Shogun Tướng quân – Tiểu thuyết của James Clavel- Kì 107

Ngừoi dịch: Ngô Vĩnh Viễn và Bùi Phung

“Bởi vì anh làm em sung sướng”, bà ta thở dài sung sướng vì bà ta đã có cái may mắn lớn là được học. Bà ta trò chuyện dễ dàng, ngợi ca anh không tiếc lời, dỗ anh ngủ, bàn tay và giọng nói của bà ta đã đạt được tất cả những cái cần thiết cho nghề nghiệp. Trí óc bà ta đang ở chỗ xa xôi. Bà đang nghĩ tới Mariko và người tình của nàng, nghĩ tới những phương sách. Bà ta dám thúc Mariko tới mức nào? Hoặc sẽ tiết lộ họ với ai, hoặc đe dọa nàng thế nào, tất nhiên phải tinh tế. Toranaga, Buntaro hay là ai? Ông thầy tu Cơ đốc giáo chăng? Có lợi lộc gì trong việc này không? Hay Chúa Kiyama – rõ ràng bất cứ một sự bê bối nào liên quan tới phu nhân Toda và người rợ, sẽ phương hại tới chuyện hôn nhân của con trai nàng với cháu nội của Kiyama. Không hiểu một sự đe dọa như vậy có làm nàng phải theo ý của ta không? Hay ta không nên làm gì hết – có lẽ như vậy có lợi hơn chăng?

Thương thay cho Mariko. Một phụ nữ yêu kiều như vậy. Trời, nàng có thể làm một kỹ nữ tuyệt vời! Thương thay cho Anjin-san? Trời, nhưng ông ta là một con người khôn ngoan. Mình cũng có thể nhờ ông ta mà lập được một gia sản.

Mình sử dụng điều bí mật này thế nào cho tốt nhất, có lợi nhất, trước khi nó không còn là bí mật nữa, cả hai đã bị tiêu diệt?

Hãy cẩn thận, Gyoko, bà ta tự khuyến cáo mình. Không có nhiều thì giờ để quyết định vấn đề này hoặc về những bí mật mới khác: về súng và vũ khí do những nông dân ở Anjiro giấu chẳng hạn, hoặc về Trung đoàn pháo mới-số lượng của nó, các sĩ quan, sự tổ chức và số lượng súng. Hoặc về Toranaga đêm cuối cùng ở Yokose đã ngủ với Kiku một cách vui vẻ, đã áp dụng nhịp cổ điển

“Sáu nông năm sâu” dập một trăm cái với sức mạnh của con người ba mươi tuổi và ngủ cho đến sáng như một đứa trẻ. Đó không phải cung cách của người bị lo âu dằn vặt, neh?

Còn nỗi đau đớn của ông thầy tu còn trinh, trần truồng đang quỳ gối cầu nguyện Chúa Cơ đốc, xin tha thứ cho tội lỗi suýt nữa ông ta phạm phải với người con gái và tội lỗi khác, tội lỗi thực sự ông ta đã làm ở Osaka – những điều bí mật lạ lùng của

“Xưng tội” do một người hủi thì thầm với ông, rồi lại rỉ tai với Chúa Harima. Toranaga sẽ làm gì? Liên tục kể lại những điều đã được thầm thì, rồi những lời cầu nguyện với đôi mắt nhắm nghiền-trước khi tên điên khùng tội nghiệp dạng chân cô gái ra không một chút tế nhị và sau đó lỉnh đi như một con vật ăn đêm. Bao nhiêu là căm thù, đau khổ và xấu hổ.

Còn người đầu bếp thứ hai của Omi thì sao, anh ta đã thì thầm với một người hầu gái, cô này thì thầm với người yêu, anh này thì thầm lại với Akiko, anh ta đã nghe lỏm là mẹ Omi đã bày mưu giết Kasigi Yabu, chúa công của họ. Ha! Chuyện này mà lộ ra thì có khác nào thả mèo vào đàn bồ câu của Kasigi! Bí mật của Omi và Yabu đã rỉ tai Zataki, nếu nói nhỏ vào tai Toranaga – hay những lời Zataki lẩm bẩm trong giấc ngủ mà cô gái ngủ với ông ta còn nhớ được và báo cho ta ngày hôm sau, lấy cả một đồng chojin bạc, những lời nói về Chúa Ishido và phu nhân Ochiba ăn cũng nhau, ngủ cùng nhau và chính Zataki đã nghe thấy họ gừ gừ, rên hừ hừ và kêu váng lên khi dương đâm vào âm. Gyoko mỉm cười một mình. Bỉ quá những con người ở địa vị cao sang như vậy, neh?

Một sự kiện lạ lùng khác là trong lúc mây mưa và một vài lần trước đó, Chúa Zataki đã mê man gọi người làm tình với mình là

“Ochiba. Lạ, neh?”

Không biết Zataki, con người quan trọng cho cả hai phía, có thay đổi bài ca của mình nếu Toranaga cho ông ta Ochiba để làm mồi? Gyoko cười khùng khục, lòng ấm lên vì tất cả những điều bí mật dễ thương như vậy, tất cả đều có giá trị đối với những lỗ tai cần thiết mà đàn ông đã buột ra cùng với nước vui của họ.

“Ông ta sẽ thay đổi”, bà ta lẩm bẩm tin tưởng.”Ờ, nhất định vậy.”

“Cái gì?”

“Không có gì cả, không có gì cả, Inari chan ạ. Anh ngủ ngon không?”

“Cái gì?”

Bà ta mỉm cười và để anh lại chìm vào giấc ngủ. Rồi khi anh sẵn sàng, bà ta để tay và môi lên anh cho anh sướng. Và cho cả bà nữa.

*

“Anh chàng Ingeles đâu rồi, cha?”

“Cha không biết rõ, Rodrigues. Chắc là ở một trong những quán ở Mishima. Cha đã sai người đi xem ở quán nào?”

Anviô lấy một mẩu bánh vét nết chỗ nước xốt.

“Khi nào cha biết?”

“Mai, chắc chắn.”

“Que va, con muốn gặp lại anh ta. Anh ta khỏe không?” Rodrigues hỏi đều đều.

“Có.” Còi tàu vang lên sáu lần. Ba giờ chiều.

“Anh ta có nói với cha điều gì xảy đến với anh ấy từ khi anh ấy rời Osaka không?”

“Cha biết một phần những chuyện ấy. Từ anh ta và những người khác. Câu chuyện dài và có nhiều điều để nói. Trước hết cha phải giải quyết những vấn đề của cha, rồi chúng ta sẽ nói chuyện.”

Rodrigues ngả người ra ghế trong một ca bin nhỏ.

“Tốt. Như vậy sẽ rất tốt.” Anh nhìn thấy những đường nét sắc nhọn của ông thầy tu, đôi mắt sắc màu nâu ánh vàng. Mắt mèo.

“Cha này”, anh ta nói,

“Anh chàng Ingeles cứu tàu của con, và cuộc đời con. Đúng anh ta là kẻ thù, đúng anh ta là dị giáo, nhưng anh ta là hoa tiêu, một trong những hoa tiêu giỏi nhất từ trước đến nay. Kính trọng một kẻ thù, thậm chí thích một kẻ thù cũng chằng có gì là sai.”

“Chúa Jesus tha thứ cho kẻ thù của mình, nhưng họ vẫn đóng đinh Người.” Alvito bình tĩnh nhìn lại,

“Nhưng cha cũng thích anh ta. Ít nhất cha cũng hiểu anh ta rõ hơn. Cứ để mặc anh ta đó đã.”

Rodrigues gật đầu đồng ý. Anh để ý thấy đĩa thức ăn của cha đã hết, anh với qua bàn và chuyển chiếc đĩa gỗ lại gần hơn.

“Đây, cha ăn thêm một chút gà sống thiến nữa – Bánh mỳ?”

“Cám ơn. Ừ, cha sẽ ăn thêm. Cha không ngờ lại đói như thế.” Ông thầy tu xé một đùi nữa một cách biết ơn, lấy thêm ít lá thơm và hành, bánh mỳ, rồi rưới nước xốt đặc vào.

“Rượu vang.”

“Vâng, cám ơn.”

“Những người khác của cha đâu rồi?”

“Cha để họ trong cái quán gần bến.”

Rodrigues nhìn ra những cánh cửa sổ ở đuôi tàu trông ra Nimaju, bến và cảng, cửa ngõ của Kano, ở đó nước sẫm hơn ở những chỗ khác. Nhiều thuyền đánh cá đang đi lại ngược xuôi.

“Cái tên đầy tớ cha sai đi, cha có tin được nó không? Cha chắc nó sẽ tìm được chúng ta?”

“Ờ, có chứ. Ít nhất họ cũng sẽ không đi trong hai ngày tới.”

Alvito quyết định, hay đúng hơn là ông đã nhắc nhở mình không đề cập tới những điều đạo hữu Michael nghi ngờ, vì vậy ông chỉ nói thêm:

“Đừng quên là họ đi một cách trọng thể, chính thức. Với cấp bậc của Mariko và cờ hiệu của Toranaga, họ đi rất trang trọng. Trong vòng bốn dặm, mọi người đều biết về họ và nơi họ ở.”

Rodrigues cười.

“Anh Ingeles đi trọng thể? Ai mà có thể tin được điều đó. Như một gã Daimyo mắc bệnh giang mai!”

“Như thế đã hết đâu, hoa tiêu. Toranaga đã phong cho hắn ta làm Samurai và Hatamoto.”

“Cái gì?”

“Bây giờ thiếu tá – hoa tiêu Blackthorne đeo hai kiếm. Cùng với súng lục của anh ta. Và bây giờ anh là người tin cẩn của Toranaga, tới chừng mực nào đó, người được ông ta bảo trợ.”

“Anh Ingeles?”

“Phải.” Alvito để cho sự im lặng trùm lên ca bin và tiếp lục ăn.

“Cha có biết nguyên nhân gì lại như thế không?” Rodrigues hỏi.

“Có, một phần. Cứ từ từ rồi đâu sẽ có đó, hoa tiêu.”

“Nói cho con biết tại sao. Ngắn gọn, chi tiết để sau.”

“Anjin-san cứu mạng Toranaga lần thứ ba. Hai lần trong khi chạy trốn khỏi Osaka, lần cuối cùng ở Izu trong một trận động đất.” Alvito ngoạm một cách thèm thuồng vào miếng thịt đùi. Một dòng nước chảy vào bộ râu đen của ông ta.

Rodrigues đợi nhưng ông thầy tu không nói thêm một điều gì nữa. Đôi mắt ông nhìn xuống chiếc ly trong tay, trầm tư. Rượu vang đỏ bắt gặp ánh sáng. Sau một thời gian dài, ông nói:

“Cái thằng cha Ingeles hứng nước tè đó ở gần Toranaga, điều ấy chẳng có lợi gì cho chúng ta hết. Không có lợi gì hết. Hẳn. Hả?”

“Tôi đồng ý. Mặc dù tôi vẫn muốn gặp hắn.” .

Ông thầy tu không nói gì. Rodrigues để ông ta vét sạch cái đĩa trong yên lặng, rồi mời thêm nữa, niềm vui đã biến mất. Mảnh cuối cùng của con gà và chiếc cánh gà cuối cùng đã được chấp nhận, và một ly vang nữa. Rồi để kết thúc, một cô nhắc Pháp mà cha Alvito đã lấy ở tủ ra.

“Rodrigues! Con có dùng một ly không?”

“Cám ơn.” Anh chàng thủy thủ ngắm nhìn Alvito rót chất rượu màu nâu hạt dẻ vào chiếc ly pha lê. Tất cả rượu vang và cô nhắc lấy trong kho riêng của đức Giám mục làm quà chia tay cho đạo hữu của ông.

“Tất nhiên, Rodrigues, mời con cùng uống với cha.” Dell’Aqua đã nói:

Phải, cảm ơn Đức cha, nhưng không phải là những lời cám ơn Chúa nguyền rủa. Rodrigues cay đắng tự nhủ không cám ơn, vì đã đưa đến cho tôi hạm trưởng, để ra lệnh cho tôi lên chiếc thuyền chở lợn này dưới sự chỉ huy của lão thầy tu này, xa vòng tay Graxia của ta, tội nghiệp em. Hỡi Đức Mẹ, cuộc đời rất ngắn, quá ngắn, quá chất chưởng để mà đem phao phí, làm vú bõ cho những tên thầy thu thối hoắc, ngay cả Alvito, còn có tính chất người hơn tất cả, và vì thế mà ngày càng nguy hiểm hơn. Đức Mẹ, hãy cứu giúp con đôi chút.

“Ô! Anh đã đi? Ra đi sớm vậy sao? Ôi, xin lỗi…”

“Sẽ trở lại ngay, em yêu.”

“Ôi, xin lỗi… Chúng tôi nhớ… đứa nhỏ và em.”

Trong một lúc, anh đã tính mang nàng lên tàu Santa Filipa, nhưng lại gạt bỏ ý nghĩ ấy đi ngay, biết vậy là liều lĩnh cho nàng, cho anh và cho con tàu.

“Xin lỗi, về ngay thôi.”

“Chúng em đợi, Rod-san. Xin lỗi vì đã buồn, hết sức xin lỗi.”

Luôn luôn, tiếng Portugal ngập ngừng, phát âm rất nặng mà nàng đã cố gắng nói, đòi gọi nàng bằng tên rửa tội chứ không phải bằng cái tên nghe thương thương Nyanyan có nghĩa là mèo con, rất hợp với nàng và làm anh thích hơn.

Anh đã đi từ Nagasaki lòng không muốn đi chút nào, rủa tất cả các vị thầy tu, tất cả các hạm trưởng, mong cho mùa hè và mùa thu qua đi để anh có thể buông neo con Black Ship, khoang của nó bây giờ chứa đầy bạc nén, cuối cùng lại được dong buồm về nhà, giàu có và độc lập. Nhưng rồi sao? Câu hỏi triền miên ấy day dứt anh. Còn nàng – và đứa nhỏ? Hỡi Đức Mẹ, hãy giúp tôi trả lời câu hỏi ấy một cách bình yên.

“Bữa ăn tuyệt vời, Rodrigues”, Alvito vừa nói vừa nghịch những vụn bánh trên bàn.

“Cám ơn.”

“Tốt.” Rodrigues lúc này nghiêm chỉnh.

“Kế hoạch của cha là thế nào, thưa cha? Chúng ta nên…” Anh ngừng lại giữa câu và liếc ra ngoài cửa sổ. Rồi, không hài lòng, anh đứng lên, đi khập khiễng đau đớn ra lỗ cửa sổ và ngó ra.

“Có chuyện gì vậy, Rodrigues?”

“Tôi nghĩ, tôi cảm thấy thủy triều thay đổi. Tôi muốn kiểm tra phòng đi biển của chúng ta.” Anh mở cửa rộng thêm nữa và nghiêng người ra ngoài, nhưng vẫn không nhìn thấy mỏ neo ở mũi tàu.

“Xin lỗi cha một lát, thưa cha.”

Anh lên sàn tàu. Nước vỗ vào dây xích mỏ neo buông trong nước bùn. Không một cử động. Rồi một đường lằn tàu xuất hiện và con tàu lách thoát, chuyển theo nhịp mới với triều xuống. Anh kiểm tra lại tình hình của tàu, rồi đội gác. Mọi sự đều hoàn hảo. Không một con thuyền nào ở gần. Buổi chiều đẹp trời, sương đã tan từ lâu.

Tàu của anh là một chiếc tàu nhỏ, một loại tàu Nhật Bản cải tiến theo kiểu tàu có buồm của Portugal: nhanh-hai cột buồm. Nó có bốn khẩu đại bác, có hai khu trục ở đằng mũi và hai khu trục ở đằng sau. Tên tàu là Santa Filipa và chở một thủy thủ đoàn ba mươi người.

Đôi mất anh hướng về phía thành phố và tới những ngọn đồi ở bên kia.

“Pesaro!”

“Dạ, thưa senhor?”

“Chuẩn bị thuyền. Ta sẽ lên bờ trước khi trời tối.”

“Tốt. Tầu sẽ sẵn sàng. Khi nào ông về?”

“Sáng.”

“Càng tốt! Tôi sẽ dẫn đoàn lên bờ , mười người!”

“Không có ai lên bờ cả, Pesaro. Đó là Kinjiru! Mẹ ơi, đầu anh quẫn rồi à?” Rodrigues cười trên sân lái và tựa người vào mép tàu.

“Tất cả đều phải chịu đựng, không phải là điều hay”, viên quản lý neo buồm Pesaro nói, đôi bàn tay chai sạn to lớn của gã nổi gân.

“Tôi dẫn đoàn và hứa là không có chuyện gì xảy ra đâu. Chúng tôi đã bị nhốt hai tuần rồi.”

“Các viên chức ở bến cảng đây đã nói kinjiru, xin lỗi, nhưng vẫn là kinjiru chết tiệt! Nhớ không? Đây không phải là Nagasaki!”

“Vâng, thề có máu của Chúa Jesu!” Anh chàng to béo cau mặt.

“Chỉ có mỗi một tên Nhật bị chặt.”

“Một tên bị chặt nát, hai bị đâm nặng, nhiều người bị thương, một cô gái bị thương trước khi bọn Samurai chấm dứt cuộc nổi loạn. Ta đã báo với tất cả các anh trước khi các anh lên bờ: Nimaju không phải Nagasaki, bởi vậy hãy cẩn thận! Lạy Đức Mẹ! Chúng ta may mắn đã thoát chỉ có mỗi một thủy thủ chết thôi. Họ có quyền chém tất cả năm người chúng ta.”

“Luật của họ. Hoa tiêu ạ, không phải của chúng ta. Những con khỉ bị Chúa nguyền rủa! Đó chỉ là cuộc loạn đả của nhà thổ.”

“Phải, nhưng người của anh bắt đầu trước, nhà đương cục đã khám xét để kiểm dịch tàu của ta, và tất cả các anh đều phải ra tòa. Cả anh nữa!”

Rodrigues chuyển chân cho đỡ đau.” Hãy kiên nhẫn, Pesaro. Bây giờ cha đã trở lại, chúng ta sẽ lên đường.”

“Vượt thủy triều à? Vào lúc bình minh? Đấy có phải là lệnh không?”

“Không, chưa phải. Cứ chuẩn bị sà úp sẵn sàng Gomej sẽ đi với tôi.”

“Cho tôi đi với, được không? Làm ơn, hoa tiêu. Tôi ốm đến chết trong cái thùng đầy ổ lậu này.”

“Không. Tốt hơn là cậu không nên lên bờ đêm nay. Cậu hay bất cứ ai.”

“Thế nếu sáng mai anh không trở lại?”

“Thì cậu cứ buông neo đợi dây cho đến khi tớ trở lại. Rõ chưa?”

Viên quản lý neo buồm nhăn mặt. Anh ta do dự rồi lùi:

“Vâng, vângg, rõ, lạy Chúa.”

“Tốt.” Rodrigues đi xuống dưới.

Alvito đang ngủ, nhưng ông ta tỉnh dậy khi viên hoa tiêu mở cửa ca, bin.

“A, tất cả chứ?” Ông ta hỏi, lúc này phè phỡn cả về đầu óc lẫn cơ thể.

“Vâng, ổn cả.” Rodrigues uống vài ngụm rượu để cho mất cái vị đắng ở miệng. Bao giờ cũng như vậy sau một cuộc gần như nổi loạn. Nếu Pesaro không chịu nhượng bộ ngay, thì một lần nữa Rodrigues lại phải đục một lỗ ở mặt anh ta, hoặc xích anh ta lại, hoặc ra lệnh đánh năm mươi roi, hoặc bắt chui xuống sống tàu hoặc thực hiện một trong hàng trăm trò tục tĩu theo luật biển để duy trì kỷ luật. Không có kỷ luật, thì các tàu đều hỏng.

“Kế hoạch thế nào, cha? Chúng ta đi lúc trời sáng?”

“Chim đưa thư thế nào?”

“Khỏe cả. Chúng ta vẫn còn sáu con, bốn Nagasaki, hai Osaka.” Ông thầy tu tính góc mặt trời. Còn bốn, năm tiếng nữa thì mặt trời lặn. Còn nhiều thì giờ để phóng chim đi với bức điện mật đã có kế hoạch từ lâu:
Còn tiếp
(kho tư liệu cảu Hội NVHP)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder