Sài Gòn đến với tôi ngày đầu bằng chiếc xích lô máy. Đó là một ngày luôn khắc ghi trong ký ức của tôi cùng năm anh em chung chuyến đi hôm ấy. Mỗi khi có dịp gặp nhau, thì những câu chuyện cũ được ôn lại một cách say sưa, tỷ mỉ rồi cùng nhau hát bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”…
Sài Gòn đến với tôi ngày đầu bằng chiếc xích lô máy. Đó là một ngày luôn khắc ghi trong ký ức của tôi cùng năm anh em chung chuyến đi hôm ấy. Mỗi khi có dịp gặp nhau, thì những câu chuyện cũ được ôn lại một cách say sưa, tỷ mỉ rồi cùng nhau hát bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”…
Vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Đó là ngày 12 tháng 11 năm 1980, năm anh em cùng học một trường, được bộ Nội thương(nay là bộ Công thương) phân công vào phía nam công tác. Trong mấy anh em thì anh Chiến lớn tuổi, rồi tới anh vượng, anh Đại, anh Sức, còn tôi là nhỏ tuổi nhất. Mấy chục năm rồi cho đến bây giờ cũng vậy, năm anh em thương yêu quý nhau như anh em ruột. Chỉ cần gia đình nào có chuyện vui, chuyện buồn là các anh có mặt đông đủ. Nhắc lại kỷ niệm ba mươi lăm năm về trước, thật vui, thật hài hước và cũng thật sâu thẳm của một chặng đường đời khó quên. Rời ga Bình Triệu là ga cuối thời bấy giờ. Năm anh em chúng tôi, mỗi người khoác chiếc ba lô lép kẹp, bên trong mấy bộ quần áo, chiếc bàn chải đánh răng, chiếc khăn mặt và một ít dồ dùng lặt vặt cá nhân mang theo. Ra được ngoài ga trời bắt đầu chập choạng tối.
Chiếc xích lô máy đón chúng tôi tại cửa ga Bình Triệu. Nhìn người lái xe thấy hiền lành, thật thà, sau khi trả giá xong. Tất cả đều sẵn sàng lên xe, theo hướng đi về quận Phú Nhuận. Đi cùng với các Anh Chiến, anh Vượng, anh Đại, anh Sức là những người đã từng khoác áo lính vào trong Nam này rồi nên tôi rất yên tâm. Chiều hôm ấy tiết trời Sài Gòn se se lạnh, bóng điện đường bắt đầu sáng dần. Anh Chiến quay sang hỏi mọi người: “có ai còn tiền không”, mọi người nhìn nhau, số tiền hôm ấy góp lại vẫn chưa đủ trả cho xích lô máy. Mọi người cười ồ, nhìn ai cũng chẳng thấy có dấu hiệu mệt mỏi. Thật ra năm anh em khi vào trong nam số tiền mang theo đâu có nhiều nhọi gì vài đồng bạc ăn mấy bát phở coi như sạch túi. Đúng như vậy, khi đoàn tàu tới ga gà thuộc đất Quảng Ngãi nghe nói gà ở đây thơm ngon, nhiều và giá rẻ. Năm anh em mỗi người mua một con gà ăn cho thỏa thích, con gà vừa bóng vừa thơm. Bụng đang đói cồn cào, ai nhìn cũng phát thèm, ăn xong chưa đầy mười lăm phút thì ôm bụng. Thoạt đầu anh Sức là người đau bụng trước mọi người cứ tưởng anh giả vờ. Nhưng rồi lần lượt…bám cầu tiêu cuối toa chờ đến mình. Chắc là gà ế mà chúng tôi không phát hiện được, cứ ăn thật ngon lành.
Giờ đến đất Sài Gòn rồi nghe tiếng bô của chiếc xích lô máy đang nổ giòn tan từng tiếng, từng tiếng một, trong lòng tôi lúc đó một cảm giác thật khó tả. Anh Sức ghé tai từng người nói nhỏ, cứ mặc kệ, không đủ tiền thì vào tới cơ quan xin tạm ứng “một sáng kiến cũng hay”. Năm anh em nhìn nhau phấn trấn hẳn lên, thấy anh em vui vẻ, anh Đại sẵn có máu văn nghệ, thế là bắt nhịp hát bài “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”tất cả đều hát. Mọi người đi trên đường đều nhìn và không biết họ nhận xét chúng tôi thế nào. Nhưng có điều lúc đó đường vắng lắm, thi thoảng có một vài người qua lại chứ có đông đúc, kẹt xe như bây giờ. Chiếc xích lô máy chạy khoảng chừng km thì cà dập cà dụi, xả một đống khói rồi tắt luôn. Năm anh em chúng tôi vẻ mặt ai cũng lộ rõ mệt mỏi, không giống như lúc nãy mới ngồi lên xe.
Thấy chúng tôi buồn, thất vọng, bác tài quay sang phía chúng tôi động viên: “các chú cứ bình tĩnh xe cháu sắp sửa xong rồi..”. Đối với tôi đó là một chuyến đi dài nhất và có nhiều kỷ niệm nhất trong đời. Sài Gòn ngày đầu tiên bước chân lên, tất cả đối với tôi đều mới lạ. Từ con đường, hàng cây, những khuôn mặt thật thà, thân thiện gần gũi. Những tiếng nói mà tôi chưa bao giờ tiếp xúc. Con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thời đó là đường hai chiều. Rồi xe cũng chở năm anh em chúng tôi tới nơi, lúc đó đã là mười một giờ đêm .
Đến được cơ quan mới, năm anh em vui mừng phát khóc. Nhưng có một điều khi đến cơ quan thời gian quá khuya làm gì còn thủ quỹ xuất tiền tạm ứng. Cũng thật may hôm đó giám đốc vẫn còn ngồi ở cơ quan xem ti vi. Thấy chúng tôi mới tới ông chạy từ trên lầu xuống bắt tay, thăm hỏi. Ông là người rất tâm lý và biết chúng tôi mới từ bắc vào nhìn thấy mọi người, ông hiểu ngay: “Không đủ tiền trả cho bác tài?, thế là ông rút ví dúi vào tay bác tài ít tiền. Chúng tôi cũng không hiểu ông đưa bao nhiêu, nhưng thấy mặt bác tài tươi roi rói, cảm ơn liên tục. Tôi nhớ mãi bác tài lái xích lô máy một con người hiền lành, bộc bạch mang đậm tính cách của người đất phương nam, nếu bây giờ có gặp lại chắc tôi cũng sẽ nhận ra, nhớ mãi vị giám đốc Tiệm khi mới đặt chân lên đất Sài Gòn.
N.V.B