Mariana Lage là một tiến sĩ thuộc Ngành Văn học So sánh, Đại học Stanford…
Cuộc thi thơ công nghệ cao, trong đó có việc khám phá cách mã hóa máy tính để có thể đọc được thơ ca đã được chấp nhận. Lần đầu tiên tại Đại học Stanford, mã hóa văn chương được thực hiện bởi máy tính. Leslie Wu, một cựu học viên ngành Tin học, tốt nghiệp Đại học Stanford, hiện đang là tiến sĩ Tin học đã trình bày một bài thơ của cô, “Say 23” bằng cách mã hóa và trở thành người đầu tiên chiến thắng trong cuộc thi Mã hóa thơ Stanford (Stanford Code Poetry Slam), khởi đầu cho một cách tiếp cận với việc trình bày thơ ca bằng công nghệ cao.
Wu đã sử dụng Google Glass, gõ 16 dòng mã máy tính được chiếu trên một màn hình lớn đồng thời lớn tiếng đọc các mã. Sau đó, cô ngừng nói và cho chạy các dòng chữ, phóng to chữ, thay đổi giọng điệu. Trong vòng chung kết cuộc thi Mã hóa thơ Stanford, Wu là người trình bày đa phương tiện giành được vị trí thứ nhất. Cuộc thi này được tổ chức bởi Melissa Kagen, một sinh viên tốt nghiệp tại Đức, và Kurt James Werner, chuyên về lý thuyết âm nhạc và âm thanh trong máy tính. Sự kiện này được tổ chức để khám phá những khía cạnh sáng tạo của lập trình. Các thí sinh tham gia cuộc thi thuyết trình bài thơ dưới định dạng ngôn ngữ máy tính, kết hợp với phương tiện truyền thông kỹ thuật số, slam. Kagen và Werner đã phát triển mã hóa thơ như một phương tiện điều tra tiềm năng thi ca trên ngôn ngữ lập trình vi tính.
Werner nói rằng, “Mã hóa thơ đã được thực hiện trong một khoảng thời gian trước đây, ít nhất là trong giới lập trình, nhưng kết hợp giữa thuyết trình và hiệu suất thì chưa và nó có vẻ rất thú vị đối với chúng tôi.” Kagen cũng nói thêm rằng, “Những gì mà chúng tôi quan tâm là sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính để mã hóa các khía cạnh trong thơ.”
Được tài trợ bởi Phòng Văn học, Văn hóa và Ngôn ngữ, cuộc thi mã hóa thơ đã thu hút đông đảo các bài thì từ trực tuyến và bên ngoài. Học sinh trung học, giáo viên, sinh viên tốt nghiệp, sinh viên đại học kỹ thuật, tin học, âm nhạc, ngôn ngữ và văn học đã kết hợp khái niệm lập trình để định dạng các bài thơ. Một số tác phẩm dự thư còn được viết hoàn toàn bằng mã thực thi, chẳng hạn như ngôn ngữ Ruby và C++, những người khác thì trình bày thơ trong các định dạng đa phương tiện. Tám tác phẩm đã được lọt vào vòng chung kết, tất cả đều có mặt trên trang web của Code Poetry Slam.
Cuộc thi Mã hóa thơ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cho nên Werner và Kagen hy vọng rằng, có thể biến nó thành một sự kiện hàng quý. Hạn chót cho việc nhận bài tham dự cuộc thi lần thứ hai là vào ngày 12 tháng 2 năm 2014, ngày thi sẽ được công bố sau đó.
Những người đại diện tiên phong cho phong trào Mã hóa thơ này, Kagen, Werner và Wu đồng ý rằng, thơ đang đòi hỏi một số kiến thức về lập trình từ khán giả. Kagen nói: “Tôi cảm thấy nó giống như là cố gắng để đọc một bài thơ trong một ngôn ngữ mà bạn không mấy hiểu biết. Bạn sẽ có được những điều cơ bản nhưng, để thực sự có được những hiểu biết phức tạp, bạn cần phải thông thạo thứ ngôn ngữ đó.” Wu cũng lưu ý rằng, khi cô đánh máy mã hóa, hầu như mọi người không hề biết là cô đang làm gì. “Họ có thể bối rối và tò mò. Nhưng khi tôi thể hiện bài thơ bằng chương trình giải mã, họ có thể nghe được. Các mã hóa tự bản thân đã có giọng nói tổng hợp của riêng mình, có thi pháp mã máy tính và giọng điệu ngôn từ.”
Một trong số những ứng cử viên đã có một bài thơ bị máy tính “hiểu sai”. Wu nói, “Có một lỗi trong bài thơ nhưng điều thú vị hơn là, đã có khái niệm về một giải thích chính xác, trong đó có sự góp mặt của mã vi tính. So với ngôn ngữ của con người, mã thường có một vài cách giải thích hoặc trong nhiều trường hợp, chỉ có một.”
Nói tóm lại, mã hóa thơ chính xác là gì? Theo Kagen, “Mã hóa thơ có thể mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào người trả lời. Nó có thể là một đoạn văn bản được đọc như mã, chạy như chương trình nhưng cũng được đọc như thơ. Nó cũng thể là một bài thơ có chứa yếu tố toán học và mã hóa hoặc thậm chí là nhằm vào mục đích biểu hiện một cách thanh lịch trong một giới hạn nghiêm ngặt, giống như thể loại Haiku hoặc Sonnet, hay một mã tự động tạo ra thơ. Là bài thơ mà cả con người lẫn máy tính đều đọc được.”
Werner lưu ý rằng, “Bài thơ của Wu kết hợp rất nhiều khái niệm khác nhau, ngôn ngữ và công cụ. Nó có ngôn ngữ Ruby, Nhật Bản và tiếng Anh, ngắn, nhỏ gọn và thanh lịch, thể hiện được rất nhiều với một số mã ít ỏi”. Werner đã có mặt trong cuộc thi với tư cách giám khảo cùng với Kagen, Caroline Egan, tiến sĩ Văn học so sánh, và Mayank Sanganeria, Thạc sĩ của Trung tâm Nghiên cứu Vi tính trong Âm nhạc và Âm thanh (CCRMA ). Kagen và Werner cũng có được một số lời khuyên, đóng góp từ chuyên gia công nghệ của Phòng Văn học, Văn hóa và Ngôn ngữ Michael Widner.
Widner, người đọc tất cả các bài dự thi nói rằng, slam cho phép các học giả và công chúng tham gia vào một “thăm dò kết nối giữa làm thơ và viết văn bản bằng mã. Bất cứ ai đã thực hiện được cả hai điều này đều có thể là một doanh nghiệp kỳ lạ trong tương lai.”
Là một học giả, người chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ trung cổ và máy móc, Widner cho rằng: “Khi chúng ta nhận ra mã hóa là một hành động sáng tạo, chúng ta không chỉ có giá trị một phần lao động của người lập mã. Thêm vào đó, chúng ta cũng nhận ra rằng, các công nghệ mà chúng ta biết vẫn còn những tiềm năng chưa được khám phá. Có lẽ, chúng ta nên tiếp tục thách thức.”
Thi Vũ (Theo News.stanford.edu)
(Nguồn – hongdiep.net)