Ông nội và cháu đích tôn – Truyện cổ Grimm Grimm (nhà văn Đức thế kỉ 19)

Đứa con trả lời:
– Con làm một cái máng đựng thức ăn, nếu con lớn con sẽ cho bố mẹ ăn bằng cái đó.
Lúc đó hai vợ chồng nhìn nhau một lúc rồi òa lên khóc, đưa ông cụ lại bàn…

Đứa con trả lời:
– Con làm một cái máng đựng thức ăn, nếu con lớn con sẽ cho bố mẹ ăn bằng cái đó.
Lúc đó hai vợ chồng nhìn nhau một lúc rồi òa lên khóc, đưa ông cụ lại bàn.

1- Ông nội và cháu đích tôn

Ngày xửa ngày xưa có một ông cụ rất già, mắt mờ, tai điếc, đầu gối run lẩy bẩy. Ngồi bên bàn ăn, tay ông run run cầm chiếc thìa, súp bắn tung ra khăn trải bàn, súp chảy quanh miệng và nhỏ giọt xuống bàn. Hai vợ chồng đứa con trai của ông kinh tởm trước chuyện đó, do vậy ông cụ phải ra ngồi ăn ở góc nhà, sau cái lò sưởi. Hai vợ chồng cho ông ăn bằng một cái bát sành và cũng chẳng bao giờ cho ăn no. Những lúc đó ông buồn rầu nhìn cái bàn và nước mắt cứ vậy tràn ra.

Có một lần hai tay run lẩy bẩy ông không giữ được cái bát, để nó rơi vỡ trên nền nhà. Người con dâu quở mắng, ông cụ nín thinh và chỉ biết thở dài. Cô ta mua cho ông một cái bát khác bằng gỗ giá vài xu để cho ông cụ ăn. Có lần, hai vợ chồng người con ngồi bên bàn ăn thì đứa con trai bốn tuổi nhặt ở đất những mảnh bát vỡ chắp lại. Ba nó hỏi:
– Con làm gì đó?
Đứa con trả lời:
– Con làm một cái máng đựng thức ăn, nếu con lớn con sẽ cho bố mẹ ăn bằng cái đó.
Lúc đó hai vợ chồng nhìn nhau một lúc rồi òa lên khóc, đưa ông cụ lại bàn. Và từ đó trở đi hai vợ chồng để ông cụ ngồi ăn chung bàn, cũng chẳng nói gì nếu ông có chót để súp rơi vãi ra khăn trải bàn.

2- Những đồng Heller bị mất

Có lần hai vợ chồng nhà kia cùng con cái và khách ngồi ăn trưa. Đó là người bạn thân của gia đình. Mọi người đang ngồi ăn thì đồng hồ đánh chuông mười hai tiếng. Người khách thấy cửa bỗng nhiên từ từ mở, một đứa trẻ mặt mày xanh xao, vận đồ trắng tuyết bước vào. Nó chẳng ngó nhìn quanh mà cũng chẳng nói một lời nào cả, nó đi thẳng vào phòng bên cạnh. Một lát sau nó cũng im lặng từ từ bước ra cửa. Ngày thứ hai, ngày thứ ba nó cũng đến và đi như vậy. Thấy lạ người khách mới hỏi bạn mình rằng đó là con nhà ai mà trưa nào cũng lặng lẽ tới rồi lại lặng lẽ đi ra.
– Tôi không nhìn thấy gì cả, và cũng không biết nó là con nhà ai.
Đúng trưa ngày hôm sau đứa trẻ lại tới, khách chỉ cho chủ nhà, nhưng chồng cũng như vợ và con cái, chẳng ai nhìn thấy gì cả.
Khách đứng dậy đi sang phòng bên, hé mở cửa nhìn vào thì thấy đứa trẻ đang ngồi giữa nhà, hai tay đang đào cạy tìm một cái gì đó ở dưới kẽ hở của sàn nhà. Khi nhận thấy có người ngó nhìn, đứa trẻ biến mất.
Sau đó người khách thuật lại cho cả nhà nghe những điều chính mắt mình trông thấy, và tả lại cặn kẻ hình dáng đứa trẻ. Lúc bấy giờ vợ chủ nhà mới chợt nghĩ ra và nói:
– Trời ơi, đó chính là cháu nhà chúng tôi đấy, nó mới bỏ chúng tôi cách đây bốn tuần.
Hai vợ chồng chủ nhà cạy sàn nhà lên thì thấy hai đồng Heller. Đó chính là hai đồng Heller mà mẹ bảo cầm ra đưa cho một người ăn mày, nhưng đứa trẻ không đưa và nghĩ:
– Hai đồng Heller cũng mua được bánh mì tẩm đường rán, ta giữ lại mua bánh mì mà ăn cho thỏa chí thèm.
Đứa trẻ bèn cất giấu hai đồng Heller vào kẽ hở sàn nhà.
Chính vì chuyện ấy mà đứa trẻ không được yên thân dưới mồ, trưa nào cũng phải đi tìm những đồng Heller ấy.
Mấy hôm sau bố mẹ đứa trẻ đưa hai đồng Heller đó cho một người nghèo qua đường. Từ đó trở đi không ai nhìn thấy đứa trẻ kia nữa.

(Kho lưu trữ của Hội NVHP)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder