Những cống hiến của Người cho sự tiến bộ của xã hội loài người được thể hiện trên nhiều khía cạnh, trong đó có sự cống hiến đặc biệt cho văn hóa truyền thống cũng như văn hóa nghệ thuật cách mạng của Việt Nam, đó chính là thơ chữ Hán của Người.
“Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Hồ Chí Minh)
Năm nay là năm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi có may mắn đã từng được làm việc bên Người, tôi mong muốn thông qua bài viết này có thể nói lên được vô vàn những kỷ niệm.
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản, một người lãnh đạo vĩ đại của Đảng Cộng sản cũng như đất nước Việt Nam, là người chiến hữu vĩ đại, thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Những cống hiến của Người cho sự tiến bộ của xã hội loài người được thể hiện trên nhiều khía cạnh, trong đó có sự cống hiến đặc biệt cho văn hóa truyền thống cũng như văn hóa nghệ thuật cách mạng của Việt Nam, đó chính là thơ chữ Hán của Người.
1. Nét truyền thống trong những tác phẩm thơ chữ Hán của Việt Nam
Văn thơ chữ Hán của Việt Nam đã có từ lâu, sau thời Đường của Trung Quốc, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn của Việt Nam, cho đến nay vẫn còn gìn giữ được một khối lượng đồ sộ những tác phẩm văn thơ bằng chữ Hán. Văn thơ chữ Hán đã đi vào lòng người, từ tầng lớp tăng sĩ, vương tôn quý tộc cho đến quần chúng nhân dân, nó cũng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Và có thể coi thơ văn chữ Hán là nét truyền thống lâu đời, đi sâu vào đời sống của người dân, và có nhiều giá trị phong phú, từ thơ của Phật giáo, Nho giáo đến những áng thơ của chủ nghĩa yêu nước. Trong một vài thế kỷ, thơ văn chữ Hán trở thành một trào lưu chính trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật cổ điển của Việt Nam, và nó có một ảnh hưởng sâu sắc đến những tác phẩm văn hóa nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.
Xét về nội dung, văn thơ chữ Hán cổ của Việt Nam tiếp tục kế thừa và đề cao tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, cũng như các giá trị tư tưởng của vua chúa nói chung và Lão Tử nói riêng. Về sau, cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa chống thực dân nửa phong kiến, văn thơ chữ Hán đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại cổ vũ cho cuộc cách mạng dân tộc của Việt Nam. Xét từ góc độ thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác, những thi nhân viết thơ chữ Hán của Việt Nam đã đạt đến một trình độ cao. Họ đã nắm bắt được những tinh túy trong ngôn ngữ của văn chương tiếng Hán, kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, trật tự với ý chí và tình cảm. Họ đã viết nên những bài thơ chữ Hán mang phong cách và âm điệu cửa Việt Nam.
Xét từ góc độ phổ cập, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, văn thơ chữ Hán được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều hoàn cảnh từ giáo dục, khuyên răn, trả thù, thể hiện tư tưởng phật giáo, văn học cho đến việc thổi bùng lên ngọn lửa của lòng yêu nước. Các sáng tác thơ thường là ở thể cận, thể biến, trong đó, ngũ ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt là những thể mà người Việt Nam ưa chuộng. Ngoài ra, những bài thơ có thể được phổ nhạc cũng phần lớn thuộc những thể loại thơ nêu trên. Thời đại nhà Trần là thời kỳ đỉnh cao trong các sáng tác của thơ ca chữ Hán. Cho đến nay, Việt Nam vẫn còn lưu giữ được một số lượng đồ sộ các tác phẩm văn thơ được viết bằng chữ Hán. Các văn đàn tại châu Á vẫn coi những giá trị xuất sắc trong văn thơ chữ Hán của Việt Nam là một di sản văn hóa của Phương Đông.
Việt Nam đã tạo nên chữ Nôm dựa trên các thanh âm và ý tứ của chữ Hán, và coi chữ Nôm là ngôn ngữ của Việt Nam, để từ đó trở về sau lấy chữ Nôm làm công cụ trong sáng tác các tác phẩm văn hóa nghệ thuật đồng thời Việt Nam công vận dụng các thể thức thơ chữ Hán để đưa vào trong sáng tác các tác phẩm thơ chữ Nôm. Đặc điểm của nó được thể hiện ở tính văn nói, tính bình dân, và có thể coi như là một thể thơ tự thuật.
Một đặc điểm nổi bật khác của thơ văn chữ Hán Việt Nam đó là, mặc dù trải qua rất nhiều bước thăng trầm, nhưng nó vẫn giữ được một cách hoàn chỉnh những âm điệu trong tiếng Hán cổ. Tại Trung Quốc, do rất nhiều các dân tộc thiểu số phương Bắc di cư về phương Nam, kéo theo nó là giao thoa với dân tộc Hán bản địa, nên ngữ âm, ngữ điệu của tiếng Hán đã dần thay đổi. Nhưng tiếng Hán trong Việt Nam nói chung và thơ văn chữ Hán của Việt Nam nói riêng vẫn giữ nguyên được những ngữ âm trong Ngữ âm giải tự thời Đông Hán, đặc biệt là trên cơ sở khẩu âm thời nhà Tùy, Đường thế kỷ VII và với các di tích như Tràng An, Lạc Dương; đồng thời kết hợp với quá trình Việt hóa, Việt Nam đã tạo nên một hệ thống âm Hán Việt hoàn chỉnh và sử dụng nó một cách lâu dài. Thi ca là tinh hoa của ngôn từ. Văn thơ chữ Hán Việt Nam thể hiện một cách chính xác và hoàn chỉnh âm thời Đường. Do vậy, nếu như đọc thơ cổ của Trung Quốc theo tiếng Hán hiện đại, thì thanh âm và ngữ âm là không giống nhau, nhưng nếu như căn cứ theo âm Hán Việt, thì ngữ âm, ngữ điệu, thanh điệu không có gì sai khác so với thơ cổ. Từ thực tế là văn thơ chữ Hán của Việt Nam có luật thơ giống với âm thời Đường thì ta có thể coi đây như một cơ sở để nghiên cứu âm thơ cổ của Trung Quốc, và liệu có thể coi đây như một nguồn tư liệu về ngữ âm cổ của Trung Quốc.
Việc văn thơ chữ Hán được lưu truyền và phát triển, đâm chồi nảy lộc ở Việt Nam đã nói lên rằng nhân dân Việt Nam rất biết cách tiếp thu những tiến bộ của các nước xung quanh để biến nó thành tinh hoa của dân tộc mình, thể hiện nó một cách trung thực và từ đó mà có thể nâng cao trình độ văn hóa của dân tộc mình. Cũng giống như việc rất nhiều các nước châu Âu tiếp thu những di sản văn hóa Hy Lạp, Rôma để tạo nên một nền văn hóa huy hoàng của dân tộc mình. Trong vành đai văn hóa Đông Á, với việc lấy nền văn hóa Hoa Hạ làm trung tâm, sự phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam luôn đi đầu tại khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự thực lịch sử.
Sau đây xin dùng một số tác phẩm thơ chữ Hán của Việt Nam qua các thời đại để nói lên con đường phát triển của thơ chữ Hán truyền thống của Việt Nam. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa một cách thuần thục như thế nào những hình thức biểu hiện của văn hóa dân tộc truyền thống cũng như các giá trị tinh hoa của nó, đồng thời cũng đã gạn đục khơi trong như thế nào để có thể tạo nên cho nó một nội hàm, chức năng vô cùng mới mẻ như vậy, và đã đưa nó phát triển lên một tầm cao mới.
2. Khái quát sơ lược con đường phát triển của thơ chữ Hán của Việt Nam.
Trong các thời Đinh, Lê, Lý, Trần của Việt Nam và thời Tống, Nguyên, đầu thời Minh của Trung Quốc, Phật giáo rất được ưa chuộng, các tăng nhân – thi nhân đã sớm cho ra đời những bài “thơ thiền”, nội dung khá huyền diệu, trừu tượng, nhưng nó cũng có một vai trò nhất định. Dẫn chứng như những bài thơ sau:
Vạn sự quy nhất
Hội trung đại sĩ
Tòng vô hiện hữu, hữu vô thông,
Hữu hữu vô vô tốt cánh đồng.
Phiền não khổ đề nguyên bất nhi,
Chân như vọng niệm chi tất không.
Thân như huyền cảnh nghiệp như ảnh,
Tâm nhược thanh phong tính nhược phùng.
Xíu vấn thử sinh ma dữ Phật,
Chúng sinh cúng bắc thủy lưu đông.
Thí mặc
Pháp Loa
Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn,
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian.
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn,
Na biên vong nguyệt cánh nhĩ khoan.
Dịch thơ
Muôn duyên cắt đứt tấm thân nhàn,
Hơn bốn mươi năm cõi mộng tàn.
Giã biệt! xin đừng theo hỏi nữa.
Bên kia trăng gió mặc thênh thang.
Cúc hoa
Thiền quang
Vong thân vong thế dĩ đô vong,
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương.
Tuế vấn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.
Dịch thơ (người dịch: Nguyễn Trọng Thuật)
Hoa cúc
Sự đời quên cả chẳng lôi thôi
Chiếc chổng quanh năm bó gối ngồi.
Ngày tháng chẳng còn sờ đến lịch,
Thấy hoa cúc nở đoán thu rồi.
Thời Lý dần coi trọng Nho học, đến thời Trần, những nội dung thế tục trong thơ chữ Hán như trung quân báo quốc v.v.. phát triển, được coi là “Nho thi” (thơ của Nho giáo) và để lại nhiều bài thơ nổi tiếng, như tác phẩm của hai vị tướng đã có công đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông:
Tụng giá hoàn kinh sư
Trần Quang Khải
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.
Dịch thơ (người dịch: Trần Trọng Kim)
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Thuật hoài
Phạm Ngũ Lão
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu.
Tam quan tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ (người dịch: Trần Trọng Kim)
Tỏ lòng
Múa giáo non song trải mấy thu,
Ba quân khí thế át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vượng nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Sau khi chiến tranh kết thúc, xã hội ổn định, chế độ khoa cử vẫn vô cùng coi trọng văn kinh tiếng Hán, mà trên thực tế là “trọng thi, khinh văn”, điều này đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ sự phát triển của thơ chữ Hán. Tầng lớp thượng lưu coi việc viết thơ chữ Hán làm một mốt thời thượng, đề tài sáng tác ngày càng rộng, nội dung ngày càng phong phú, chất lượng văn hóa nghệ thuật dược nâng lên một cách rõ ràng. Những vị vua yêu thơ chữ Hán như: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã tự mình lãnh đạo văn đàn thơ chữ Hán. Trên xướng dưới họa, điều này đã tạo nên một thời kỳ đỉnh cao của thơ chữ Hán. Các bài thơ tương đối tiêu biểu như:
Hạnh Thiên Trường hành cung
Trần Thánh Tông
Cảnh thanh u, vật diệc thanh u,
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộc sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc quất thiên đầu,
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự.
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh,
Kim niên du thắng tích niên du.
Dịch thơ
Dạo chơi cung Thiên Trường
Cảnh thanh u vật cũng thanh u,
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát,
Nghìn hàng đám quýt đám quân hầu.
Trăng vô sự chiếu người vô sự,
Nước có thu lồng trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng,
Độ xưa so với độ nay thua.
Dạo chơi cung Thiên Trường được sáng tác trong hoàn cảnh sau khi quân Nguyên Mông đánh chiếm thành Thăng Long, Trần Thánh Tông rút về ẩn náu tại vùng biên Nam Định. Sau đó, do quân Nguyên Mông thiếu lương thực, nên đã buộc phải rút quân về nước, trên đường rút lui đã vấp phải sự tấn công của quân Việt, thiệt hại nặng nề về binh lương “cuộc dạo chơi ngày hôm nay” là có nghĩa như vậy.
Trong thời kỳ này, quân vương tràn đầy niềm tự hào, quần thần cũng tràn đầy ý chí:
Ngôn hoài
Nguyễn Chế Nghĩa
Đỉnh thiên lập địa trượng phu thân.
Chí khí đường đường mại đằng luân.
Đàn giáp khằng mi Tề sách sĩ,
Trước tiên tu hướng Tấn năng thần .
Cơ tang Cử hỏa kiêm hoài tuyết,
Tích trữ Đường yên dữ Hán vân,
Lưu đắc càn khôn trung nghĩa tiết,
Cao đàm thiên cổ nhất hoàn nhân.
Dịch thơ (người dịch Phạm Tú Châu)
Tỏ nỗi lòng
Đội trời đạp đất chốn trần ai,
Chí khí đường đường há chịu sai.
Vỗ kiếm, khách Tề ngoài trói buộc,
Ra roi, tôi Tấn phận làm trai.
Tuyết Hoài, lửa Cử tàng công lớn,
Mây Hán, song Đường tỏ chước tài.
Lưu tiết nghĩa trung cùng vũ trụ,
Vẹn tròn truyền lại với lâu dài.
Đồng thời, những thi sĩ không hợp thời cũng mượn thơ văn chữ Hán để bày tỏ nỗi lòng u uẩn của mình:
Miết trì
Chu Văn An
Thủy nguyệt kiều biên rộng tịch huy,
Hà hoa hà điệp tĩnh tương y.
Ngư phù cổ chiếu long hà tại?
Vân mãn không sơn hạc bất quy.
Lão quế tùy phong hương thạch lộ,
Nộn đài trước thủy một tùng phi.
Thốn tâm thù vị như hôi thổ,
Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy.
Dịch thơ (người dịch: Nguyễn Tuấn Hưng)
Ao rùa
Bến cầu trăng nước tịnh dương,
Lá hoa sen lặng tịch dương giữa hồ.
Rồng đâu? Ao cũ cá đùa,
Mây đầy núi vắng hạc chưa trở về.
Quế thơm đường đá gồ ghề,
Nước đầm rêu biếc như che cổng tùng.
Phải đâu tro đất lạnh lung,
Nhắc đời Vua trước lệ lòng thầm rơi.
Cuối thời Trần, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, một số tác phẩm thơ chữ Hán của quan văn và thi sĩ đã phản ánh nỗi lo lắng của người dân:
Thôn cư sĩ cảm sự ký trình Băng Hồ tướng công
Trần Phi Khanh
Đạo huề thiên lý xích như thiêu,
Điền dã hưu ta ý bất liêu?
Hậu thổ sơn hà phương địch địch,
Hoàng thiên vũ lộ chính thiều thiều!
Lại tư võng cổ hồn đa kiệt,
Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu.
Hào bá tân thi đương tấu độc,
Chi kim ngoa bệnh vị năng triều.
Dịch thơ (người dịch Đào Phương Bình)
Ở quê xúc động trước sự việc xảy ra, gửi trình Băng Hồ tướng công
Mênh mông đồng lúa đỏ như thiêu,
Ngoài nội kêu than xiết nỗi sầu.
Dải đất non sông khô đến thế.
Từng trời mưa móc vắng làm sao!
Lưới quan tham lại vơ hầu kiệt,
Mạch sống nhân dân cạn mỡ dầu.
Thơ mới này xin thay biểu tấu,
Vì đang nằm bệnh chửa về chầu.
Sự qua lại giữa nhà Trần với nhà Nguyên, nhà Minh vô cùng mật thiết, hai nước thường xuyên trao đổi sứ giả, dưới đây là một bài thơ mang âm hưởng của Việt Nam:
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bỉnh
Trần Nhân Tông
Giá chi vũ bãi thí xuân sâm
Huống trị kim triệu tam nguyệt tam.
Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,
Tòng lai phong tục cựu An Nam.
Dịch thơ (người dịch: Trần Lê Văn)
Tặng bánh ngày xuân cho Trương Hiển Khanh
Múa giá chi rồi, thử áo xuân,
Hôm nay Hàn thực buổi thanh thần.
Bánh rau đầy đặn như hồng ngọc,
Nước Việt tục này theo cổ nhân.
Với danh nghĩa “hung diệt đoạn tuyệt” nhà Minh xuất quân tiêu diệt nhà Hồ, coi An Nam như một quận huyện, những quan quân bạo tàn cử đến Việt Nam đã làm cho nhân dân Việt Nam phải phản kháng. Đặng Dung – một vị bại tướng trong cuộc nổi dậy chống nhà Minh đã có một bài thơ chữ Hán như sau:
Cảm Hoài
Đặng Dung
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ triệu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Tri chúa hữu hoài phủ địa trục,
Tẩy binh vô lộ văn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tiền đới nguyệt ma.
Dịch thơ (người dịch: Hồ Đắc Hàm, Thái Văn Kiểm)
Cảm hoài
Tuổi về già phải thời bối rối
Cả đất trời một hội mê say.
Gặp thời kẻ dở nên hay,
Anh hùng lỡ vận đắng cay trăm phần.
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
Gột giáp binh khuôn dắt sông trời.
Thù còn đầu đã bạc rồi,
Mấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
Đội quân do Lê Lợi đứng đầu đã buộc quân Minh phải tháo chạy và dựng nên triều Lê, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống với nhà Minh. Quân thần những đời nhà Lê sau nay đều tôn sùng Nho học, tình hình trong nước ổn định, Lê Thánh Tông đề cao thơ chữ Hán và tự mình cũng thích sáng tác.
An Bang phong thổ
Lê Thánh Tông
Hải thượng vạn phong quần ngọc lập,
Tinh la kỳ bố thấy tranh vanh.
Ngư diêm như thổ dân xu tiện,
Hoa độ vô điền phú bạc chinh.
Ba hướng sơn bình đê xứ dũng,
Chu xuyên thạch bích khích trung hành.
Biên manh cửu lạc thừa bình hóa
Tứ thập dư niên bất thức bình.
Dịch thơ (người dịch: Phụng Hà)
Đất nước An Bang
Nghìn non tựa ngọc giữa bể sâu,
Ngỡ như sao biếc chất chồng nhau.
Đất đầy cá muối no dân chúng,
Ruộng không thóc lúa, nhẹ thuế xâu.
Sóng đập bên non dồn chỗ thấp,
Thuyền luồn trong rạch khuất núi cao.
Dân hưởng thái bình nơi biên giới.
Bốn chục năm hơn chẳng binh đao.
Nhưng từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỉ XVII, trong một thời gian dài Việt Nam rơi vào nội chiến. Trịnh, Nguyễn ở hai miền Bắc, Nam phân tranh để chiếm đất của nhau, rồi đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, kháng chiến chống nhà Thanh, tất cả cứ nối tiếp nhau diễn ra. Quân sĩ khổ cực, lòng dân oán trách, tất cả những điều đó đã thai nghén lên nên một bản thơ nhạc dài với nội dung phản chiếu quyết liệt, đó chính là Chinh phụ ngâm hơn 480 câu, Chinh phụ ngâm đã miêu tả một cách sâu sắc và sinh động nỗi khổ của người “chinh nhân” và “chinh phụ”. Tác giả Đặng Trần Côn là một Hương cống khá gần gũi với người dân thường.
… Cổ lai chinh chiến trường, vạn lý vô nhân ốc.
Dịch: Xưa nay chiến địa dường bao, nội không muôn dặm xiết bao nỗi sầu.
… Cổ lai chinh chiến nhân, tính mệnh thanh như thảo.
Dịch: những người chinh chiến bấy lâu, nhẹ xem thân mệnh như màu cỏ cây.
… Cẩm trướng quân vương tri dã vô, gian nan thùy vị họa chinh phu.
Dịch: Trên trướng gấm thêu hay chẳng nhẽ, mặt chinh phu ai vẽ cho nên.
… Quân hưu lão thân mẫn như sương, quân hữu nhi lang niên thả phụ.
Dịch: Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng, gió tây nổi khôn đường hồng tiện.
… An đắc tại quân biên, tố thiếp trung trường khổ.
Dịch: Lệnh tàn tóc rối lỏng vòng lưng eo, dạo hiên vằng thầm gieo từng bước.
Người dịch: Đoàn Thị Điểm
Những bài thơ chữ Hán của Việt Nam trên đây, không những về mặt nội dung đã thể hiện được đặc trưng của từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Xét từ khía cạnh hình thức nghệ thuật, thì những nhà thơ này cũng nắm chắc được âm, luật thơ chữ Hán, không những vậy mà còn sử dụng một cách khá linh hoạt. Đối với những tác giả sáng tác không bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, thì đây quả là một điều đáng quý.
Thơ văn chữ Hán Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể yếu của văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và nó đã bén rễ một cách sâu sắc vào nền văn hóa dân tộc. Đứng trước nhu cầu chống lại chủ nghĩa thực dân của thời đại, sự nở rộ của các nhà thơ chữ Hán cùng với các tác phẩm đã kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.
Đầu thế kỷ XIX, họ Nguyễn đứng đầu là Nguyễn Phúc Anh dưới sự bảo trợ của thực dân Pháp đã tiêu diệt Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn, nhưng cũng đã rước rắn cắn gà nhà. Vài thập niên sau, quân đội thực dân Pháp đã bắt đầu đưa quân ra Bắc, từng bước xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Năm 1844, trong cuộc chiến tranh Trung – Pháp, tuy quân Thanh giành chiến thắng ở một số nơi như Lạng Sơn nhưng chính quyền thối nát nhà Mãn Thanh vẫn đầu hàng quân Pháp, thừa nhận Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Các tầng lớp nhân dân Việt Nam không cam tâm chịu mất nước, đã phát động rất nhiều các phong trào yêu nước như “Phong trào Cần vương” cho đến các cuộc nổi dậy vũ trang bất chấp những cuộc đàn áp đẫm máu của thực dân Pháp. Lớp lớp các thế hệ người dân Việt Nam nối tiếp nhau đứng lên chống Pháp. Mặc dù thực dân Pháp lúc đó phong tỏa một cách hà khắc thơ chữ Hán truyền thống của Việt Nam, những các tác phẩm thơ chữ Hán vẫn là một vũ khí lợi hại trong việc khơi dậy lòng yêu nước, phát động các cuộc đấu tranh chống Pháp, nêu lên những tấm gương của các bậc cách mạng tiền bối, và nó cũng đã trở thành trào lưu chính của thời đại. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai vị tiền bối của cuộc Cách mạng dân chủ ở Việt Nam, và cũng là những thống soái trong các thơ đàn yêu nước. Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, giải về giam lỏng tại Việt Nam, Phan Chu Trinh thì bị đày ra Côn Đảo. Nhưng những tác phẩm thơ chữ Hán của hai ông vẫn được lưu truyền rộng rãi, các nhà sáng tác yêu nước khác cũng đã viết nên nhiều những áng văn thơ chữ Hán ngập tràn lòng yêu nước, nối triệu trái tim với triệu trái tim, trở thành trào lưu chính của văn đàn lúc đó. Và đây là nguồn khích lệ rất lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc. Xin nêu ra một số bài thơ làm ví dụ như sau:
Tuyệt mệnh thi
Phan Bội Châu (1867-1940)
Thống khốc giang san dữ quốc dân,
Ngu trung vô kế chửng trầm luân.
Thử tâm vị liễu thân tiên liễu,
Tu hướng tuyền đài diện cố nhân.
Dịch thơ
Thơ tuyệt mệnh
Đau khóc non sông với quốc dân,
Tài hèn khôn vớt khỏi trầm luân.
Lòng này chưa trọn thân này chết,
Thẹn xuống tuyền đài gấp cố nhân.
Lưu phóng Côn Lôn đảo
Phan Chu Trinh (1871-1926)
Luy tuy thiết toả xuất đô môn,
Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn.
Quốc thổ trầm luân dân tộc luỵ,
Nam nhi hà sự phá Côn Lôn.
Dịch thơ (người dịch: Phan Khôi)
Đi đầy Côn Lôn
Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn,
Hăng hái hò reo lượn vẫn còn,
Đất nước hãm chìm dân tộc héo,
Làm trai đâu xá thứ Côn Lôn.
Bài thơ tuyệt mệnh của liệt nữ Ấu Triệu Lê Thị Đàn
I
Huyết khô lệ kiệt hận nan tiêu
Trường đoạn Hương giang nhật dạ trào
Ngô đảng tảo thanh cứu lỗ nhật
Phần tiền nhất chỉ vị nắng thiêu.
II
Trùng tuyền yểm lệ kiến Trưng Vương
Đề huyết thư quyên chỉ tự thương
Bằng tạ phật linh như tái thế
Nguyện thân thiên tý tý thiên sang.
III
Thê lương ngục thất mệnh chung thi
Hải khoát sa không khốc tự tri
Tử quốc đảo núng thiên hữu phận
Thương tâm quan lũ kỷ nam nhi.
Dịch thơ (người dịch: Đặng Thai Mai)
I
Huyết lệ dầu khan, giận chửa sờn
Chiều hôm tê tái nước sông Hương
Đảng ta khi quét xong quân giặc
Trước nấm mồ em đốt bó nhang.
II
Suối vàng gạt lệ gặp Bà Trưng
Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương
Lạy Phật, thân này còn hóa kiếp
Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương.
III
Lạnh lùng cảnh ngục lúc quyên sinh
Biển rộng đồng không mình biết mình
Chết với nước non em tốt số
Chạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh.
Điếu liệt sĩ Đỗ Cơ Quang dữ đồng nhật tuẫn nghĩa ngũ thập bát quân
Đặng Bác Bằng
Thê thiết đế oan giáp lộ phùng, nhất thành liệt huyết bích hấn phong.
Hành nhân lệ lạc vô đầu quỷ, cường lỗ tâm hàn hữu ngao phong.
Tuyền hạ hồn ứng di bảo kiếm, mộ tiền khí dục thổ trường hồng.
Thiên thu quốc sử đăng quân bối, thần trụ hà tằng khôi hạc long.
Ngục trung thi
Chu Thư Đồng
Lệ hấn bang ngọ ngục trung thư,
Khảng khái lâm phong hận hữu dư,
Thân bất anh hùng sinh diệc lũy,
Sự phi vũ trụ tử đồ hư.
Cường quyền vũ hạ vô thiên nhật,
Dân tộc tòng trung tận nhục ngư.
Phủ kiếm nguyện thành thiên vạn bích,
Dân gian ma chướng nhất thời sừ.
Những bài thơ chữ Hán trên đã chứng minh một điều rằng những nhà yêu nước Việt Nam đã sử dụng loại vũ khí sắc bén này để tiến hành đấu tranh và nó đã có đóng góp quan trọng trong thời kỳ lịch sử chống chủ nghĩa thực dân.
Từ thập niên 30 thế kỷ XX, dưới ngọn cờ đấu tranh giành độc lập giải phóng dân tộc của những người cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyệt đại tầng lớp quần chúng công nông đã bước lên vũ đài quan trọng của lịch sử, văn thơ chữ Latinh của Việt Nam đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. Đồng thời, những tác giả sáng tác thơ chữ Hán vẫn tiếp tục có những tác phẩm thơ chữ Hán, trong đó với thủ pháp nghệ thuật ngôn từ tả tình, tả cảnh, nêu sự việc trong thơ chữ Hán theo chủ nghĩa hiện thực cách mạng và lãng mạn cách mạng đã tạo nên một tầm cao mới cho văn thơ chữ Hán của Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã mở ra một chân trời mới cho thơ chữ Hán Việt Nam.
Hồ Chí Minh xuất thân từ gia đình Nho giáo, cha của Người là cụ tiến sĩ Phó bảng. Từ nhỏ Người đã được tiếp xúc với Hán học, cũng đã có tố chất Hán văn và thơ chữ Hán. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thơ văn chữ Hán cổ điển dần mất đi vị trí của mình, nhưng thơ chữ Hán yêu nước tiếp tục phát triển. Tiếp bước những thi sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của thơ chữ Hán của Việt Nam, hơn nữa Người cũng đã gạt bỏ đi chủ nghĩa duy tâm, tư duy phong kiến để mở ra một chân trời mới trong sáng tác thơ văn chữ Hán cách mạng.
Thứ nhất, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh đã thể hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là thể hiện được “tinh thần Hồ Chí Minh”. Năm 1942, trong nhà giam (cụ thể xin xem ở phần sau), Người đã viết:
Khán “Thiên gia thi hữu cảm”
Cổ thi phiến ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hao tuyết nguyệt phong.
Hiện đại thi trung ứng hữu thiếc,
Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch thơ
Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông.
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Bài thơ tứ tuyệt nổi tiếng này, không những phê phán những nội dung phiến diện trong thơ cổ, mà còn thể hiện một cách khá rõ ràng thế giới quan nghệ thuật của người làm cách mạng. Điều đáng quý hơn đó là thi sĩ Hồ Chí Minh đã nói được và làm được. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam đã dần mở rộng vùng giải phóng ở miền Bắc, thành lập được lực lượng vũ trang cách mạng và lực lượng này không ngừng lớn mạnh trong suốt thời gian chống Pháp, chống Nhật, cuối cùng nhân thời cơ Nhật đầu hàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời phát động tổng khởi nghĩa, toàn quốc đứng lên giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch nước. Pháp một lần nữa phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, Người lại kiên quyết lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ.
Năm 1950, Hồ Chí Minh đích thân đến mặt trận Đông Khê để chỉ huy chiến đấu, ở đây Người đã viết nên bài thơ Leo núi để lại cho đời sau:
Đăng sơn
Huề trường đăng sơn quan trận địa
Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân.
Nghĩa binh tráng khí thôn Ngưu Đẩu
Thề diệt sài lang xâm lược quân.
Dịch thơ
Chống gậy lên non xem trận địa,
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu,
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
Hồ Chí Minh dành cả đời mình để đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Với tư cách là nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, tư tưởng của Người đã dẫn dắt con thuyền Việt Nam vượt qua bao phong ba bão táp. Với tư cách là nhà thơ, cho đến tận những năm tháng cuối đời Người vẫn viết nên những bài thơ chữ Hán đặc sắc. Đọc đi đọc lại hơn 100 bài thơ của Bác để lại có thể cảm nhận sâu sắc nhất là “tinh thần Hồ Chí Minh” xuyên suốt trong thơ, Ngục trung nhật ký phản ánh rõ nét nhất tinh thần này. Đó là tâm niệm, lòng tin và quyết tâm sắt đá của tác giả; ý chí cách mạng và nghị lực vững vàng; trải qua muôn vàn gian khổ và rèn luyện thực tiễn bản thân; trong bất kỳ tình hình nào đều giữ vững tâm thái lạc quan. Sau này, trong tác phẩm thơ chữ Hán ở thời kỳ kháng chiến gian khổ trường kỳ, tinh thần này của Người càng được phát huy. Tự khuyên mình trong Nhật ký trong tù
Tự miễn
Một hữu đông tàn tiều tụy cảnh,
Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;
Tai ương bả ngã lai đàn luyện,
Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.
Dịch thơ
Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Tẩu lộ
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đảo cao phong hậu,
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch thơ
Đi đường
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non.
Thụy bất trước
Nhất canh… nhị canh… hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;
Tứ ngũ canh thời tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
Dịch thơ
Không ngủ được
Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành,
Canh bốn, canh năm vừa chớp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Bệnh trọng
Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt,
Nội thương Việt địa cựu sơn hà;
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.
Dịch thơ
Bệnh nặng
“Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh,
“Nội thương” đất Việt cảnh lầm than;
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!
Năm 1953, vào thời khắc gấp rút chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chống Pháp chuyển dần sang cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh đã hoạch định sách lược tác chiến ở căn cứ địa Trung ương Việt Bắc. Tại đây, Người đã viết bài thơ:
Thất cửu
Nhân vị ngũ tuần thương thán lão,
Ngã kim thất cửu chính khang cường.
Tự công thanh đạm tinh thần sảng,
Tố sự thung dung nhật nguyệt trường.
Dịch thơ
Sáu mươi ba tuổi
Chưa năm mươi đã kêu già.
Sáu ba mình nghĩ vẫn là đương trai.
Sống quen thanh đạm nhẹ người,
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.
Bài thơ này được viết trong không khí khẩn trương chuẩn bị cho đại chiến, nhưng vẫn thể hiện sự ung dung tụ tại của Người. Điều đó phản ánh tác phong tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh trong thơ.
Thứ hai, thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch để thể hiện được tài hoa nghệ thuật siêu việt của một nhà thơ. Hồ Chí Minh đã biết dung hòa một cách điêu luyện trong việc tả cảnh, nói tình. Trong khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên cũng như ghi chép lại các sự kiện, nhưng ẩn sâu đằng sau đó, người đọc vẫn có thể lĩnh hội được nội dung về tư tưởng chính trị. Như năm 1942, sau khi Người được nhà tù của Quốc dân Đảng Quảng Tây trả tự do, Người đã viết một bài thơ:
Tân xuất ngục học đăng sơn
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ
Mới ra tù học leo núi
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng bụi không mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
Chữ “độc bộ” ở đây nhằm để chỉ việc Người đã thoát khỏi sự giam hãm tù đầy của chính quyền phản động Quốc dân Đảng, từ nay Người đã có một cuộc sống tự do. Các chữ “trời Nam”, “cố nhân” chính là căn cứ địa cách mạng mới thành lập của Việt Nam ở bên kia biên giới cũng như là các đồng chí của Người. Một đồng chí từng tham gia thành lập căn cứ địa đã nói với tôi, được tin Hồ Chủ tịch bị bắt, tất cả mọi người đều vô cùng lo lắng, sau đó có một người đem về một tờ Dân Quốc nhật báo, trong đó có đăng bài thơ này của Bác, mọi người vô cùng phấn khởi và biết rằng Bác vẫn an toàn và đã được trả tự do, và hi vọng rằng không lâu nữa Người sẽ trở về căn cứ địa cách mạng.
Mùa thu năm 1947, cuộc càn quyét Việt Bắc của quân đội Pháp thất bại nặng nề. Căn cứ địa Trung ương nằm sâu trong cánh rừng già được giữ vững. Năm 1948, tại nơi sinh sống của mình trong cánh rừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nên nhiều bài thơ chữ Hán đến nay vẫn được biết đến một cách rộng rãi.
Nguyên tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch thơ
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Tặng Bùi Công
Khán thư sơn điều thê song hãn,
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì,
Tiệp báo tần lai lao dịch mã,
Tư công tức cảnh tặng tân thi.
Dịch thơ
Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn
Xem sách, chim rừng vào cửa đậu,
Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi.
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa.
Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.
Vô đề
Sơn kính khách lai, hoa mãn địa,
Tùng lâm quân đáo, điểu xung thiên.
Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu.
Huề dũng giai đồng quán thái viên.
Dịch thơ (người dịch: Sóng Hồng)
Không đề
Đường non, khách tới hoa đầy,
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
Việc quân, việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt tre ra vườn hái rau.
Thu dạ
Trù hoạch canh thâm tiệm đắc nhàn,
Thu phong thu vũ báo thu hàn.
Hốt văn thu địch sơn tiền hưởng,
Du kích quy lai tửu vị tàn.
Dịch thơ
Đêm thu
Bàn việc canh chầy mới tạm ngơi,
Gió mưa thu báo lạnh thu rồi.
Còi thu bỗng rúc vang từng núi,
Du kích về thôn, rượu chửa vơi.
Báo tiệp
Nguyệt thôi song vấn: – Thi thành vị?
– Quân vụ nhưng mang vị tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chính thị Liên khu báo tiệp thì.
Dịch thơ
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
– Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
Đối nguyệt
Song ngoại nguyệt minh lung cổ thụ,
Nguyệt di thụ ảnh đáo song tiền.
Quân cơ quốc kế thương đàm liễu,
Huề chẩm song bàng đối nguyệt miên.
Dịch thơ
Đối trăng
Ngoài song, trăng rọi cây sân.
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
Tư chiến sĩ
Canh thâm lộ cấp như thu vũ,
Thần tảo sương, nùng tự hải vân.
Khoái tống hàn sam cấp chiến sĩ,
Dương quang hoà noãn báo tân xuân.
Dịch thơ
Nhớ chiến sĩ
Đêm khuya móc tựa mưa thu,
Sớm sương dày đặc, mây mù biển đăng.
Mau mau gửi các chiến trường,
Áo cho chiến sĩ trên đường lập công.
Mặt trời toả ánh nắng hồng,
Báo tin xuân đến mùa đông sắp tàn.
Những bài thơ trên, với những nét miêu tả sinh động về cảnh vật thiên nhiên, tưởng như bắt gặp màu sắc điền viên, yên bình trong đó, nhưng thực tế lúc đó Bác và các đồng chí cách mạng phải sống trong sự bao vây, cô lập của kẻ thù, những cuộc càn quét và tập kích diễn ra thường xuyên, tình hình quân sự diễn biến khó lường. Nhưng phong thái chủ đạo trong thơ của Người đó là sự cao thượng, bao dung. Những tác phẩm thơ ca của Người có nội dung sâu sắc, âm điệu mới mẻ, khí phách hào sảng, nó thể hiện rõ việc Người đã sử dụng một cách tài tình tư duy hình tượng cũng như các thủ pháp nghệ thuật như thủ pháp “tỷ, hứng”. Các hình ảnh như dòng sông xuân trong đêm nguyên tiêu, dòng nước mùa xuân, ánh trăng đêm rằm ngoài khung cửa, bóng chim ngàn, những bông hoa núi, làn gió thu, cơn mưa thu, sương đêm, gió sớm, những em bé tưới rau, hình ảnh những con chim ngàn đậu bên cửa sổ, giấc ngủ dưới ánh trăng v.v.. tất cả đã tạo nên vô vàn bức tranh trong những áng thơ của Người, đó là cảnh thực của Chiến khu Việt Bắc được Người miêu tả, nhưng đó cũng là sự thể hiện tính lãng mạn cách mạng của nhà thơ. Một thi sĩ sử dụng ngôn ngữ không phải của dân tộc mình mà có thể tạo viết nên những nội dung phong phú, vẽ lên những hình ảnh sinh động như vậy, thì từ góc độ nghệ thuật có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh thật sự là người đã đưa thơ chữ Hán của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Hồ Chí Minh tả cảnh để gửi gắm tình cảm, nhiều bài thơ chữ Hán mà Người đã viết trong những chuyến thăm đến Trung Quốc đã nói lên điều này. Ví dụ như trong bài Vọng Thiên Sơn nhân chuyến thăm của Bác đến Tân Cương năm 1959:
Vọng Thiên san
Dao vọng Thiên San phong cảnh hảo,
Tử hà, bạch tuyết bão thanh san.
Triệu dương sơ xuất xích như hỏa.
Vạn đạo hồng quang chiếu thế gian.
Dịch thơ
Trông Thiên San
Xa ngắm Thiên San phong cảnh
Ráng đào, tuyết trắng ấp non lam
Mặt trời mới mọc đỏ như lửa
Muôn ánh hồng soi khắp thế gian.
Năm 1961 trong chuyến thăm Thái Hồ, Người viết bài Vịnh Thái Hồ.
Vịnh Thái Hồ
Tây Hồ bất tỷ Thái Hồ mỹ,
Thái Hồ cánh tỷ Tây Thái Hồ khoan .
Ngư châu lai khứ triệu dương noãn,
Tang đạn mãn điền, mãn hoa san.
Trong những lời thơ miêu tả về danh lam thắng cảnh của Trung Quốc ẩn chứa tình cảm hữu hảo của Người đối với đất nước Trung Hoa mới, đối với nhân dân Trung Hoa.
Thứ ba, Hồ Chủ tịch đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật, câu thơ với âm điệu trầm bổng phối hợp nhịp nhàng, âm vần được hình thành một cách tự nhiên. Ví dụ, những bài thơ nêu trên là tiêu biểu trong thể loại thơ Đường, nhưng Người đã sử dụng một cách thật tự nhiên, không gượng ép, có lúc Người kết hợp hai thể Đường luật và Cổ phong, có lúc chỉ dùng riêng một thể, không thiên lệch bên nào, không để những hạn chế xét nét về thể thơ mà để đánh mất ý tứ của bài thơ. Ví dụ như bốn câu đề từ trong Nhật ký trong tù:
Thân thể tại ngực trung,
Tinh thần tại ngực ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.
Dịch thơ
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Giải vãng Vũ Minh
Ký giải đáo Nam Ninh,
Hựu giải phản Vũ Minh.
Loan loan, khúc khúc giải,
Đồ diên ngã hành trình.
Bất bình!
Dịch thơ
Giải đến Vũ Minh
Đã giải đến Nam Ninh,
Lại giải về Vũ Minh,
Giải đi quanh quẹo mãi,
Kéo dài cả hành trình.
Bất bình!
Hai bài thơ trên là biến thể của dạng tứ tuyệt nhưng đã đạt đến cách diễn đạt mạnh mẽ hơn. Cũng như thế là bài Bốn tháng rồi trong Nhật ký trong tù:
Tứ cá nguyệt liễu
“Nhất nhật tù, thiên thu tại ngoại”,
Cổ nhân chi thoại bất sai ngoa!
Tứ nguyệt phi nhân loại sinh hoạt,
Sử dư tiều tụy thập niên đa.
Nhân vị:
Tứ nguyệt ngật bất bão,
Tứ nguyệt thụy bất hảo,
Tứ nguyệt bất hoán y,
Tứ nguyệt bất tẩy tảo.
Sở dĩ:
Lạc đều nhất chích nha.
Phát bạch liễu hứa đa,
Hắc sấu tượng ngã quỷ,
Toàn thân thị lại sa.
Hạnh nhi:
Trì cửu hoà nhẫn nại,
Bất khẳng thoái nhất phân,
Vật chất tuy thống khổ,
Bất động dao tinh thần.
Dịch thơ
Bốn tháng rồi
“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”,
Lời nói người xưa đâu có sai;
Sống khác loài người vừa bốn tháng,
Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời.
Bởi vì:
Bốn tháng cơm không no,
Bốn tháng đêm thiếu ngủ,
Bốn tháng áo không thay,
Bốn tháng không giặt giũ.
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc,
Tóc bạc thêm mấy phần,
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở mọc đầy thân.
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.
Về cơ bản bài thơ được viết theo lối thơ cổ nhưng cũng không tách biệt với thể thơ hiện đại, do đó mà đọc lên vừa thấy sinh động, vừa lay động lòng người.
Như trong bài thơ Phong cảnh Quế Lâm được viết năm 1961 khi Người du lãm Lệ Giang, Quế Lâm.
Quế Lâm phong cảnh
Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ,
Như thi trung họa họa trung thi.
Sơn tràng tiều phu xướng,
Giang thượng khách thuyền quy.
Bài thơ Tết Mậu thân được Người viết sau khi đi dưỡng bệnh tại núi Ngọc Tuyền, Bắc Kinh:
Mậu Thân quân tiết
Tứ nguyệt bách hoa khai mân viên
Hồng hồng tử tử hỗ tranh nghiên.
Bạch điều tróc ngư hồ lý khứ,
Hoàng oanh phi thượng thiên.
Thiên thượng nhàn vân lai hựu khứ,
Mang bả Nam phương tiệp bán truyền.
Dịch thơ
Tết Mậu Thân
Tháng tư hoa nở một vườn đầy,
Tía tía hồng hồng đua sắc tươi.
Chim trắng xuống hồ tìm bắt cá,
Hoàng oanh vút tận trời.
Trên trời mây đến rồi đi,
Miền Nam thắng trận báo về tin vui.
Hai bài thơ trên đều sử dụng lối hành văn súc tích, từ đó làm cho ý thơ thêm khỏe khoắn sinh động.
Ngoài ra, cũng giống như những thi nhân Việt Nam xưa, Người cũng thường vận dụng thể thơ Đường luật vào thơ văn tiếng Việt. Có thể lấy dẫn chứng như vào mỗi năm Tết đến, những bài thơ chúc Tết bằng tiếng Việt của Người cũng thường vận dụng thể thơ này, với lời thơ âm vang, đầy xúc động lòng người.
1947, khi mà tình hình quân địch đang vô cùng căng thẳng, Người phải ẩn náu chốn rừng sâu. Nội dung bài thơ được thể hiện dưới ngòi bút của chủ nghĩa lạc quan cách mạng để tái hiện lại cuộc sống thời chiến đầy gian khổ của cơ quan đầu não kháng chiến Việt Nam. Nhưng về hình thức, bài thơ lại vận dụng thể thất ngôn một cách hoàn hảo, nhờ đó không những thể hiện được tinh thần kiên định vượt mọi gian nan của người chiến sĩ, đồng thời cũng toát lên vẻ ung dung tự tại của bậc thi nhân. Bài thơ được tạm dịch như sau:
Việt Bắc sơn lâm tức cảnh
Việt Bắc lâm thâm hứng vị ương,
Viên hô điểu ứng bán triều dương.
Khách lai thả trích ngọc giao khảo,
Lạp phản thường thiêu dã vị thường.
Thủy lục sơn thanh du bất tận,
Tửu điềm trà nộn túy do hương.
Khai tuyền chi hậu trùng lâm thử,
Hạc hữu nguyệt minh xuân ý trường.
Dịch thơ
Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
Ở đây ai là “khách” chắc không cần phải nói nữa. Còn ý thơ “Thủy lục sơn thanh du bất tận” lại có nét tương đồng với một bài thơ khác của chủ tịch Mao Trạch Đông Đạp biên thanh sơn nhân vị lão.
Thứ tư, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thơ chữ Hán vừa là niềm yêu thích, vừa là sở trường của Người. Mỗi lần Người sang thăm Trung Quốc hoặc đến đây tĩnh dưỡng đều mang theo một tập Thơ Đường trong những ngày tháng lao tù năm 1942, làm bạn với người cũng chính là tập thơ Thiên gia thi. Thời kỳ chiến dịch biên giới chống Pháp của Việt Nam năm 1950, Người đã viết bài thơ Đăng sơn mang đầy tinh thần bất khuất; sau khi kháng chiến thắng lợi, Bác cử người mang tặng tướng quân Trần Canh mấy chai rượu Sâm banh chiến lợi phẩm, kèm theo một bài thơ Đường viết phỏng theo bài Lương châu khúc của Vương Hàn:
Tặng Trần Canh đồng chí
Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
Dịch thơ
Sâm banh rượu quý chén lưu ly,
Uống vội tỳ bà đã giục đi,
Say ngã sa trường ngươi đừng giễu,
Địch qua chớ để sót một ai.
Trong Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam, Người dẫn thơ của Lỗ Tấn:
”Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ,
Phủ thủ cam vi như tử ngưu”.
Lời dịch của Bác
“Ngước mắt coi khinh nghìn lực sĩ,
Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng”.
Để cổ vũ tinh thần kiên trung bất khuất của các đồng chí đảng viên, nguyện dốc lòng vì nhân dân phục vụ. Khi nội bộ phong trào Quốc tế Cộng sản phát sinh những mâu thuẫn bất đồng, Người mượn ý thơ của nhà thơ đời Đường, Vương Xương Linh và sửa lại như sau:
Bắc Kinh (tức Lạc Dương) thân hữu nhược tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
Dịch thơ
Bắc Kinh bè bạn lời thăm hỏi,
Một mảnh tình chân tại ngọc hồ.
Bài thơ gửi tặng đến đồng chí Bành Chân lúc này đang sang thăm Việt Nam. Trong lời mở đầu Di chúc của Người cũng lại dẫn ý thơ của Đỗ Phủ: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (người thọ bảy mươi xưa nay hiếm). Rất nhiều những bài thơ chữ Hán Người sáng tác lúc sinh thời đã cho thấy niềm yêu thích, sự hiểu biết và khả năng vận dụng linh hoạt để đạt giá trị truyền cảm mạnh mẽ về thể loại thơ này, trong đó được biết đến nhiều nhất phải nói đến tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) của Người đã sử dụng hình thức thơ chữ Hán để ghi lại hành trình gian khổ cũng như cả cõi lòng của Người. Từ tháng 8-1942, Người bắt đầu xuất phát từ căn cứ địa Việt Bắc để chuẩn bị đi gặp lãnh đạo Chính phủ Quốc dân Đảng Trung Quốc với tư cách “phân hội Việt Nam, thuộc liên hiệp chống xâm lược quốc tế” nhằm tranh thủ sự ủng hộ từ phía Trung Quốc. Nhưng không ngờ, khi đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, thuộc biên giới tỉnh Quảng Tây thì Người bị chính quyền Quảng Tây bắt giam, lấy lý do nghi ngờ âm mưu làm gián điệp để áp giải và giam giữ Người từ nhà lao này sang nhà lao khác, đến tháng 9-1943, Người mới được thả tự do trở về khu giải phóng Việt Nam. Trong suốt chuỗi ngày tháng bị áp giải và giam giữ phải chịu muôn vàn khó khăn, Người đã viết được hơn 100 bài thơ chữ Hán, tức là trung bình 3 ngày 1 bài, với bút pháp tự thuật để miêu tả lại những khó khăn gian khổ cửa người hoạt động cách mạng cũng như nỗi niềm bức xúc vì bị giam hãm lâu ngày chốn ngục tù. Người đã tập hợp những bài thơ chữ Hán này thành tập Nhật ký trong tù, trong đó mỗi câu mỗi, chữ đều toát lên tinh thần kiên định, bất khuất và đầy lạc quan của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, cũng như lột tả những cảnh tăm tối chốn lao tù của Quốc dân Đảng với những ngôn từ sắc nhọn, đanh thép, đồng thời gửi gắm niềm cảm thông sẻ chia đến những người dân, người chiến sĩ cũng đang chịu cảnh tù đày lầm than. Bài Khai quyển (Mở đầu) của tập thơ viết:
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi;
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
Dịch thơ
Mở đầu tập Phật ký
Ngâm thơ ta vẫn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Vọng nguyệt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt.
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch thơ
Ngắm trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Dạ lãnh
Thu thâm vô nhục diệc vô chiên.
Súc hình cung yêu bất khả miên.
Nguyệt chiếu đinh tiêu tăng lãnh khí,
Khuy song Bắc Đẩu dĩ hoành thiên.
Dịch thơ
Đêm lạnh
Đêm thu không đệm cũng không chăn,
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.
Lộ thượng
Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang,
Mãn sơn điều ngũ dữ hoa hương,
Tự do lãm thưởng vô nhân cấm,
Lại thử chinh đồ giảm tịch lương.
Dịch thơ
Trên đường
Mặc dù bị trói chân tay,
Chim kêu rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa, âu cùng bớt phần quạnh hiu.
Cước áp (nhị thủ)
Nhất
Tranh ninh ngạ khẩu tự hung thần,
Vãn vãn trương khai bả cước thôn;
Các nhân bị thôn liễu hữu cước,
Chỉ thặng tả cước năng khuất thân.
Nhị
Thế gian cánh hưu ly kỳ sự,
Nhân mẫn tranh tiên thượng cước kiềm;
Nhân vị hữu kiềm tài đắc thụy,
Vô kiềm một xứ khả an miền.
Dịch thơ
Cái cùm (hai bài)
Một
Dữ tựa hung thần miệng chực nhai,
Đêm đêm há hốc nuốt chân người;
Mọi người bị nuốt chân bên phải,
Co duỗi còn chân bên trái thôi.
Hai
Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật,
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau;
Được cùm chân mới yên bề ngủ,
Không được cùm chân biết ngủ đâu?
Dạ túc Long Tuyền
Bạch thiên “song mã” bất đình đề,
Dạ vãn thường thường “ngũ vị kê”;
Sắt lãnh thừa cơ lai giáp kích,
Cách lân hân thính hiểu oanh đề.
Dịch thơ
Đêm ngủ ở Long Tuyền
“Đôi ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân,
Món “gà năm vị”, tối thường ăn;
Thừa cơ rét, rệp xông vào đánh,
Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần.
(Chú thích: “song mã” tức chỉ đôi chân, “ngũ vị kê” tức chỉ trước khi ngủ đôi chân bị xiềng tréo giống như chân gà).
Thu dạ
Môn tiền vệ sĩ chấp thương lập,
Thiên thượng tàn vân bang nguyệt phi;
Mộc sắt tung hoành như thản khắc,
Mân trùng tụ tán tự phi ky (cơ);
Tâm hoài cố quốc thiên đường lộ,
Mộng nhiễu tân sầu, vạn lũ ti;
Vô tội nhi tù dĩ nhất tải,
Lão phu hoà lệ tả tù thi .
Dịch thơ
Đêm thu
Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
Rệp bò ngang dọc như xe cóc,
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay;
Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ,
Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay;
Ở tù năm trọn thân vô tội,
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này.
Đăng quang phí
Nhập lưng yếu nạp đăng quang phí,
Quế tệ nhân nhân các lục nguyên;
Bộ nhập mông lung u ám địa,
Quang minh trị đặc lục nguyên tiền!
Dịch thơ
Tiền đèn
Vào lao phải nộp khoản tiền đèn,
Tiền Quảng Tây vừa đúng sáu “nguyên”;
Vào chỗ tối tăm mù mịt ấy,
Quang minh đáng giá bấy nhiêu tiền.
Nạn hữu chi thê thám giam
Quân tại thiết song lý,
Thiếp tại thiết song tiền;
Tương cận tại chỉ xích,
Tương cách tự thiên uyên;
Khẩu bất năng thuyết đích,
Chi lại nhãn truyền nghiên (ngôn);
Vị ngôn lệ dĩ mãn,
Tình cảnh chân khả liên.
Dịch thơ
Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng
Anh ở trong song sắt,
Em ở ngoài song sắt;
Gần nhau chỉ tấc gang,
Mà cách nhau trời vực;
Miệng nói chẳng nên lời,
Chỉ còn nhờ khóe mắt;
Chưa nói, lệ tuôn tràn,
Cảnh tình đáng thương thật!
Ngoài tập thơ Nhật ký trong tù nổi tiếng, vào năm 1965, trong thời gian đi tĩnh dưỡng ở núi Hoàng Sơn – Trung Quốc, Người còn viết tập thơ gồm 6 bài mang tên Hoàng Sơn nhật ký (Nhật ký ở Hoàng Sơn).
Hoàng Sơn nhật ký
Kỳ nhất
Hoàng Sơn xã viên đa chủng trà,
Trà diệp nhuận trạch hương vị đa.
Đông tây nam bắc du sơn khách,
Âm bôi sơn trà thính sơn ca.
Kỳ tam
Hoàng Sơn phong cảnh phi thường hảo,
Nhất thiên hạ vũ ngũ thiên tình.
Triêu tùy tân khách tống cựu khách,
Dạ thính tuyền thanh hòa điều thanh.
Kỳ tứ
Đổng công tặng ngã dĩ trường thi,
Ngã dục tác thi phỏng họa chi.
Khả thị kháng Mỹ cứu quốc sự,
Hoàn toàn chiếm lĩnh ngã tâm tư.
Kỳ ngũ
An Huy tự cổ đa hảo kiệt,
Thùy tỉ anh hùng tân tứ quân.
Đảng quân đảo xứ trừ cường bạo,
Tòng thử công nhân tác chủ nhân.
Dịch thơ
Nhật ký Hoàng Sơn
Bài 4
Cụ Đổng tặng tôi bài thơ dài,
Tôi muốn làm thơ họa lại Người.
Nhưng việc nước nhà đang chống Mỹ,
Hoàn toàn chiếm trọn trái tim tôi.
Bài 5
An huy tự cổ bao hào kiệt
Hào kiệt ai tháng tân tú quân !
Theo Đảng khắp nơi trừ cường bạo,
Làm chủ từ nay là công nhân.
Trong nhiều lần Hồ Chủ tịch sang thăm hoặc đi tĩnh dưỡng ở Trung Quốc, Người rất hay dùng thơ chữ Hán để viết ký sự, với nội dung phong phú đa dạng, cách dùng từ cũng vô cùng dân giã.
Một nội hàm đặc sắc trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh chính là mối thâm tình của Người với những chiến hữu Trung Quốc. Năm 1950, Người bí mật sang Trung Quốc và ở Bắc Kinh Người đã gặp gỡ những người bạn chiến đấu cũ quen biết nhau đã chục năm trời như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ. Lúc về nước, Người còn xúc động viết nên bài thơ Ly Bắc Kinh (Rời Bắc Kinh):
Ly Bắc Kinh
Ký Bắc thiên tâm huyền hao nguyệt,
Tâm tùy hao nguyệt cộng du du.
Hao nguyệt thùy phân vi lưỡng bán?
Bán tùy cựu hữu, bán chinh phu.
Dịch thơ
Trời Ký Bắc treo vầng trăng rọi,
Lòng theo trăng vời vợi sáng ngời.
Vầng trăng ai sè làm đôi,
Nửa theo bạn cũ, nửa soi lữ hành.
Trong cuộc đại cách mạng đầu tiên của Trung Quốc vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chủ tịch đã gặp gỡ và quen biết với đồng chí trẻ Trần Canh ở Quảng Châu. Năm 1950, Người đến Nam Ninh thăm bí mật Trung Quốc, Trần Canh lúc đó đã là Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm ủy viên Quân khu Vân Nam đã đến Nam Ninh để đón Người. Lúc gặp mặt, Người còn đề thơ tiếng Hán tặng người đồng chí trẻ:
Tặng Trần Canh
Đương niên ngộ quân nhất thanh niên,
Như kim thống binh ốc soái quyền.
Hùng sư bách vạn tất thính lệnh,
Hãn vệ cách mạng cố Điền biên.
Dịch thơ
Gửi đồng chí Trần Canh
Khi xưa gặp chú một thanh niên,
Nay chú cầm quân giữ soái quyền.
Trăm vạn hùng binh theo lệnh chú,
Giữ gìn cách mạng cõi Điền biên.
Năm 1965, Hồ Chủ tịch biết tin Chủ tịch Mao Trạch Đông có chuyến công du sông Trường Giang, liền lập tức viết bài thơ Ký Mao Chủ tịch (Gửi Chủ tịch Mao):
Hân vấn nâm sướng du Trường Giang,
Đắc tất năm thân thỉ kiện khang.
Ngã tại Việt Nam mang kháng Mỹ,
Dao chúc nâm vạn thọ vô cương.
Những nhà cách mạng lão thành Trung Quốc đều biết rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu thích thơ chữ Hán. Các đồng chí Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Đổng Tất Vũ, Tiêu Tam, Quách Mạt Nhược đều từng viết thơ tặng Người. Sau đây xin trích dẫn một vài câu: “Quốc tế lão bối kim dư niên, Phong lưu nhân vật thủ Á Nam” (Trần Nghị), “Đông phương phong cách thiên thu tại, Cử thế hiệu hiệu diệc uổng nhiên” (Diệp Kiếm Anh), “Hồ công cánh thị đương sự nhân, Hảo chỉnh dĩ hạ đấu cường hoành” (Đồng Tất Vũ), “Cách mạng hoàn thành nhân tâm hướng, Bán biên thiên hạ chung liên bích” (Tiêu Tam), “Đồng chí Hồ Chủ tịch, Vạn niên vạn vạn niên” (Quách Mạt Nhược).
Bắt đầu từ năm 1950, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản ba nước Đông Dương, đã cử đoàn cố vấn quân sự do đồng chí Vĩ Quốc Thanh làm trưởng đoàn và đoàn cố vấn chính trị do đồng chí La Quý Ba làm trưởng đoàn sang Việt Nam để hỗ trợ công tác. Hồ Chí Minh và các đồng chí Vĩ Quốc Thanh, La Quý Ba cùng nhiều đồng chí khác đều là những bạn mới gặp nhau lần đầu, nhưng thân tình như đã quen biết từ lâu, Người đã tận tâm dốc toàn lực hỗ trợ cho công tác của những người này, đồng thời cũng hết sức quan tâm đến đời sống của họ. Hồ Chủ tịch còn đặc biệt thấu hiểu nỗi lòng “nhớ nước, nhớ quê mỗi dịp xuân về” của những người đồng chí Trung Quốc vốn đang được sống trong một môi trường hòa bình nay đến Việt Nam công tác trong chiến tranh gian khổ. Do đó, mỗi năm Tết đến, Xuân về, Người đều đích thân đến thăm hỏi đoàn cố vấn, tặng quà động viên và còn viết tặng đoàn hai bài thơ chữ Hán như sau:
Nghênh xuân vô biệt quỹ,
Duy hữu tửu số tôn.
Thỉnh nhĩ môn nhất túy,
Cộng khánh thắng lợi xuân.
Ngày 23-1-1952
Đào bồ vạn hộ nghênh tân,
Bạo trúc nhất thanh dư cựu.
Phụng tống hải vi số điều,
Liêu cung thưởng xuân hạ tửu.
Ngày 2-2-1953
cố vấn. Nhưng lúc này, đồng chí Vi Quốc Thanh và các đồng chí trong đoàn cố vấn quân sự đã đi ra tiền tuyến. Ngay hôm sau, Bác cử người mang ra tiền tuyến tặng đoàn một bài thơ chữ Hán như sau:
Bách lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lai ngẫu qua sơn mai thôn,
Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân.
Dịch thơ
Trăm dặm tìm không gặp cố nhân,
Mây đèo dẫm vỡ, ngựa chồn chân.
Đường về chợt gặp cây mai núi,
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân.
(Chú thích: quãng đường trên thực tế là 60 dặm).
Đến mùa xuân năm 1955, Hà Nội được giải phóng, đồng chí La Quý Ba đảm nhiệm chức vụ Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gói quà tết chúc mừng và tăng kèm theo một bài thơ:
Bạch đậu tam (công) cân trọng,
Chất điểm nhi vị hương.
Thanh niên tăng sản đắc,
Thỉnh nhĩ thường nhất thường.
Cho đến ngày nay, đông đảo các độc giả Trung Quốc, đặc biệt là những đồng chí đã từng tham gia vào công cuộc viện trợ cho kháng chiến ở Việt Nam đều cảm nhận sâu sắc về tấm lòng bao la và sự quan tâm ân cần của Hồ Chủ tịch. Bản thân các bài thơ chữ Hán của Người đã là một minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị đời đời giữa hai nước Trung – Việt.
Tóm lại, là một nhà cách mạng và một nhà hoạt động cứu nước vĩ đại, những cống hiến Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất đa dạng, trong đó đặc biệt phải nói đến lĩnh vực thơ chữ Hán. Những bài thơ chữ Hán của Người, xét về mặt tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ hay nghệ thuật ngôn từ và khả năng vận dụng linh hoạt thể thơ cổ, hay xét đến những nét sáng tạo trong việc dùng thơ để viết bài, tả cảnh, tả tình, làm ký sự v.v.. đều cho thấy một đỉnh cao trong việc kế thừa và phát triển truyền thống thơ chữ Hán của Việt Nam.
Nguồn Báo điện tử Đảng CSVN