nói kết quả học tập của mình là sự thương hại của thầy giáo về hoàn cảnh khó khăn. Vì em là con của một gia đình không bình thường. Cậu đã gặp thầy giáo để hỏi thực hư. Qua trả lời của thầy giáo và những gì được nhà văn diễn tả, người đọc thấy ngay tập thể sư  phạm của nhà trường làm việc rất công tâm. Mọi học trò có tiến bộ đều được tôn vinh, không có sự ưu tiên dành cho những con nhà khá giả, có nhiều đóng góp vật chất với nhà trường.  Hình ảnh học sinh tan trường người nghèo về gia đình kẻ giàu mau chóng tới lớp học thêm, các em không có cả thời gian nghỉ ăn trưa, khiến người đọc có lien tưởng tới các trường tiểu học ở các thành phố lớn của VN hiện nay. Ngòi bút của Shin Soo Hyeon khá tinh tế khi miêu tả tâm lý của những cô cậu học trò, nổi lên là Min-ho và Jae-gyu. Hai  tính cách, hai con người, hai hoàn cảnh khác nhau vô tình các em bước vào  cuộc cạnh tranh về danh vọng. Một em hiếu thắng, một em cam chịu bề ngoài nhưng bên trong vẫn âm thầm chuẩn bị trong khả năng của mình để giữ những gì đạt được. Đặc biệt là sự chuyển biến trong tâm lý của Min-ho từ khi nhặt được chiếc bút thần kỳ đến lúc sống trong vinh quang mà chiếc bút chì đỏ mang lại; hay lúc Min-ho phải dằn vặt và đấu tranh giữa việc giữ lại hay vứt bỏ chiếc bút chì. Mặc dù hiểu thành tích của mình không phải do thực lực nhưng em cũng không giám vất bỏ cây bút chì đỏ. Cuộc đấu tranh của Min-ho diễn ra trong nội tâm một cách đầy dai dẳng cũng là giữa sự thật và dối trá. Tòa án lương tâm luôn phán xử em. Dù sao Min-ho cũng còn là đứa trẻ sự vinh quang cũng làm em thấy rất vui. Niềm vui của Min-ho chỉ là ảo giác vì theo em những thứ đó không phải của chính mình. Sau mỗi giờ phút vinh quang tới đỉnh cao của hạnh phúc, em lại rơi vào tâm trạng lo sợ các bạn phát hiện ra. Hãy sống thật với  khả năng của mình thì sẽ có được cái tâm bình an. Không ít lần Min-ho muốn vứt bỏ chiếc bút chì đỏ nhưng rồi chú bé lại cảm thấy lo sợ vì không có nó, liệu em có thể viết được những bài văn hay? Thủ pháp nghệ thuật Min_Ho phá hủy chiếc bút chì đỏ nhưng  nó lại trở về với hình dạng cũ. Sự đấu tranh với chính bản thân mình và sự dối trá thật chẳng dễ chút nào.

Trong khi Min-ho phải đấu tranh  với chính bản thân thì Jae-gyu cũng phải đấu tranh dành lại ngôi vị số một trong lớp. Em đã phải cầu xin và dọa nạt Min-ho để bạn không tham gia cuộc thi văn toàn quốc. Tự Jae-gyu biết rằng Min_Ho tham gia thì bạn sẽ được giải cao hơn mình. Gia đình Jae-gyu giúp em bằng cách cho đi học thêm nhiều thầy giáo giỏi. Những người thầy đó không chỉ dạy cho em kiến thức mà còn dạy cho Jae-gyu kĩ xảo làm bài lấy lòng ban giám khảo như viết theo lối văn của những người chấm điểm. Bản thân thầy giáo dạy thêm biết rõ những người trong ban tổ chức. Tuy không trực tiếp nói ra nhưng tác giả cũng ngầm phê phán lối dạy học dập khuôn máy móc và  nạn dạy thêm và học thêm quá nhiều đánh mất tính sáng tạo của trẻ thơ. Nếu gia đình Jae-gyu không quá trọng thành tích thì không đưa con mình vào những việc làm như đánh gẫy tay bạn để Min_Ho không thể tham gia cuộc thi, dành lại vị trí số một cho mình.

Lòng trung thực của Min-ho tiếp tục được thử thách trong cuộc thi viết toàn quốc. Em đã chuẩn bị cho ngày thi bằng việc lên thư viện tự đọc tác phẩm và ghi ra cảm nhận theo ý hiểu của mình. Cuộc thi với tên gọi Đấu trường một trăm mang tính quyết định với không chỉ Min-ho mà với nhiều học sinh của Hàn Quốc. Min-ho muốn thoát ra sự lệ thuộc vào cây bút chì đỏ. Em tự đọc sách một cách chuyên cần.

Thiếu vị thần hộ mệnh Min-ho vẫn tới phòng thi. Chi tiết trong lúc hai người mẹ nói chuyện Min-ho đưa mắt cho Jae-gyu ra ngoài đòi cây bút chì đỏ là một chi tiết đắt nhất trong diễn biến tâm lý nhân vật. Từ bỏ phần thưởng trong tầm tay mặc dù là sự dối trá nhưng rất khó thực hiện. Chi tiết Min-ho  nằm xõng xoài trên mặt đất Jae-gyu còn bước lên dùng chân làm gẫy tay bạn là một hành động không thể tha thứ. Nhưng lỗi không phải là của trẻ thơ. Tác giả ngầm nhắc nhở các bậc phụ huynh đừng quá quan tâm tới thành tích mà quên đi giáo dục những điều nhân văn cho trẻ. Một cậu học sinh giỏi văn mà giám làm như vậy là một điều kinh khủng. Văn là người, học thêm nhiều như thế sao không thấm những điều nhân văn. Giáo dục trẻ mục đích  đi tới vinh quang là tối thượng, rất nguy hiểm. Điều nhân văn trong mỗi con người là những kiến thức mưa rầm thấm lâu. Như Các Mác nói rằng: “Tâm lý con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.” Điều nhân văn từ các tác phẩm văn học do mỗi cá nhân tự đọc và lĩnh hội trong khoảng thời gian kéo dài, chứ không  thể lĩnh hội từ những lời  giáo huấn trượt qua trí nhớ. Học văn những gì mình tự đọc cảm thụ được từ tác phẩm là của mình. Những gì người khác cảm nhận  đọc cho ghi chép là của người ta. Phút trót Min_Ho đã gược đứng dậy vào phòng thi trong lúc đang bị thương nặng, em đã viết văn bằng những gì chất chứa trong tâm khảm bấy lâu nay. Lòng dung cảm và trung thực luôn xứng đáng được ngợi ca và trân trọng. Cây bút thần kỳ đã biến mất. Phần thưởng cho lòng trung thực của Min-ho là em đã được nhận vào ngôi trường danh tiếng Nalara của nhà văn Song Ji-ah dù bài thi của Min_Ho bị lạc đề không được giải nhưng ban giám khảo đã nhận ra tính sáng tạo vì trước đó Min-ho đã tự học bằng chính khả năng của mình. Vết thương lành Min-ho trả lại cho Xu_Ha thiên thần bị gẫy  cánh em không ngờ bạn tin lời nói của mình. Chi tiết này tác giả muốn nói với bạn đọc nhỏ tuổi là cứ dũng cảm nhận lỗi khi không may sai phạm thì sẽ được vị tha. Min-ho tìm thấy cây bút chì đỏ em đã  quyết định đốt nó đi. Nhưng hình ảnh cây bút chì đỏ không mất đi, nó lại được tái hiện với một học trò nghèo khác, cùng với bóng dáng của người thầy.  Không có cây bút thần kì mà chỉ có nỗ lực của bản thân và phương pháp dạy học sáng tạo của giáo viên.

Việc một trường học nổi tiếng không nhận học sinh được điểm cao, làm bài theo ba rem mà nhận học trò làm bài sáng tạo đã trả lời cho câu hỏi tại  sao: Hàn Quốc có sự phát triển vượt bậc trong một thời gian kéo dài. Xã hội  không thể phát triển nếu chỉ toàn những người làm việc theo khuôn mẫu. Min-ho giữ kín chuyện tại sao mình gẫy tay không nói cả với mẹ là một sự cam chịu không phù hợp với lứa tuổi. Ngoài việc em sợ bí mật của cây bút chì đỏ  sẽ bị bại lộ. Tác giả còn muốn nói với bạn đọc là từ trước tới giờ ai là người chịu nghe Min-ho tỏ bày. Những điều phiền muộn trong tâm em chỉ được tâm sự với cuốn nhật kí bí mật của mình. Nếu đào sâu chi tiết Min-ho bị thương và  Jae-gyu phải chịu hình phạt theo những diễn biến thông thường thì truyện sẽ không còn sức nặng như hiện nay. Việc mẹ của Jae-gyu nhắc con phải được điểm cao. Ngay sau đó biết con mình đã làm việc không tốt với bạn bà phải giấu mặt vào nhà vệ sinh cho đỡ ngượng cũng là quá đủ. Người mẹ của Min-ho là một công nhân lao động. Mặc dù con không nói nhưng bà cũng hiểu nguyên nhân từ đâu dẫn đến  Min-ho bị thương nhưng do cuộc sống khó khăn bà cũng không có thời gian tìm hiểu kĩ. Việc con được nhận vào ngôi trường nhiều người mơ ước là một phần thưởng lớn cho những cố gắng của người mẹ nghèo. Người mẹ của Jae-gyu cũng được đền bù cho những cố gắng bằng việc con được giải ba. Sự quan tâm chặt chẽ của gia đình dành cho con trẻ là không bao giờ uổng phí. Quan tâm thế nào để cho con mình thành một người tốt là điều mới cần bàn.

Tính hiện thực của tác phẩm mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc sống xung quanh mình. Nếu đứa trẻ nào cũng có tâm trạng như Min-ho khi nhận thành tích ảo thì tốt cho ngày mai biết bao. Tính cổ tích cuốn hút  bạn đọc vào những trang sách. Để từ đó thấm nhuần những gì tác giả muốn gửi gắm. Đây là một tác phẩm đáng đọc với cả phụ huynh và học sinh. Thời đại nào quá trình tự học và sáng tạo cũng sẽ mang lại thành công.

L.T.C

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder