Mã và giải mã trong văn học – Trần Đình Sử

Thời gian gần đây các sách nói về mã, giải mã trong văn học xuất hiện nhiều. Song thế nào là mã và giải mã thì chưa nêu rõ. Phê bình văn học hay dạy học văn ở trường trung học cũng đòi hỏi giải mã. Các giáo viên cũng nên làm quen với vấn đề này. Mã là vấn đề vừa quen, vừa lạ. Trong bài này tôi xin nêu một vài điểm then chốt để bạn đọc tham khảo.

Thời gian gần đây các sách nói về mã, giải mã trong văn học xuất hiện nhiều. Song thế nào là mã và giải mã thì chưa nêu rõ. Phê bình văn học hay dạy học văn ở trường trung học cũng đòi hỏi giải mã. Các giáo viên cũng nên làm quen với vấn đề này. Mã là vấn đề vừa quen, vừa lạ. Trong bài này tôi xin nêu một vài điểm then chốt để bạn đọc tham khảo.

Mã là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động truyền thông tin. Truyền tin qua không gian và thời gian đòi hỏi phải có vật mang thông tin, có kí hiệu. Mã là mối liên hệ giữa vật dung làm kí hiệu và thông tin.

Mối liên hệ mã ấy là sự quy ước. Ví dụ thời cổ đại người ta dùng đốt lửa trên núi để báo hiệu có quân thù xâm nhập lãnh thổ. Xâm nhập đường bộ thì đốt một đống lửa, xâm nhập đường thủy thì đốt hai đống, xâm nhập cả hai đường thì đốt ba đống. Mã như là quy ước đầu tiên được nhận biết qua việc làm mật mã, tức là ám hiệu. Mật mã là phương tiện để truyền tin mà không cho kẻ ngoài cuộc được biết. Julius Caesar đã lập mật mã bằng cách đem bộ chữ cái abcdegh… thụt lùi tính từ deghgik…, trong đó a =d, b=e…hoặc hệ thống morce qui ước a= . -, b= – …  Cái này không phải để che mắt người khác, mà để truyền tin bằng phương tiện khác. Đó là mã quy ước nhân tạo. Có những mã phần nhiều hình thành một cách vô thức, vừa có ý thức, vừa vô thức. Ngôn ngữ và hệ thống các ngôn ngữ văn hóa  lập mã bằng cách ước định tục thành, theo thói quen tích lũy qua nhiều thế hệ. Theo quan niệm của nhà kí hiệu học Mĩ Ch. Peirce, có ba loại kí hiệu. Hình hiệu lập mã bằng sự giống nhau giữa vật mang tin với vật được biểu hiện; chỉ hiệu lập mã bằng mối quan hệ nhân quả giữa vật mang tin và cái nguyên nhân hay kết quả, họ hàng với cái muốn biểu đạt, ví dụ như mây gợi mưa, khói gợi lửa. Biểu hiệu, tức kí hiệu thì quy ước bằng võ đoán, ví như ngôn ngữ. Như thế, tìm mã là nghiên cứu cách quy ước giữa vật mang thông tin với thông tin. Trong quá trình lập mã, mã này đẻ ra mã kia, các mã dịch qua dịch lại, mã đẻ ra mã, mã cũ đẻ ra mã mới. Các mã nằm trong mối liên hệ liên mã, và nhờ thế chúng có thể dịch lẫn nhau trong kí hiệu quyển, như Ju. Lotman đã nói. Trong các hệ thống mã, mã ngôn ngữ là hệ thống mã cơ bản nhất, dựa vào đó để lập ra các mã khác. Các mã khác dù đa dạng đến đâu, khi muốn hiểu người ta đều phải tìm cách dịch về mã ngôn ngữ.

Hiện thưc hay đời sống mà nhà văn hướng tới khi sáng tạo văn học là một thế giới kí hiệu, trong đó bất cứ hiện tượng nào cũng được mã hóa một ý nghĩa nào đó. Mây, sấm, chớp, gió, sương, mặt trời, mặt trăng, tiếng chim kếu, tiếng gió gào, núi đa cao ngất, dòng sông chảy mãi…Con rắn không chỉ là con rắn, mà còn là kẻ mang nọc độc, con vật nguy hiểm, lén lút. Thế giới con người, từ khuôn mặt, trang phục, tiếng nói, giọng nói, âm thanh nói đều mã hóa một ý nghĩa nào đó. Vì thế miêu tả các hiện tượng đời sống trước hết miêu tả các kí hiệu đã mã hóa ý nghĩa trong đó. Sáng tác văn học chính là sáng tạo một bức tranh thế giới được mã hóa. Một câu chuyện, một nhân vật, một chân dung, một phong cảnh, một chi tiết đều là những hình ảnh đã mã hóa ý nghĩa trong đó. Sự đồng hình (hình hiệu) khiến người ta nhận ra miêu tả ai, sự liên quan (chỉ hiệu) khiến người ta suy đoán ra nguyên nhân hay hệ quả xảy đến. Nhà văn khi sáng tác vẫn sử dụng các mac thong dụng, nhưng do đặc trưng của nghệ thuật, anh ta phải tiến hành lạ hóa, sử dụng các biện pháp lạ hóa để lập mã. Khi viết về Bác Hồ Tố Hữu viết: “Bác chẳng buồn đâu, bác chỉ đau, Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu. Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ. Cho hôm nay và cho mai sau”. Nói “Bác chẳng buồn đâu” là lạ hóa. Ai mà trong đời không có buồn. Bác cũng thế, như mọi người. Nói không buồn, là để nói Bác không phải người thường nữa, một người đã quên hết mình, chỉ dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa. Nhà thơ biến Bác thành tấm gương để mọi người noi theo. Khi viết về chi Lý: “Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại. Còn một giọt máu tươi còn đập mãi. Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời, Cho quê hương em, Tổ Quốc, loài người.” nhà thơ cũng lạ hóa. Tim không đập cho em, mà đập cho lẽ phải, quê hương , loài người, ông cũng nói cái phi thường, dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa. Người lái đò song Đà đã được Nguyễn Tuân lạ hóa thành một nghệ sĩ lái đò.

Sáng tác đòi hỏi phải theo thể loại nhất định. Khi đó nhà văn phải kế thừa nguyên tắc mã hóa thể loại đã tích lũy trong quá khứ. Làm thơ phải theo thể nào đó, thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt, lục bát hay song thất lục bát. Nhân vật trữ tình là một kí hiệu mã hóa về chủ thể trữ tình. Vịnh vật, vịnh mây, vịnh hoa, vịnh người…đều có các mẫu mực. Cây tùng, cây mai, hoa cúc…đều là thứ cây đã mã hóa với ý nghĩa nhất định. Kể chuyện thì có các cốt truyện đã có từ xưa, có các motip truyền thống. Notherop Frye nói rằng văn học đẻ ra văn học, truyện đẻ ra truyện, thơ đẻ ra thơ là với ý nghĩa đó.

Mỗi tác phẩm phải có bố cục, kết cấu. Bố cục, kết cấu là phương thức mã hóa ý nghĩa. Tác phẩm bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu đều có ý nghĩa của nó. Các thủ pháp lặp lại, so sánh, đối chiếu, tương phản, phản thấn, tô đậm, chơi chữ cũng là các cách mã hóa.

Mã hóa thể hiện trong các hình tượng nhân vật. Các hình tượng trong thơ Tố Hữu đều có một ý nghĩa chung. Đó là “Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa”, với tư cách đó, nhân vật được miêu tả như là người tử vì đạo. quên mình vì đạo. Nhân vật Pavel Vlasov trong tiểu thuyết Người mẹ của M. Gorki được miêu tả theo mô hình người vác thành giá trong kinh thánh. Đó là cách mã hóa ý nghĩa truyền thống. Các hình thức mã hóa đó khiến người đọc dễ dàng nhận ra ý nghĩa của nhân vật.

Ngôn ngữ là một phương thức mã hóa đặc biệt. Theo G. Pospelov, từ ngữ có chức năng gọi tên, do đó mỗi từ chó chức năng tái hiện sự vật được gọi tên, đó là chức năng tạo hình. Sao anh chẳng về chơi thôn Vĩ. Nhìn nắng hang cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Các từ đã vẽ ra một bức tranh. Nhưng đồng thời ngôn từ lại có ý nghĩa riêng của chúng. Do khả năng chuyển nghĩa mà các từ có thể gọi ra sự vật bằng một tên khác, và do đó có thể bày tỏ thái độ chủ quan của người viết, thể hiện cái nhìn của người đó đối với sự vật. Khi gọi nhân vật bằng nàng, bằng hắn, thị, hay bằng anh, chị, tôi, thì các từ gọi tên đó đã bày tỏ thái độ khác nhau đối với nhận vật. Như thế ngôn từ có tác dụng đặc biệt trong quá trình mã hóa hình tượng. Nó có khả năng chỉ ra  những nghĩa mới ngoài ý nghĩa trong từ điển.

Giải mã văn học bắt đầu từ đọc hiểu văn bản ngôn từ. Đọc hiểu từ ngữ. đọc hiểu từ  ngữ trong ngữ cảnh của bài. Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom. Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Tiếng gà không phải chỉ là tiếng gà báo sáng. Trong bài thơ nó có nghĩa là tín hiệu thời gian. Tại sao lại là tiếng gà buốn, tiếng oán hận, tiếng sâu tiếng thảm? Đó là một chỉ hiệu có nguyên nhân nào đó cần phải được giải thích. Đọc tiếp bài thơ ta hiểu, thời gian lại qua một đêm, một ngày mà người trong thơ vẫn cô đơn, chưa giải quyết được tình duyên, đọc đến câu cuối, ta biết nhà thơ không chấp nhận số phận sống cô đơn.

Trong quá trình giải mã người đọc có thể không nắm được cái mã của người viết; có thể người đọc đem áp đặt mã của mình lên tác phẩm. Kết quả là đọc sai, đọc nhầm.Nói chung, do tác giả khi viết không muốn để lộ ý chính của mình, mà chỉ tạo ra tác phẩm như một cái biểu đạt, để mặc cho người đọc tự xác định lấy. Ý nghĩa  của tác phẩm vốn mơ hồ, đa nghĩa, nghĩa không xác định. Người đọc đọc tác phẩm theo cái quy trình mà họ đã quen trong quá trình tiếp nhận. Nếu gặp tác phẩm có những mã nghệ thuật mới, người đọc thường đọc nhầm. Phải một quá trình sau người đọc mới quen được. Ví dụ như quá trình tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, hay Nguyễn Huy Thiệp.

Hiểu như thế, việc phân tích hình ảnh, câu chữ như lâu nay giáo viên vẫn làm là giải mã. Tra từ điển tìm nghĩa từ chưa biết cũng là giải mã. So sánh các chi tiết với chi tiết tương tư trong tác phẩm khác, tức là so sánh liên văn bản cũng là giải mã. Nhưng trong tác phẩm có những mã văn học ẩn sâu trong hệ thống hình tượng, cần có cách mô hình hóa mới phát hiện ra. Việc này đòi hỏi phân tích các motip, sự lặp lại có tính quy luật của chúng. Đó là mã của tác phẩm văn học. Nhưng trong tác phẩm còn có các mã văn hóa, như điển cố, các mối lien hệ do quá trình văn hóa tạo nên. Ví như hình ảnh núi trong thơ Trung Quốc và Việt Nam, có cội nguồn nho giáo, thường biểu hiện của long nhân, bao dung (nhân giả nhạo sơn).

Núi trong bài Hi mã lạp sơn của Xuân Diệu là núi cô đơn, ngạo nghễ, có cội nguồn phương Tây. Mã văn hóa có tác dụng bổ trợ để hiểu mã văn học, không thay thế được mã văn học do nhà văn tạo nên. Mã văn học chính là ngôn ngữ của tác phẩm và tác giả. Cái khó nhất là năm bắt ngôn ngữ này trong tác phẩm văn học.

Nguồn: https://trandinhsu

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder