
– Tôi quỳ xuống chiếu làm lại thủ tục như lần đầu. Sau khi gieo hai đồng tiền xuống đĩa, tôi mừng quýnh reo lên:
– Được rồi! Đồng sấp, đồng ngửa đây! Đưa kết quả cho mọi người xem ai cũng mừng như vừa nhận được sự phê chuẩn của thần linh!..– Tôi quỳ xuống chiếu làm lại thủ tục như lần đầu. Sau khi gieo hai đồng tiền xuống đĩa, tôi mừng quýnh reo lên:
– Được rồi! Đồng sấp, đồng ngửa đây! Đưa kết quả cho mọi người xem ai cũng mừng như vừa nhận được sự phê chuẩn của thần linh!
Chiều mồng ba tết, tôi lặng ngắm cành đào phai chú Long gửi từ Tây Bắc về. Vẻ đẹp hoang sơ giống đào vùng sơn cước so với đào Nhật Tân có nét đẹp riêng. Dù đào Nhật Tân hoa to cánh kép đỏ tươi. Song, đào phai Tây Bắc trắng như tuyết, phớt hồng trên mỗi cánh hoa mong manh, do thổ nhưỡng, khí hậu tạo vẻ đẹp hoang sơ say đắm này.
Những năm gần đây, các nhà sinh vật cảnh tạo những gốc đào thế, ôm đá đẹp mê hồn. Có gốc trị giá vài trăm triệu. Những người giàu đua nhau săn tìm đào phai ôm đá. Mới biết “Nghề chơi cũng lắm công phu”. Đời sống tinh thần, vật chất trong cộng đồng xã hội, gắn với xây dựng nông thôn mới đang thay da đổi thịt từng ngày…
Chuông điện thoại reo. Tôi nhấc máy.
– A lô, tôi nghe đây.
– Anh Trọng hả, em Long đây. Sáng mồng tám tết, giỗ bà dì. Vợ chồng em mời hai bác và các cháu, mười giờ lên uống rượu!
– Cảm ơn chú! anh biết rồi. Tôi trả lời Long – em con dì. Hai anh em bằng tuổi nhau, cùng nhập ngũ năm 1962, về địa phương năm 1976. Cha Long và cha tôi, hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Cảnh mẹ góa, con côi những năm hòa bình vừa lập lại, quê nhà đất hẹp người đông, mất mùa đói rét, khó khăn không kể hết. Không ai nghĩ có cuộc đổi đời khi trong tay nông dân không tấc đất cắm dùi. Phải làm thuê kiếm ăn từng ngày.
Cải cách ruộng đất, người cày có ruộng. Phong trào xây dựng “Tổ đổi công” “Tổ đoàn kết sản xuất”. Tiến tới xây dựng Hợp tác xã quy mô nhỏ, lên Hợp tác xã toàn xã. Từ năm 1955 đến năm 1975 tròn 20 năm, Hợp tác xã nông nghiệp làm tròn nhiệm vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nổi bật các phong trào thi đua: “Sóng duyên hải, gió Đại Phong” “ Thóc không thiếu một cân, quân khống thiếu một người” “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”…Miền Bắc thành hậu phương lớn – Pháo đài vững chắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, và bè lũ tay sai thống nhất Tổ quốc. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc vẻ vang vào ( 11h ngày 30- 4- 1975) là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội!
Sáng mồng tám tết anh em tôi ngồi trong phòng khách đủ tiện nghi, ngôi nhà hai tầng nằm giữa vườn cây xanh thoáng mát. Những chậu cây cảnh cắt tỉa công phu. Vài gốc mai vàng, đào thế ôm đá đua nhau khoe sắc bên thềm. Đây, đó vài hòn non bộ, mỗi hòn một thế núi khác nhau. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ được bàn tay nghệ nhân tài hoa tái hiện sinh động. Lặng lẽ soi bóng xuống mặt hồ long lanh đáy nước, mây trời như bức tranh thủy mặc giữa vùng kinh tế mới.
Chủ, khách vừa yên vị sau tuần trà, có xe ô tô vào ngõ. Long nói như khoe với tôi:
– Cháu Phượng đi bán hàng đầu xuân về đấy.
– Chú mới mua con xe này?
-Vâng, cháu Phượng mới thành lập công ty. Kinh doanh trên thương trường ngày càng khó khăn phức tạp. Cạnh tranh quyết liệt về chất lượng hàng hóa, giá thành sản phẩm… Nếu không đầu tư máy móc, thiết kế mẫu mã, thay đổi công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, dễ thua lỗ lắm. Mình già rồi, học hành dở dang sao chọi với các nhà doanh nghiệp trẻ được học bài bản. Em giao cho vợ chồng cháu Phượng quản lý doanh nghiệp. Mình ngồi “nhiếp chính.”
– Tôi đùa:- Chúc mừng “Thái Thượng Hoàng!” Cả nhà cười vui vẻ…Phượng từ trong xe bước ra, lễ phép:
– Cháu chào bác.
– Chào cháu. Chúc công ty ăn nên làm ra, giữ được chữ tín với người tiêu dùng, đứng vững trong cạnh tranh để phát triển vững chắc!
– Cháu cảm ơn Bác. Chúc bác, và các anh chị dưới quê mạnh khỏe!
– Đầu xuân, bán hết hàng không cháu?
– Bán chạy lắm bác ạ. Doanh thu hàng bán ra hôm nay 280 triệu, trừ chi phí, lãi ròng 26 triệu đồng, thưa bác.
– Tôi nghĩ, người xưa dạy chẳng sai: “ Phi thương bất hoạt.” Bọn trẻ bây giờ nhạy bén thật.
Tôi bảo vợ cháu Phượng:- Cho bác mượn hai cái đĩa soạn lễ dâng bà dì. Lễ bày xong. Long lên hương khấn:
– Lạy vong linh mẹ Nguyễn thị Đặng, hôm nay mồng tám tháng giêng, ngày kị mẹ. Con cháu nội, ngoại làm cơm, rượu dâng mẹ. Có hai cha con anh Trọng, con bà bác ở quê mang vàng hương lễ vật lên thắp hương cho dì. Mẹ khôn thiêng phù hộ độ trì cho con cháu, nội ngoại khỏe mạnh, học hành thành đạt, làm ăn tấn tới. Cẩn cáo!
– Em khấn xong. Mời anh vào lễ!
– Cảm ơn em. Thưa dì. Khi bình sinh dì nói: “ Người chết không mất. Linh hồn vẫn trong cõi hư vô. Bởi âm dương cách biệt, ta không rõ thực hư. Nhưng họ vẫn phù hộ, độ trì cho con cháu. Trần sao âm vậy!” Mong dì chứng giám lòng thành của con, cháu nhớ công dưỡng dục của bậc sinh thành, phù hộ cho chúng con mạnh khỏe ăn nên làm ra, mở mày mở mặt với xóm giềng! Cháy hết tuần hương, chú Long bái tạ, xin hóa vàng. Ba mâm cỗ thịnh soạn dọn ra, con cháu quây quần. Các món ăn là sản phẩm của trang trại trên 10 héc ta vườn rừng, được đầu bếp khéo tay chế biến. Chú Long trịnh trọng:
– Mời anh Trọng, các cô chú, con cháu chạm cốc chúc mừng sức khỏe đầu xuân. Cảm ơn các vị khách quý đến thắp hương cho bà! Mời khai vị một chút rượu vang Pháp. Nào, ta cạn chén. Tiếng khà khoan khoái của thực khách sau khi thưởng thức rượu khai vị. Người sành rượu tấm tắc khen: Thơm ngon, kẻ chưa uống quen nói: Thua rượu nếp của ta. Mấy anh thanh niên lại khoái uống bia…Tùy khẩu vị từng người. Chúng tôi ăn uống, chuyện trò tâm sự đầu xuân vui vẻ!
Long thấy tôi trầm tư, hỏi:
– Anh nghĩ gì, ngồi thừ ra thế? Uống đi, rượu Tây anh thích cơ mà. Món gà hầm hạt sen, thuốc bắc mềm đấy, để em tiếp bác.
– Ngồi trước mâm cỗ, tôi nhớ năm 1983 ở dưới quê chú bị hợp tác xã cưỡng chế thu nợ bắt trâu, vét thóc, lấy cả bộ ván áo quan tài của bà dì… Uất ức chú vác rìu lùa mấy người thu nợ. Ông đội trưởng sản xuất ra can, trượt chân ngã xuống cầu ao va đầu vào cọc tre mẻ trán, họ quy cho chú xô ông ta. Chú bị trói đưa lên ủy ban xã, vì hành hung người thi hành công vụ. May, có bà con xã viên làm chứng: Do ông đội uống rượu đám ba ngày bà Tuất, say ngã xuống ao. Nể chú là thương binh, họ cho qua.
Bà Tuất nghèo đói khê đọng sản triền miên, ốm đau không thuốc thang thất kì bảo dưỡng. Còn ít thóc ăn bị thu nợ. Khi nhắm mắt không có bát cơm, quả trứng đơm đầu. Ván đóng áo quan phải nhờ xóm làng chung tay đùm bọc mới lo xong hậu sự cho bà Tuất, thật ngậm ngùi…
Ngày nay, nông dân được: Miễn thuế nông nghiệp, miễn thu thủy lợi phí, hộ nghèo được giảm giá tiền sử dụng điện, nước. Được trợ cấp tiền mua giống cây trồng theo đầu sào mỗi vụ. Con em hộ nghèo được miễn học phí. Người hộ nghèo chữa bệnh không mất tiền, Được cấp gạo, tiền ăn tết…
Thật mừng thành quả đổi mới trên đất nước ta. Lại nghĩ: Năm bốn mươi lăm, hơn hai triệu người chết đói. Vậy mà những năm cuối thế kỉ hai mươi Việt Nam có gạo, cà phê, chè búp, cao su, tôm, cá xuất khẩu vào loại nhất nhì thế giới!
Nghĩ buồn cho anh em mình ở thời bao cấp: Sau chiến tranh, vật lộn với ruộng đồng, bám đít trâu cày mỗi ngày công ba lạng thóc. Chú làm thêm thợ mộc vẫn không nuôi nổi đàn con đang tuổi ăn học. Đầu tắt mặt tối lâm cảnh nợ nần. Đội thu nợ đến đâu tiếng la ó, chửi nhau giành giật tài sản làm huyên náo cả xóm. May có “ khoán mười” xóa một thời gian dài trì trệ kinh tế chậm phát triển, cởi trói cho nông dân làm chủ ruộng đồng, ấm no dần dần trở lại. Cái chìa khóa phát triển kinh tế, xã hội là cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đang phát huy hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhất là an ninh lương thực quốc gia và khu vực. Nhưng, thách thức lớn nhất với nông nghiệp nước ta là sự biến đổi khí hậu! Nếu nước biển dâng cao trên một mét diện tích trồng lúa cả nước bị ngập mặn khoảng hai mươi lăm phần trăm, đe dọa trực tiếp an toàn lương thực Quốc gia và khu vực!
Ngồi trong dinh cơ khang trang hôm nay, lại nhớ lời tiên đoán của ông Đoàn về vận hội, gia cảnh nhà chú đã thành hiện thực. Cứ như trời sai ông Đoàn xuống khuyên bảo chú vậy! Nghe tôi nói thế, chú Long nhấp ngụm rượu mỉm cười chậm rãi nói như thừa nhận sự huyền bí:
– Vâng, hôm đó đã quá trưa trên vùng kinh tế mới còn hoang sơ, nhà cửa mới chuyển lên ngổn ngang bề bộn. Làm việc từ sáng tinh mơ, vừa ăn cơm trưa xong, em định ngã lưng một chút, thì có ông cụ cao gầy, khoảng ngoài bảy mươi tuổi, mặc bộ đồ lụa mầu nâu, che đầu chiếc ô đen, tay xách túi địa bàn. Râu tóc trắng như cước, da hồng hào, vầng trán cao, mắt sáng, vào nhà xin nước uống. Mấy con chó sủa váng lên… Em bước vội ra ngõ.
-Mời cụ vào nhà. Có nước chè xanh đây. Em rót nước mời khách. Ông cụ từ tồn uống từng ngụm nhỏ. Mắt ngó nghiêng khắp lượt trong nhà, ngoài vườn nói:
– Bác muốn đổi đời không nên ở nhà trái hướng này. Nếu chưa làm tử tế thì làm một gian, hai chái xuống dưới vườn, tôi lấy hướng cho, đem bát hương tổ tiên xuống đấy mà thờ.
Nói rồi, cụ đem địa bàn tìm hướng, đóng cọc đánh dấu bốn góc nhà, bảo:
– Bác dọn xuống đây càng sớm càng tốt. Chỉ ba năm sau xóa hết nợ, vận nhà sẽ khá dần lên, con cháu làm ăn phát đạt. Đến đời cháu bác sẽ giàu to! Tin, hay không thì tùy. Nhưng bác chuyển nhà xuống hướng này nhất định sẽ đổi đời!
– Cảm ơn cụ chỉ bảo! Nhất định con sẽ làm như cụ dạy! Xin cụ cho biết quý danh để tiện đường thưa gửi sau này. Bác cứ hỏi ông Đoàn ở xóm Đồi Thông, làng Thạch La, nhà có vườn cam, nuôi ong là chỗ tôi đấy!
– Thưa cụ, tiện đây nhờ cụ tìm đất cải táng cho mẹ con sắp tới, có được không?
– Khi nào sang cát cho bà, bác đến tôi sẽ giúp. Huyệt mộ Đế Vương thì khó tìm. Còn những huyệt cầu phúc, lộc, thọ mong được mạnh khỏe, không khó đâu! Người có đức thường được âm phù, dương trợ. Có đức, có tài có tất cả. Thất đức không thể kêu cầu tìm kiếm được điều gì!
Hôm sau, tôi tìm đến nhà cụ Đoàn, vườn cam ông lai ghép cùng một cây có: Cam đường, cam sành, quả trĩu cành. Dưới gốc cam những thùng ong rất đông quân, ong thợ đeo những giỏ nhụy to như hạt đậu vàng ươm, tấp nập về tổ. Mới hay: Cụ Đoàn tốt nghiệp trường Bách Nghệ Đông Dương thời Pháp. Cũng chuyển cư từ Xử Thanh lên. Năm gian nhà cấp bốn lợp ngói máy bình thường như mọi nhà trong làng. Nhưng tủ sách của ông chiếm hết một gian, hàng trăm đầu sách quý. Có nhiều sách ngoại văn, nhất là tiếng Pháp. Ông đọc nhiều sách Đông Y, Phong Thủy, thường coi hướng nhà, nơi để mồ, giúp bà con trong vùng. Khách gần xa tìm đến cụ Đoàn, được giúp đỡ tận tình, không lấy công. Có đám ông làm vài ngày mới xong. Nhưng chỉ nhận bao thuốc lá, lạng chè là đủ. Cụ Đoàn nói vui:
– Tôi có hai anh con trai. Nhưng không truyền nghề được, bọn này sống thực dụng, vụ lợi. “ Chưa học làm thầy đã học ăn bớt”(cười). Chúng chỉ nhăm nhăm đồng tiền.
Chú Long hỏi tôi:
-Anh còn nhớ khi hạ huyệt cho mẹ em trên sườn núi Cánh Diều chứ?
– Có, tôi trả lời chú Long, và thuật lại: Đào huyệt xong ông Đoàn gọi tôi bảo:- Bác Trọng, áp tai vào vách đất xem có nghe thấy gì trong huyệt mộ không? khi xuống huyệt mộ thấy người ấm như có điều hòa nhiệt độ. Áp tai vào đất nghe mung lung: Tiếng côn trùng xa xôi vọng lại, không. Tiếng thác, tiếng mưa gió lúc xa, lúc gần… Bản hòa tấu giữa đất trời, mây gió ảo huyền… kì bí vô cùng. Tôi nói cảm giác của mình với ông Đoàn. Ông cười nói:- Những gì bác nghe được là huyệt mộ tốt! Tôi để mộ bà Đặng, kết hợp với hướng nhà chọn cho bác Long, sau vài năm con cháu bác Long có đứa giàu lên trông thấy! Người hợp dòng điện với bà Đặng là cháu Phượng con trai bác Long hưởng phúc trước. Nhưng Phải đến đời cháu bác Long mới có người thành tỷ phú. Lúc đó tôi không còn nữa, nhưng mọi việc sau này sẽ chứng minh sự kỳ diệu của môn khoa học phong thủy. Các vị hãy ngẫm xem!
Khi ông Đoàn khấn xin Sơn thần, thổ địa hạ huyệt mãi không xong. Đến chú Long vào xin âm dương cả chục lần không được. Bỗng ông Đoàn hoa mắt tối sầm mặt mũi nằm vật ra bãi cỏ, thều thào:
– Tôi bị ngài phạt rồi! Mọi việc tiếp theo nhờ bác Trọng giúp. Khi hạ huyệt đặt địa bàn căn đúng hướng Bắc – Nam chính giữa huyệt mộ là được!
Tôi nghĩ: Hai đồng tiền xin âm dương gieo mãi vào cái đĩa mà không được đồng sấp, đồng ngửa thì lạ thật? Mình vào thử xem sao.Tôi quỳ xuống chiếu khấn nôm: “ Lạy sơn thần, Thổ địa cho phép bà Nguyễn Thị Đặng được nằm tại huyệt mộ này, thuộc địa phận các ngài cai quản. Mong được chấp nhận, ứng vào đồng sấp, đồng ngửa cho gia chủ yên tâm. Xin đội ơn quý ngài!”
Tôi gieo hai đồng tiền xuống chiếc đĩa trên tay hồi hộp xem kết quả: Hai đồng sấp. Lần thứ hai, tôi khấn lại tâm nguyện của gia chủ như lần trước. Lại gieo hai đồng tiền xin âm dương. Hồi hộp xem kết quả: Hai đồng ngửa, đè lên nhau. Lần thứ ba, tôi lặp lại động thái hai lần trước. Khi gieo hai đồng tiền xuống chiếc đĩa, một đồng văng xuống chiếu, một đồng quay tít trên đĩa khá lâu, lạ thật. Tôi hoang mang không biết nên làm gì cho phải phép?
Quay ra bảo cô em gái chú Long:
– Cô Sâm, soát lại xem khi soạn lễ ta có thiếu sót gì mà các ngài chưa chấp nhận?
– Vâng ạ, Sâm trả lời, rồi soát lại lễ vật. Vài phút sau cô la lên:
– Ôi, lỗi tại em chưa bày cau vào đĩa trầu cúng!
– Long trách em gái:
– Đoảng thật! Hèn chi…
– Nhờ anh Trọng khấn lại xin âm dương xem có được không. Long nói.
-Tôi quỳ xuống chiếu làm lại thủ tục như lần đầu. Sau khi gieo hai đồng tiền xuống đĩa, tôi mừng quýnh reo lên:
– Được rồi! Đồng sấp, đồng ngửa đây! Đưa kết quả cho mọi người xem ai cũng mừng như vừa nhận được sự phê chuẩn của thần linh!
Sau đó vài ngày, Long kể: Long gặp cha mình về thăm mộ mẹ , Long chào bố. Nhưng ông chỉ mủm mỉm cười, ngắm nhìn mộ vợ. Ông đi xung quanh mộ một vòng, hai bàn tay chấp hình búp sen trước ngực, miệng nói lầm rầm như tiếng chim, tiếng gió… Rồi ông ngồi bên mộ vợ khá lâu… Hình như ông lau nước mắt…
Khi đứng lên, ông chỉ tay về phía trước ngôi mộ bà Đặng (Minh đường). Long nhìn theo thấy một vườn táo quả trĩu cành chín vàng, thảng mùi táo chín thơm hấp dẫn. Long tiến lại định hái táo ăn. Đang kiễng chân với cành táo, con gà trống cường ngoài chuồng đập cánh phành phạch cất tiếng gọi mặt trời… Long bừng tỉnh, biết mình vừa qua giấc mơ kỳ lạ, không biết lành hay dữ. Sáng hôm sau Long kể lại với tôi qua điện thoại.
Không am hiểu lĩnh vực tâm linh huyền bí. Nhưng tôi đoán đây là điềm lành. Căn cứ vào cung cách làm ăn phát đạt của gia đình chú Long từ một nông dân nghèo, khê đọng sản. Thành ông chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nhất nhì trong làng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chia tay chú em, suốt chặng đường về tôi không khỏi suy nghĩ: Thật lạ từ huyệt mộ, hướng nhà gia đình chú Long đã đổi đời! Cuộc sống biết bao điều bí ẩn, con người chưa giải mã được. Tôi vui mừng về đời sống tinh thần, vật chất nhà chú em, và bà con vùng kinh tế mới phát triển nhanh, bền vững. Lời tiên đoán của ông Đoàn đã thành hiện thực, tôi ngỡ mình vẫn trong mơ!
N.X.T.
.