Nỗi lo vào năm học mới – Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Trong XH ta có hai nghề cao quý được gọi là thầy: Đó là thầy giáo và thầy thuốc.
Từ những năm ở thập kỉ 90 trở về trước, hình ảnh của hai mẫu người ấy được nhân dân vô cùng kính nể…

Trong XH ta có hai nghề cao quý được gọi là thầy: Đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Từ những năm ở thập kỉ 90 trở về trước, hình ảnh của hai mẫu người ấy được nhân dân vô cùng kính nể.

Thầy giáo chăm lo sự nghiệp trồng người. Dưới mái trường XHCN, thầy đã trang bị cho học trò một hành trang với đầy đủ kiến thức, đạo đức, lối sống. Tạo dựng cho các em một phẩm hạnh, ý chí vươn lên với tất cả phẩm chất tốt đẹp nhất.

Học trò như bày chim non, được chim mẹ dạy cho từ cách tập bay chuyền, cách hót ca khi bình minh đến… Và những con chim đã đủ lông, đủ cánh, rời ghế nhà trường, từng đàn tung lên bầu trời bay đi về phía chân trời xa rộng trên mọi nẻo đường đất nước, xứng đáng là những người con hữu ích cho gia đình và XH.

Thế hệ thầy, cô của thời xaấy hoàn toàn chỉ sống với đồng lương mỏng như lá lúa, cơm hôi, mì mạch cũng không đủ no. Ngoài tiết dạy chính, còn bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém mà chẳng bao giờ có thêm một đồng xu bồi dưỡng, vẫn vô tư, tận tâm yêu nghề, yêu trò đến thế!

Họ xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ“ Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và đúng nghĩa với danh hiệu nhân dân phong tặng “ Thầy giáo là kĩ sư tâm hồn”.

Còn bây giờ khi đất nước hội nhập và phát triển. Số đông trở nên đua đòi hưởng thụ vật chất, không còn đúng nghĩa là tầng lớp trí thức nhà giáo, họ đang chạy đua với cơ chế thị trường. Chăm chăm kiếm tiền và mưu cầu địa vị, vun vén cho lợi ích cá nhân, làm giàu trên đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân.

Tôi thường ăn sáng ở quán đông người, được mắt thấy tai nghe những lời phàn nàn cay đắng của những người cha, người mẹ, một nỗi lo đến thắt ruột, vào năm học mới chạy đâu ra tiền để đóng các khoản cho con.

Muốn xin cho con vào lớp mẫu giáo của trường mầm non, mà mẹ cháu bảo:  quen thân nên chỉ mất có 4 triệu, không thì 5,6 hoặc 10 triệu”.

Còn xin vào các lớp chọn từ Tiểu học đến PTTH ở thành phố đều phải chạy bằng phong bì, rải từ cô xin giúp đầu tiên, cuối cùng là đi cảm ơn thầy, cô hiệu trưởng với phong bì cẩn thận tùy theo từng cấp. Lại còn các khoản tiền đóng học đầu năm.

Chiều 1/8/2012 tôi mở VTV1 đúng lúc chương trình PV đang phỏng vấn phụ huynh học sinh ở một xã của tỉnh Phú Thọ. Nhân dân bức súc đến vô cùng.  Ở vùng nông thôn nghèo mà đầu năm học đóng 3 triệu, và còn đóng đến 19 khoản thu khác, trong đó có khoản xây dựng trường được miễn phí, thì cô giáo bảo phải đóng để xây dựng văn phòng Đảng ủy xã. Có gia đình có hai, ba con đi học thì đứa lớn phải nghỉ cho đứa bé đi.Đó là một nỗi đau cho số phận những người dân nghèo. Trong khi đất nước đang phát triển, thì đó là một chuyện lạ.

Tìm hiểu thêm mới biết, chạy được cái chân hiệu trưởng, hiệu phó, hoặc sinh viên học xong xin được việc làm phải chạy mất số tiền khá lớn. Bây giờ hiệu trưởng, hiệu phó phải thi, nghe có vẻ dân chủ và chất lượng lắm! Nhưng thực chất cấp dưới phải chạy cấp trên, xong rồi về thu vốn, về sau thu lãi…Tất cả là dân chịu hết!

Thiết nghĩ nghề thầy giáo thuộc tầng lớp trí thức, được đào tạo học hành bài bản, nhân dân kì vọng ở họ rất lớn. Có lương ổn định với hệ số cao, thế là hạnh phúc lắm rồi, mà còn mải mê làm giàu, nhiều người quên mất “chữ tâm” của người thầy cao quý.

Qua bài viết này: Xin chia sẻ cùng những người cha, người mẹ có con đang đi học. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo – Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương. Hãy quan tâm sâu sát nhiều hơn nữa. Đầu tư xây dựng thêm nhiều trường lớp cho con em nhân dân được đến trường vô tư, để những bậc cha, mẹ vơi bớt nỗi lo. Có niềm tin kì vọng vào những người được gọi là thầy với đủ lương tâm và trách nhiệm của họ.

Vì trẻ thơ là mầm non tương lai tươi sáng của đất nước. Các cháu phải được chăm lo giáo dục, giáo dưỡng từ môi trường XH trong lành.

N.T.T.N

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder