Sóng Tam Bạc nên thơ: Hoài Khánh giới thiệu tập thơ “Sóng Tam Bạc” của Câu lạc bộ Thơ Việt Nam quận Hồng Bàng

Tập thơ “Sóng Tam Bạc” (Nhà xuất bản Hải Phòng – 2021) không chỉ là sự góp mặt của 19 nhà thơ cùng nhiều thành viên trong Câu lạc bộ Thơ Việt Nam quận Hồng Bàng, mà còn là tình yêu quê hương, sự trân quý ngôn từ dân tộc và thể hiện niềm vinh dự của những người con phố Biển.

Ra mắt bạn đọc đúng dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập quận Hồng Bàng,

với96 bài thơ và 7 ca khúc phổ thơ, tập sách như muốn trực tiếp dẫn bạn đọcdạo bước trên từng con đường, qua mỗi góc phố thân quen trên địa bàn quận trung tâm thành phố Cảng.

Hiện sống ở ngôi nhà ngay mặt phố Tam Bạc, bằng cảm nhận của trái tim người lính trở về sau cuộc chiến, nhà thơ Phan Dũng chợt nhận ra:

“Dãy nhà cao màu trắng

Đổ bóng sông Tam Bạc Phẳng Lặng

Trời nước sáng bừng lên

Bầy Thiên Nga màu trắng

Bơi trên dòng Tam Bạc vàng nắng

Thành phố đẹp Bình yên”

(Tam Bạc bình yên)

Những làn sóng Tam Bạc kia hẳn đang chất chứa trong nỗi lòng bao tứ thơ mộc mạc, giản dị, đến với người đọc bằng con đường ngắn nhất.Hình ảnh đó đã dần trở thành một trong những nét đẹp đặc trưng và đáng nhớ của quận Hồng Bàng.Nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoanchỉ đưa ra một nét chấm phá đã đủ cho thấy nét tài hoa trong thơ củachị:“Bên hồ Tam Bạc trăng rằm / Soi nghiêng chở một thuyền dằm đầy thơ”(Hoa phượng Hải Phòng). Phạm Minh Tuấn cũng cho ta một cảm nhận thú vị về Sóng Tam Bạc và khung cảnh tình yêu mới ngọt ngào thi vị làm sao: “Em ngồi chờ bên bờ sông Tam Bạc / Để dùng dằng con nước chẳng buồn trôi”(Gửi về Hồng Bàng).

Người đóng góp đáng kể cho sự ra đời tập sách này là nhà thơ, Nghệ nhân dân gian Nguyễn Ngọc Vương – Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hải Phòng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Việt Nam quận Hồng Bàng. Gần chục năm nay, chị là một cây bút thơ có nhiều hoạt động tích cực trong phong trào thơ ca ở Hải Phòng và cả nước. Bằng chùm thơ 13 bài, với cảm xúc dâng trào, Nguyễn Ngọc Vương như được thả hồn mình vào những âm vang của sóng, đắm chìm trong những dòng chảy lịch sử hào hùng của quê hương:

“Ta lại viết bài ngợi ca thành phố đẹp

Cảng Hải Phòng năm tháng chép vào thơ

Đoàn tàu tương lai chuyển bánh thật bất ngờ

Ta chợt thấy trang thơ thành lịch sử”

(Một thoáng Hải Phòng ơi)

Nhà thơ Lưu Đình Hùng chỉ gợi đôi nét thơ đã đủ phác họa tính cách người Hải Phòng:“Nói chuyện thơ mà nghe như bão bể / Đón em về rón rén một niềm vui”(Người miệt biển). Còn nhà thơ Nguyễn Phước Giang dồn nén bao điều tâm sự cõi người. Từ chàng thanh niên ra thành thị. Mai Hồng Quang“ngẩn ngơ tìm lối mòn xưa cũ” và nhận ra “Hạ Lý hôm nay trời vào hạ trong veo / Phố đang độ đôi mươi hừng hực trẻ”(Hạ Lý hôm nay).

Trong tập thơ, có thêm nhiều khám phá mới dưới cách nhìn của người làm thơ, đã trở nên thật tinh tế. Qua thơ,thành phố Hải Phòng như thêm niềm tự hào, như được linh thiêng hơn. Cũng là tiếng ve, cũng là bóng dáng những cây cầu thơ Nguyễn Hải Thuận như có thêm mầu sắc mới, cảm nhận mới:

“Lạc Long ran đổ tiếng ve

Thanh bình thành phố cầu khoe dáng cầu”

(Tam Bạc hôm nay)

Nghĩ về mảnh đất quê hương, Dương Thắng bộc bạch:

“Tiếng còi tàu vừa rời ga Thượng Lý

Tôi ngược Cầu Quay tìm lại hành trình

Kia Chợ Sắt soi bên dòng Tam Bạc

Bao năm rồi còn bận rộn mưu sinh?

(Tôi yêu Hồng Bàng)

Mỗi tác giả góp mặt trong tập thơ thêm tự hào khi mình được là một mảnh ghép nhỏ bé, được cống hiến phần nào đó với quận Hồng Bàng – một đơn vị hành chính của thành phố Hải Phòngvừa tròn 60 năm thành lập và phát triển.

 

 

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder