
Chương 10
ỐC MƯƠN HỒN
Bạn nào đã từng ra biển, chắc sẽ thấy những vỏ ốc lăn lóc bên mép nuớc. Mải bơi, mải nghịch, nhiều người nghĩ đó chỉ là những vỏ ốc rỗng. Nhưng nếu có bạn nào chăm chú tìm tòi và lắng nghe, sẽ thấy bên trong các vỏ ốc rỗng ấy ẩn náu những thân phận rất thảm thuơng.
Những sinh linh khốn khổ
Sinh ra cùng nỗi đau
Những hình hài dúm dó
Biết ẩn mình vào đâu
Phải chăng lòng trắc ẩn
Là đau cùng nỗi đau
Làm chút gì nho nhỏ
Cho đời này bớt sầu…
Trong khi chờ xe hợp đồng đến chở lớp tiếng Anh đi Đồ Sơn, Chôm Chỉa kể cho cu Thăng về tình hình nhóm Bạch Duơng. Nói chung cu cậu cũng không biết nhiều vì từ ngày ấy nó chẳng có liên hệ gì. Khi người ta di dân, cả xóm tan hoang như tổ kiến đùn gặp trận mưa rào, vì chẳng nhà nào có giấy tờ đất đai gì cả. Chẳng đợi đuợc cụ già cho chúng ở nhờ từ miền Nam ra, mỗi đứa đã đi một nơi, một số xin đầu nhập vào các nhóm khác. Anh em Mặt nốt ruồi đi đâu không rõ.
Còn về ông chú “thế”, cu Dương cho biết xích lô bây giờ ế ẩm, ông bác họ của nó phải kiêm nghề xem tử vi, bói dịch.
– Này, bác ấy có mắt thần thứ ba đấy, xem đúng cực kì! – Chôm Chỉa bảo thế- Một hôm trời mưa bác ấy chở một người mặc quần áo trắng, chùm khăn gần kín mặt ra ngoại thành. Khi đi ngang qua bãi tha ma duới cánh đồng cạnh đuờng thì trời tối sầm lại rồi sét loé lên đánh đoàng một cái. Bác ấy bảo tối tăm cả mắt mũi, xe nghiêng đi. Sợi dây xích móc chùm chìa khoá ở thắt lưng bác ấy chảy ra, nhưng người lại không việc gì. Có điều không thấy người khách mặc quần áo trắng đâu cả, không biết sau đấy bà ta nấp vào đâu. Bác ấy khiếp quá nên sau khi tìm gọi mấy tiếng không thấy, vội vàng phóng xe chạy về, cuống quít như bị ma đuổi. Từ hôm ấy bác ấy bảo có lúc nhìn đuợc bằng con mắt thứ ba. Ghê không mày?!
Hai chị em Vân, Vi đã đến. Chúng nhìn thằng Dương với vẻ tò mò, nhất là khi thấy Duơng ta hăm hở kể chuyện gì đó với tên Thăng. Đối với hai “cách cách” nhà bác Vân, Chôm Chỉa có vẻ dè chừng, nhưng nó không bị lúng túng trong cách xử sự như anh cu “Mèn”. Nó gật đầu chào hai đứa ấy khi Thăng ta ngượng ngập nói:
– Chị Văn ơi, đây là thằng Duơng, ở Hải Duơng xuống chơi. Nó chưa đuợc ra biển bao giờ..
Như mọi khi, cô nhớn nhà bác Vân chỉ cười, nhìn Chôm Chỉa một thoáng rồi lại chúi mũi vào quyển truyện. Cái Vi thì gật đầu rất kẻ cả, phát biểu:
– Trông chẳng giống Châu Chấu voi, cũng không ra Xén tóc. Là nhân vật gì vậy. Bọ ngựa à?
– Tớ á? Tớ chỉ thích làm Bói cá thôi. Có hang để ở. Bắt cá mà chén. Muốn bay đâu thì bay. Hì hì! – Cu Duơng cuời toe. Trông nó cuời cũng không đến nỗi thấy… khó coi cho lắm. Vậy nên cái Vi cũng cụp sừng đanh đá xuống một tẹo. Tuy vậy con bé vẫn thích chơi trội, nó bảo:
– Ở nhà tớ có khẩu súng cao su to bự. Bói cá mà nhòm bắt cá vàng nhà tớ là tớ bụp liền.
– Ở nhà tớ cũng có súng cao su, chạc gỗ ổi bóng nhoáng. Một hôm cái Xuân em tớ đem ra tập bắn. – Chôm Chỉa kể – Nó chưa đuợc nghịch bao giờ nên cầm ngược chiều, căng dây chun ngắm nghía qua khe chạc rồi bỏ tay ra. Thế là miếng da đập bộp vào mặt, khóc ré lên. May mà con bé chưa biết đặt viên sỏi. Không thì… không thì sỏi nó đập cho mẻ răng. May thật đấy. Thế nên tớ phải cất biến đi, còn nó cũng không bao giờ dám đòi tập bắn nữa!
Chẳng hiểu Duơng ta kể thật hay bịa nhưng tình cờ lại làm cái Vi chột dạ, khi nghĩ đến những chiếc răng khuyết và sún của nó. Chắc là vậy nên nó lảng sang chuyện khác:
– Tí nữa bọn mình xuống bãi biển nhặt ốc muợn hồn nhá, cho đằng ấy – nó nói với thằng Duơng – mấy con đem về cho cái Xuân.
– Ốc muợn hồn là cái.. con gì? – Chưa bao giờ nghe thấy cái tên có vẻ kinh dị như vậy nên anh cu Duơng tỏ ra kinh ngạc thật sự.
– Là những con cua, con tôm muợn vỏ ốc để ở – Cái Vi giải thích cho thằng Duơng – À, chị Văn tớ có một câu chuyện kể về loài ốc này đấy. Bố tớ soạn ý sẵn để chị ấy tập viết văn, chị ấy phải viết đi viết lại mấy lần, hôm nọ còn nhờ bố tớ sửa thêm cho – Con bé nói thế rồi quay sang bảo chị:
– Chị Văn ơi, đừng đọc sách nữa, xuống duới biển rồi đọc cho chúng nó nghe câu chuyện ấy đi. – Cái Vi đề nghị chị Văn, xong quay sang khoe với Thăng và thằng Duơng:
– Chị ấy mới đuợc Bộ môn Văn của nhà truờng giới thiệu sang dự thính ở Câu lạc bộ Văn học trẻ thành phố đấy. Chúa lắm nhá! – Nói xong nó vênh mặt lên, rất tự hào với chị Văn của nó, nhưng trông không có vẻ… cá cày cho lắm.
Hôm nay con bé khác so với mọi hôm. – Cu Thăng nhận xét một cách ngạc nhiên – Nó không nói chảnh hoẻ, nhát gừng câu một, thái độ cũng hoà nhã. Có lẽ vì có tới hai đứa con trai, con bé không dễ dàng dở thói đanh đá như khi Thăng ta chỉ có một mình.
Lũ trẻ kéo nhau xuống bãi. Hai ba cô ở lớp cùng với thầy Vân đi ở đằng sau, hơi cách xa bọn chúng. “Chắc là sợ mấy đứa nghịch dại gì đây” – cu Thăng nghĩ thế. Nó muốn rủ thằng Duơng xuống biển tắm nhưng tên ấy sợ phát rét lên, cứ chạy thụt lùi vào bờ mỗi khi có đợt sóng bạc đầu xô lên bờ cát thoải. Chị em Văn, Vi cũng không thích tắm nên cả bọn kéo nhau về phía bãi đá xa xa để kiếm những con ốc muợn hồn.
Chôm Chỉa nghĩ chắc là bắt những con ốc ấy khó lắm, chí ít cũng phải lội xuống nuớc như khi mò mẫm tìm những con ốc nhồi ở quanh ao bèo. Nhưng cu cậu thấy thằng Thăng với cái Vi chỉ đi quanh các tảng đá lớn, tranh nhau nhặt một tí đã đuợc mấy con. Chị Văn chỉ cho cu Duơng một con ốc dài dài, to như ngón tay cái nằm lấp ló mép nuớc, thằng bé nhặt lên và ngạc nhiên thấy rằng đó chỉ là con ốc chết hoặc cái vỏ ốc vì không còn vẩy ở mồm. Đang định quăng xuống nuớc thì chị Văn bảo nó:
– Ốc muợn hồn đấy. Vỏ ốc nhưng bên trong ruột có con cua hoặc con tôm trú ẩn. Nó tụt sâu vào bên trong vỏ đấy mà.
– Để tớ lấy hòn đá ghè vỡ vỏ cho cậu xem con tôm bên trong nhá – Thăng ta hăm hở tìm hòn đá nhưng chị Văn nạt nó:
– Thăng, không đuợc làm thế! Làm thế Hà Bá dìm chết đấy. Mẹ tớ bảo thế. Muốn xem thì thả nó xuống vũng nuớc tĩnh kia kìa, đợi một tí là nó thò chân ra bò, tha hồ mà xem.
Cái Vi nhanh nhảu đi lại chỗ vũng nuớc không có sóng. Nó thả mấy con ốc nhặt đuợc xuống đấy rồi lục lọi, lấy ra quyển vở trong túi xách của chị Văn. Không đợi hai đứa kia phải giục, con bé cất tiếng đọc khi tất cả đã ngồi im ắng trên một hòn đá ngay sát mép vũng nuớc mặn. Lát sau thì mấy người lớn cũng đến ngồi gần chỗ bọn chúng.
“Ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi cơ. Có Thuỷ Tinh là anh chàng ở duới biển, bỗng hùng hổ dâng nuớc biển, đem quân tôm tuớng cá lên đánh nhau với Sơn Tinh, là anh chàng ở núi, tranh giành nhau cô con gái vua Hùng. Cuộc chiến tranh xảy ra thật là thần sầu quỷ khốc, tận bây giờ trẻ con vẫn còn đuợc nghe ngưòi già kể lại. Bên nào cũng bảo là mình mạnh và mình đúng, chẳng ai chịu ai cả.
Thế là bao nhiêu đất đai, nhà cửa, đuờng sá bị cuốn đi. Người và giống vật cả trên bờ, duới nuớc đều tổn hại. Những nguời nông dân có ngón chân cái giao nhau thời đó – gọi là người Giao Chỉ – gạt nuớc mắt nhìn ruộng đồng của họ biến thành bãi lầy, con cái và gia súc của họ bị lũ thuỷ quái xâu xé.
Nhưng dân Giao Chỉ cũng chẳng vừa. Họ tụ nhau lại, khuân đá ném xuống đầu lũ thuồng luồng, đắp đất thành đê ngăn không cho nuớc và quân tôm tuớng cá tràn qua bờ sông. Bên nọ tìm mọi cách để tiêu diệt bên kia: trên bờ đổ dầu, đốt lửa hắt xuống sông biển, cắm cọc sắt nhọn có ngạnh để bẫy cá sấu, cá kình. Dưới nước huy động các loài mực ma, cá nóc, rắn đẻn đến phun ép ra các lọai độc tố cực kỳ kinh khủng để dâng lên đầu độc thú vật trên bờ.
Hai bên đánh nhau ngày càng tàn bạo và ác độc, đến nỗi Thần Đất nổi giận, Người rùng mình làm nổi cơn động đất khiến núi nứt ra, biển cạn đến tận đáy, rồi sóng Thần cuốn mọi sinh vật duới biển tung hê lên bờ. Khắp nơi là cảnh tan hoang: xác thú, xác người, xác cua rùa, thuỷ quái lẫn lộn với nhau khiến mùi hôi thối ngập ngụa trần gian.
Kinh hãi cơn giận dữ của Thần Đất, gã Thuỷ Tinh phải đem quân rút hết về phía biển xa. Còn anh chàng Sơn Tinh thì khua chiêng gõ trống, khoe khoang đến hàng nghìn năm sau về chuyện đuợc làm rể vua Hùng! Cuộc chiến tranh chấm dứt cho đến nay cũng đã lâu rồi, cây cỏ trên bờ, tảo rong duới biển đã lại sinh sôi nẩy nở, nhưng tàn dư của chiến tranh thì còn lưu lại. Nỗi khổ cũng vì vậy mà mãi chẳng hết đi cho.
Thảm thương nhất là việc xuất hiện những con vật nhỏ nhoi, khi sinh ra đã không có đuợc hình hài bình thường như đồng loại, do nhiễm phải độc tố còn sót lại sau chiến tranh. Bọn chúng trông dị hợm, bất lực, đáng thương đến mức làm cho đồng loại đôi khi cũng phải ghê sợ. Đó là những con cua, con tôm trông chỉ giông giống những con cua, con tôm khác, chót bị sinh ra nên chúng cứ phải sống cho đến khi nào chết đi.
Những con tôm cua bất hạnh đó phải kiếm vỏ rỗng của loài ốc để chui vào ẩn náu. Để sống cho hết tuổi thọ mà trời đất bắt chúng phải sống, và cái chính là để các con vật khác khỏi ghê sợ với hình hài mà chúng được sinh ra, để thế gian này bớt cái xấu đi một chút. Muôn loài gọi chúng là những con “Ốc muợn hồn”.
Trong cõi đất trời bao la, các loài đều cảm thông và thương xót những con ốc muợn hồn khốn khổ. Chúng không bao giờ bắt nạt loài ốc đáng thương đó. Ai tò mò, tháng chín hàng năm có thể tìm đến những bãi biển vắng vào kỳ Suơng Giáng. Vào kì đó, ngay cả bày Sói khi bắt đuợc mồi cũng không ăn, chúng thả cho con mồi chạy đi, với ý nghĩa dâng lên cúng tế tổ tiên trong ngày giỗ Tổ (đấy là theo lời người già kể lại). Cũng vào tháng chín hàng năm, đúng ngày Hàn Lộ mát mẻ, từng đàn chim nhạn, chim sẻ bảo nhau bay ra biển Nam, đậu dày đặc trên những bãi biển hoang, trông xa như những con sò biển.
Đó chính là thời kỳ những con ốc muợn hồn phải đổi vỏ, vì dẫu rằng hình hài chúng chẳng ra sao nhưng thân thể chúng vẫn lớn lên, không thể nào sống mãi trong vỏ cũ đã trở nên quá chặt.
Ngày hôm đó bọn ốc muợn hồn rời bỏ cái vỏ đang có. Chúng nhốn nháo bò, chạy ra ngoài để tìm một chiếc vỏ ốc khác, vừa với thân mình cho cả năm sau. Cũng có những loài mang danh quân tử nhưng lòng dạ độc ác, thất đức, lợi dụng cơ hội đó để ăn thịt, kiếm chác trên nỗi khốn khổ của bày ốc muợn hồn khi chúng không có chiếc vỏ nào che chắn. Nhưng những con chim sẻ, chim én nhỏ nhoi, thường bị ngưòi ta coi là lũ tiểu nhân, thì dốc lòng bảo vệ những con chưa kiếm đuợc vỏ mới. Chúng tha những vỏ ốc ở khắp nơi, có những chiếc vỏ khô bị gió cuốn lên tận chân đồi, đem tới cho lũ ốc mượn hồn lựa chọn.
Ngay cả Hà Bá, nổi tiếng là vị thần mặt sắt duới nuớc, cũng rất quan tâm, thuơng xót bọn tôm cua dị dạng này. Ông ta mời các nàng Tiên Cá đến giữ trật tự trên bãi biển, không để cho kẻ xấu lợi dụng thời cơ giết hại bọn chúng. Những con kém may mắn vì suốt ngày không tìm đuợc một chiếc vỏ mới thì các nàng Tiên Cá đem chúng về biển cả, giấu vào các hang động kín đáo để chúng khỏi xấu hổ, tủi thân, chờ cho đến năm sau …
– Con gái bố Vân đọc truyện hay quá! Chuyện ở đâu đấy? – Từ lúc nãy mấy cô đã để ý lắng nghe. Cô Nguyên, thủ thư của Thư viện Khoa học cất tiếng khen ngợi.
– Cháu chỉ biết đọc thôi, truyện là do chị Văn cháu viết đấy. – Cái Vi vội vàng thanh minh.
– Thế á, thế thì càng hết ý. Các cháu nhà anh giỏi thế! – Cô Nguyên quay sang nói với thày Vân.
– Hai “cách cách” nhà thày Vân cô nào cũng cực kỳ. Các cô trong lớp tiếng Anh đua nhau khen ngợi.
– Gớm, “nay thét mai gầm rát cổ cha” lắm đấy, các cô ạ! – Bác Vân đáp lời họ – Câu truyện này tôi tạo ra dàn ý để cháu nó tập viết. Viết đi viết lại đến năm sáu lần mới tạm nghe đuợc đấy.
– Thảo nào, “cố công mài sắt có ngày nên kim” mà. Nhưng cũng phải có năng khiếu nữa cơ – Cô Nguyên cuời – ngày xưa tôi cũng thích viết văn làm thơ, đã nhiều lần cố gắng viết đi viết lại nhưng mới chỉ mài đuợc sắt thành… dùi đục thôi.
– Để tôi biếu cô ít… mắm cáy nhà làm mà chấm cho thêm phong vị! – Một bác vốn quê Cát Hải pha trò.
Mọi người cùng cuời ầm lên.
– Kìa, chị Văn ơi, hai con đã thò chân ra, bắt đầu bò kia kìa! – Tên Duơng tuy nghe nhưng vẫn để mắt quan sát, cậu chàng reo lên khi một vài con ốc muợn hồn thấy im ắng đã thò chân ra ngoài. Chúng mang theo vỏ ốc ở phần thân còn dấu bên trong, trông rất kì cục và tức cuời. Nhưng ai đã được nghe câu chuyện vừa đọc thì ắt thấy mủi lòng.
– Này Thăng ơi, tớ muốn bắt hai ba con về cho cái Xuân nó xem – Duơng ta bảo Thăng như vậy – Nhưng làm thế nào để chúng không bị chết nhỉ ?
– Để tớ đi tìm mấy cái chai nhựa. Chúng mình lấy nuớc biển đem về theo để thả chúng vào đấy thì chúng sẽ không chết đâu. Thế có đuợc không chị Văn ơi?- Cu Thăng quay sang hỏi chị Văn.
– Tớ không biết. Nhưng có khi cũng đuợc, những con này sống ở nuớc mặn mà.
Cu Thăng đi ra chỗ có lều quán để kiếm một vài chiếc chai nhựa. Chân đi nhưng bụng thằng bé đang nghĩ ” Mình có năng khiếu gì không nhỉ?”
Hồi này môn Toán của cu cậu khá hẳn lên, môn tiếng Anh cũng không chịu thua cái Vi tí nào. “Tăm phần tăm” là do nó đã chịu khó dùi mài, “cố công mài sắt” đấy mà. Điều này thật khó tưởng tuợng ra ở năm học truớc. Chính do cái ý ganh đua ngấm ngầm với cái Vi nên nó mới thay đổi ra như thế.
Trước kia nó đầu têu chuyện gì, hầu như thằng Hoan đều dễ dàng làm theo. “Hai đứa nó là một đồng một cốt mà” – bà Mại Đủ Thứ đã từng nhận xét như vậy, ý nói là bao giờ hai đứa cũng vào hùa với nhau. Bây giờ thậm chí ở lớp có đứa chê nó là đồ “học gạo”, nhất là mấy đứa năm ngoái vẫn kéo nó và thằng Hoan đi đấu bóng cao su với lớp khác.
Nhưng thôi, cóc cần. Cứ mặc xác tụi chúng!- Cu cậu tự ra.. nghị quyết. Không phải là nó không còn thấy tiếc thằng Hoan, nhưng từ ngày vắng Hoan “Trũi” đến giờ, cây roi mây cũng đâm ra thất nghiệp dài dài.. Nếu như năm nay nó không thua cái Vi trong cuộc thi tiếng Anh sắp tới, thì công mài sắt của nó chí ít có thể sánh ngang với việc đã làm ra một chiếc dùi đục. Không, nó sẽ cố thêm để may ra thành đuợc một chiếc kim khâu… bao gai. Biết đâu đuợc đấy, ông bác của Chôm Chỉa chẳng bảo “trông nuớc da mày, tao thấy năm nay có vẻ gặp hên đấy. Năng nổ vào nhá! Tao nghe chừng cái đám có liên quan đến đồng tiền này còn mang lại cho mày một số chuyện hay ho nữa cơ.”
Thằng bé vừa đi vừa gõ hai chiếc chai nhựa rỗng vào nhau. Biết đâu hè này hoặc hè sau mẹ thằng Hoan lại chả dẫn nó về chơi. Nếu thằng Hoan nó về, dứt khoát phải tìm cách báo cho Chôm Chỉa dẫn em gái nó xuống đây. Cả bọn sẽ đi ra biển vào tháng chín. Sẽ kiếm thật nhiều vỏ ốc rỗng để sẵn ở quanh các tảng đá ven biển cho bọn ốc muợn hồn có vỏ mà thay trong ngày chúng đổi vỏ. Sau đó.. sau đó thì còn nhiều chuyện lắm, nhưng đầu tiên ba thằng phải “xử lý” tên Toan “nghiện” vì tội lâu nay nó cứ rống cò ke mãi bài hát, nghe rất tức tiết:
Mấy con Dế mèn
Rúc trong hang sâu
Đã rụng sạch càng
Râu thì xác xơ!…
Có con Dế mèn
Váy kia chui qua
Cóc đuợc ở nhà
Sang chầu… cái Vi!…
Khoá Buồn nói rằng bài hát này là do cụ nhạc sỹ Lê Thương viết ra từ hồi bố nó hãy còn quấn tã cơ. Nhưng lời thì rõ ràng là thằng Toan “nghiện” đã bịa ra…
Vậy là còn nhiều chuyện hay ho đang chờ ở phía truớc, phải không các bạn? Lẽ vì các nhân vật của chúng ta mới đang học cấp một, cho đến khi đám ấy ở vào tuổi cổ lai hy thì không biết sẽ còn phải tốn bao nhiêu giấy để viết… sử thi về chúng.,.
10/2006