Loằng ngoằng cái chuyện hò vè – thơ ca – Đỗ Trọng Khơi

Thiết nghĩ, với một ngòi bút có tư cách, dù có lúc bắt buộc phải lựa chọn bút danh cho một bài viết quan trọng nào đó, chắc hẳn lòng phải đắn đo cân nhắc nặng nhẹ lắm. Vì dù sao đó vẫn là một thứ việc khiến tác giả đã không thể quang minh chính đại trước tên tuổi của mình. Nữa là việc giấu kín nhẹm tên mình đi để dùng ngòi bút vào việc xấu xí, cay độc thì không thể không tự thấy ăn năn, xấu hổ được. Với chút nghĩa cuối cùng đó, mong đôi lời đàm luận này được các tác giả đồng cảm, chia sẻ…

 

Thiết nghĩ, với một ngòi bút có tư cách, dù có lúc bắt buộc phải lựa chọn bút danh cho một bài viết quan trọng nào đó, chắc hẳn lòng phải đắn đo cân nhắc nặng nhẹ lắm. Vì dù sao đó vẫn là một thứ việc khiến tác giả đã không thể quang minh chính đại trước tên tuổi của mình. Nữa là việc giấu kín nhẹm tên mình đi để dùng ngòi bút vào việc xấu xí, cay độc thì không thể không tự thấy ăn năn, xấu hổ được. Với chút nghĩa cuối cùng đó, mong đôi lời đàm luận này được các tác giả đồng cảm, chia sẻ.

Thơ trào lộng, châm biếm nhằm phê phán sự việc, nhân vật, hoặc có trường hợp chỉ giễu nhại, đùa cợt cho vui, với đủ các hình thức thể hiện thường xẩy ra trong đời sống xã hội và văn học chính thống hay dân gian, có danh hoặc khuyết danh từ hằng ngàn năm tới nay còn lưu giữ những tác phẩm có giá trị. Vì vậy, khẳng định đây là một dòng văn học đáng quý, cần được duy trì, nghiên cứu, bảo tồn xứng đáng với vị trí của nó ở mọi địa phương, cũng như trên toàn quốc.
…..
Ở Thái Bình, trong phạm vi hoạt động của Hội Văn nghệ hơn ba mươi năm qua cũng xuất hiện một “dòng văn học” dạng này và đã có “tác phẩm” vượt qua địa giới tỉnh, đó là các câu thơ vui tồn tại như một dạng thành ngữ, khẩu ngữ được ứng dụng trong giao tiếp văn nghệ thường nhật, được xem là của nhà thơ Bùi Hoàng Tám: “Thà rằng thịt chó lá mơ/ Còn hơn viết những câu thơ nhì nhằng”; hay, “Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì; Kể chi quần tía áo hồng/ Người ta đẹp nhất là không mặc gì”…vv. Đó là điểm thành công mang ý nghĩa sinh hoạt, có giá trị khuếch tán và lưu tồn riêng.
Nhớ thời gian, khoảng những năm 90 thế kỷ trước, ở Thái Bình rộ lên phong trào thể thao cầu lông. Ban, ngành, phường xã đâu đâu cũng cầu lông. Các cuộc thi chơi cầu lông cấp huyện, tỉnh liên tục được tổ chức. Để hưởng ứng và cả phần diễu cợt nhẹ nhàng hiện tượng này, trong nhân dân đã xuất hiện các bài/câu thơ trào tiếu “Chị em mặc váy đánh cầu/ Lông bay phất phới trên “đầu” các anh”, và tiêu biểu là bài:
Thái Bình có phong trào cầu
Lông phát triển mạnh, đồng đều thì chưa
Phần dày nằm ở Vũ Thư
Mong mỏng Thái Thụy, lưa thưa Hưng Hà
Rối rắm là thị xã nhà
Xoắn xa xoắn xuýt đấy là Kiến Xương
Tiền Hải, Quỳnh phụ, Đông Hưng
Nhu nhú đa đã, tưng bừng hơi hơi…
Rồi như các chuyện sản xuất bia của Công ty bia Ong Thái Bình, nạn thiếu lương thực khiến người Thái Bình phải tha phương cầu thực, cả sự kiện lớn như lên vũ trụ của Anh hùng Phạm Tuân, đến cỏn con như hình hài chiếc lá mơ lông, việc thụ tinh lợn…vv. đều đã đi vào đời sống ca dao, hò vè.
Đại hội Văn nghệ Thái Bình khoá VI – 1996 tổ chức, khi các chức vụ chánh, phó đã được bầu bán an vị thì xuất hiện bài thơ – vè, nhằm ghi nhận và cũng có phần giễu nhại nhẹ nhàng mà câu chữ không kém phần tinh tế, thi vị. Có câu tới năm 2013, sau vụ án văn nghệ xẩy ra khiến anh em nhớ lại phải giật mình kêu “sao nó ám” đến thế:
Hội vừa lên ma két xong
Đức Duật xuống bếp Trung Thông lên tòa
Kim Chuông vớ ghế giả da
Dương Côn với Dũng Trí Hà chia đôi
Lê Bính có ghế có ngôi
Duyên, Hiền, Hào vẫn thế thôi : Văn phòng
Bầu Ba ca múa long đong
Giờ ngồi ghế Chánh Văn phòng, sướng chưa
Giời còn rày nắng mai mưa…
Nếu thấy trong trường hợp đôi bài thơ – vè trên còn khuyết danh, thì có những trường hợp bài được ghi rõ danh tính, và nó còn được đăng tải trên các báo trung ương, địa phương, mục thơ Chống và Xây. Như bài thơ TẮM BIỂN của nhà thơ Xuân Đam:
Mùa đông, tắm biển Đồng Châu
Em ơi… chim bướm bay đâu thế này?
Ôm em trên bãi sa lầy
Gió mùa đông thổi tuột dây an toàn!
Vợ chồng con cái hân hoan
Ta bơi cùng mấy tiểu đoàn vịt bơi!
Con ngao con ngán tuyệt vời
Há mồm mép sóng ca lời đại dương…
Như là chuyện lạ bốn phương
Cái xe cố điển con đường cổ nhân
Ảnh thì độ mở bán thân
Không như “nguyệt thực toàn phần” nhà ta!
Mai về mà tắm ao nhà
Bỏ thêm bát muối, cũng là… Đồng Châu!
Đặc biệt bài VỢ TÔI, nhà thơ Bùi Hoàng Tám và hoạ sỹ Hà Trí Dũng là đồng tác giả đã được lưu truyền rộng rãi, nhiều bạn văn ở các địa phương khác cũng thường nhắc tới:
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Ngày dăm bảy bận dí l… vào thơ
Còn tôi ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy bận dí thơ vào l…
Lần này trao giải Quý Đôn
Thì xin trao cả cho l… và thơ.
Câu thơ thứ 5, nêu tên danh nhân quê hương vào chung trạng thái câu chữ dung tục dễ gây cảm nhận khiếm nhã, bất kính. Tuy nhiên trường hợp bài này, nhìn từ góc độ danh từ “Quý Đôn” chỉ là cách phiếm chỉ về tên gọi một giải nghệ thuật, như giải Cố Đô của Ninh Bình chẳng hạn, sẽ thấy việc sử dụng danh tính đó trong giới hạn hàm ý chê trách giá trị thực tế của giải thưởng trao cho tác phẩm/tác giả văn nghệ chưa thuyết phục.
Điều gây bận tâm của lối thơ – vè này là nó dễ trượt từ tính châm biếm, giễu nhại một tầng lớp người hay sự kiện vụ việc ngang tắt, chưa đẹp đẽ xẩy ra trong đời sống xã hội sang sự xâm phạm, thoá mạ cụ thể có tính tư thù vào cá nhân con người một cách thô bạo. Đời sống sinh hoạt văn nghệ ở Thái Bình dăm ba năm gần đây đã xuất hiện những bài thơ – vè dạng này và nó đã góp phần làm xấu xí hình ảnh văn nghệ sỹ trước con mắt cộng đồng, gây sự bức xúc, phẫn nộ cho dư luận. Đặc biệt trường hợp bài châm biếm một tác giả có tên tuổi trong làng văn tỉnh nhà vừa mất, với những lời cay chua: “Nhà báo cùng với nhà thơ/ Hai nhà to ấy ông vơ cả rồi/ Ai phong “nhà thơ” ông ơi/ Hay là thần chết bôi vôi vào mồm…” . Người làm văn chương nghệ thuật mà lẽ “nghĩa tử là nghĩa tận” còn cầm không vẹn, hơn thế lại đem ra trà đạp, làm trò tiêu khiển thì cho dù chưa biết “tác giả” của thứ “tác phẩm rác rưởi” đó là ai người yêu văn chương cũng có thể khẳng định tác giả đó không thể là người tử tế, có tấm lòng và tư chất cho hy vọng sáng tác ra tác phẩm thực sự có giá trị văn hoá nghệ thuật được. Gần đây nhất lại thêm một tác giả thơ bị đả kích bằng những câu thơ “cực độc”: “Xuât thân từ chú thợ gầm/ Văn chương cũng hạng tầm tầm vậy thôi/ nết quen ăn sẵn của người/ cả đời chẳng giám cho ai một đồng/ mặt trơ như b… không lông/ tài quen chửi bậy uốn cong sự đời…” Ôi, “Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi!” Lời ta thán đau đớn của nàng Kiều hay đâu thật đúng với mối quan hệ “tri âm” của một số thi hữu Thái Bình đoạn ngày tháng này.
Thiết nghĩ, với một ngòi bút có tư cách, dù có lúc bắt buộc phải lựa chọn bút danh cho một bài viết quan trọng nào đó, chắc hẳn lòng phải đắn đo cân nhắc nặng nhẹ lắm. Vì dù sao đó vẫn là một thứ việc khiến tác giả đã không thể quang minh chính đại trước tên tuổi của mình. Nữa là việc giấu kín nhẹm tên mình đi để dùng ngòi bút vào việc xấu xí, cay độc thì không thể không tự thấy ăn năn, xấu hổ được. Với chút nghĩa cuối cùng đó, mong đôi lời đàm luận này được các tác giả đồng cảm, chia sẻ.
Dòng “văn học dân gian đương đại” ở Thái Bình hiện thời cần được phát huy và lưu tồn bao nhiêu thì việc gạn đục khơi trong càng cần mỗi “tác giả” trước khi hạ bút phải tự nâng cao lòng tự trọng, tính nghệ thuật và sự trong sạch cho ngòi bút của mình.
Ý nghĩa tối thượng của chữ nghĩa văn chương không gì ngoài lòng cưu nâng và tôn vinh giá trị con người!

Đ.T.K.

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder