Nhà thơ Hữu Loan một bài thơ mấy cuộc bể dâu

Sau cách mạng tháng 8, ông vào bộ đội, năm 1949 chỉ được phép về nhà mấy ngày để làm đám cưới, vài hôm sau trở lại chiến khu. Mấy tháng sau về thăm nhà, hay tin vợ chết đuối, xúc động làm bài thơ MÀU TÍM HOA SIM…


Hữu Loan

MÀU TÍM HOA SIM


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân

xa gia đình

Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chàng độc đáo

Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh.

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…

Một chiều rừng mưa
Ba người anh từ chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí.

Chiều hành quân
Qua những đồi sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
nhìn áo rách vai
Tôi hát
trong màu hoa
(áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh đã mất, mẹ già chưa khâu…)


Nhà thơ Hữu Loan một bài thơ mấy cuộc bể dâu – Trinh Kim Thuấn

loan1Với nhà thơ Hữu Loan, quá nhiều người biết, biết về bài thơ MÀU TÍM HOA SIM của ông, về mối tình của ông với người vợ trẻ:

“Ngày hợp hôn.
Nàng không đòi may áo cưới.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đến khi:
Em ơi! giây phút cuối
Không được nghe em nói
Không được trông thấy nhau một lần….“

Vợ của ông: Cô Lê Thị Ninh, 17 tuổi: “hương hồn người vợ bé nhỏ của Hữu Loan đã đi vào “văn học sử”. Cơn sầu của nhà thơ Hữu Loan được coi là tha thiết không kém chi cái sầu của Đường Minh Hoàng sau cái chết của Dương Quí Phi, một cái sầu “mang mang vô tuyệt kỹ“. (Hữu Loan thi sĩ ăn cơm kê vàng nổi tiếng vì bài thơ tím. TranNhuong.com).

Nhưng cuộc đời nhà thơ Hữu Loan lại cay cực, lại lắm cuộc bể dâu.

Sau cách mạng tháng 8, ông vào bộ đội, năm 1949 chỉ được phép về nhà mấy ngày để làm đám cưới, vài hôm sau trở lại chiến khu. Mấy tháng sau về thăm nhà, hay tin vợ chết đuối, xúc động làm bài thơ MÀU TÍM HOA SIM, bài thơ này trở thành một trong những tác phẩm lãng mạng  nhất thời kháng chiến, bài thơ bị cấm, nhưng vẫn được truyền tụng ngầm. Đến khi phong trào Nhân Văn – Giai phẩm, Nguyễn Bính cho đăng lần đầu tiên trên báo “Trăm Hoa”.

Đến năm 1954, sau ngày tiếp quản Hà Nội, Hữu Loan trở lại công tác tại Hội Nhà văn, làm biên tập viên cho báo Văn Nghệ.

Năm 1956, Hữu Loan tham gia nhóm Nhân Văn – Giai phẩm cùng với Phan Khôi, Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Quang Dũng…

“ Phong trào Nhân Văn – Giai phẩm bắt đầu khi hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt phê phán tập thơ VIỆT BẮC của Tố Hữu là “dòng thơ lục bát không có gì mới, nội dung vân vê kỹ niệm không lấy gì làm sâu sắc“. . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày nay, nếu đọc lại những bài viết của nhóm Nhân Văn, phải công nhận là nước ta đã từng có những nhà trí thức khả kính. Đất nước ta ra nông nỗi hiện nay là bởi lịch sử không chọn họ. Nguyễn Hữu Đang bị tù 17 năm (sau 7 năm được tha), Phùng Cung, tác giả truyện ngắn Con ngựa già của Chúa Trịnh: 7 năm tù giam, Vũ Duy Lân – Bộ Nông Lâm, người bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang 1 áo len khi đang đi tù: bị giam 7 năm mới tha, Giám đốc nhà xuất bản Minh Đức 17 năm…. Khi Hoàng Cầm cho in bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần. Trần Dần bị mất chức và sau đó bị bắt giam. Nếu Trần Dần không dùng lưỡi lam cắt cổ, có lẽ thời gian “ở trong lao” của ông không chỉ là 3 tháng . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bà Phạm Thị Nhu, vợ Hữu Loan kể: ”Chúng tôi nuôi 10 đứa con thật vô cùng vất vả, ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thứ rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 chuyến xe cải tiến từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số bán cho các thuyền, rồi mới ăn vội bát cơm độn, để chạy bộ 7 cây số đi học.”

Các con của Hữu Loan gần như không có ai vào được đại học, vì lý lịch của 1 kẻ “nhân văn”. Một người con đủ điểm đi học nước ngoài cũng không được đi học. Ông đã bị biết bao người thân trách cứ. Nhưng, khi quyết định rời bỏ Hà Nội, Hữu Loan đã nói với vợ:

– Thôi thì bà và các con chịu khổ, để cho tôi được sông lương thiện. Tôi mà chịu khó hót thì nhà lầu, xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được.

Ông giải thích: Làm nhà văn khó lắm. Viết vừa lòng nhà nước thì dân chửi, viết vừa lòng dân thì đi tù như chơi. Thôi tôi về đi cày.

Đôi khi nghĩ những người như Hữu Loan, Trần Dần dại thật, nhưng Những ngày ấy bao nhiêu thương xót, làm sao có thể bắt những người như các ông quay lưng lại với nhân dân.

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder