Bánh trung thu kèm rượu ngoại, kèm trà ngon. Hộp bánh trung thu mạ vàng ròng…
Thì tết trung thu, hỡi ơi còn đâu là tết của con trẻ nữa.
Thương thay đàn trẻ .
Bánh trung thu kèm rượu ngoại, kèm trà ngon. Hộp bánh trung thu mạ vàng ròng…
Thì tết trung thu, hỡi ơi còn đâu là tết của con trẻ nữa.
Thương thay đàn trẻ .
Việt Nam ta do địa hình thiên nhiên, khí hậu tạo ra nếp canh tác sinh hoạt mang đậm bản sắc của nền văn minh lúa nước. Vì thế vào rằm tháng 8 âm lịch thường là lúc kết thúc, thu hoạch vụ mùa sau thời gian dài người nông dân vất vả hai sương một nắng. Đây cũng là quãng thời gian giữa mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm với gió mát, trăng thanh- vầng trăng đêm 15 tháng tám có thể xem là viên mãn, tròn đầy nhất trước khi bước vào giai đoạn khuyết, để chuẩn bị bước vào cuối thu và những ngày đông rét mướt với mưa phùn, gió bấc. Vì thời tiết và trăng đẹp như thế nên rằm tháng tám cùng với niềm vui mừng vụ mùa thì dân ta còn lấy đó là rằm dành cho sự vui chơi của con trẻ. Nên đêm rằm tháng tám còn được gọi là rằm trung thu, hay là tết trung thu- một trong những ngày tết quan trọng không kém tết nguyên đán- Đây cũng là cái tết duy nhất dành cho trẻ em nước ta trước khi trẻ em Việt Nam cùng hưởng ngày quốc tế dành cho thiếu nhi- ngày 1/6. Trong đêm rằm trung thu, người lớn bầy cỗ trông trăng cho con, cháu mình. Trung tâm của mâm cỗ là các loại bánh làm từ gạo- sản phẩm của một nông vụ chí kì- như bánh nướng, bánh nếp, bánh gai…nhưng nổi lên và có thể coi là thứ bánh chính đó là bánh rẻo mô phỏng theo hình mặt trăng- vì tinh tú đẹp nhất trong đêm rằm, cá chép- mang ước vọng cho con cháu học hành tấn tới, phương trưởng để đỗ đạt, thành công ra giúp đời. Cùng với bánh mặt trăng, bánh con cá là các con vật, các loại hoa được gọt, tỉa khéo léo từ trái bưởi, quả đu đủ…Để rằm trung thu vui vẻ từng bừng hơn người lớn còn làm cho con cháu mình những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân…nhưng chiếc mặt nạ cùng những chiếc trống ếch, những con tò e nặn bằng bột gạo nhuộm phẩm ngũ sắc. Cùng với rước đèn, vui đùa với những trò chơi dân giã của con trẻ, là đến thời khắc vui nhất trong đêm rằm trung thu là phá cỗ. Người lớn ngồi nhấm nháp miếng bánh, uống chén trà để nhớ lại ký ức tuổi thơ đã qua của mình, ngắm đàn con đang vui chơi, nhẩy múa rước đèn, ăn bánh dưới trăng thanh gió mát. Ở các gia đình có con gái đến tuổi cập kê còn cho con nấu bầy cỗ để khoe tài nội trợ. Những câu chuyện gắn liền với tết trung thu kể về chú Cuội láu lỉnh…
N.H