Bài thơ “Nắng Ba Đình” của nhà thơ Nguyễn Phan Hách là một bài thơ hay, đã được tuyển chọn dưa vào sách giáo khoa để giảng dạy; tuy nhiên việc “cắt gọt” những tác phẩm nguyên bản của tác giả đưa vào sách làm cho bài thơ không còn nguyên chỉnh thể cũ và đương nhiên sẽ tạo ra những thay đổi nhất định về giá trị tư tưởng cũng như làm mất dungj ý nghệ thuật của người viết. Đây là câu chuyện thường xảy ra, mà trường hợp nhà thơ Nguyễn Phan Hách chỉ là một ví dụ. Chúng tôi xin đăng lại bài viết của các tác giả Huy Thông – Yên Khương để giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Vanhaiphong – Bài thơ “Nắng Ba Đình” của nhà thơ Nguyễn Phan Hách là một bài thơ hay, đã được tuyển chọn dưa vào sách giáo khoa để giảng dạy; tuy nhiên việc “cắt gọt” những tác phẩm nguyên bản của tác giả đưa vào sách làm cho bài thơ không còn nguyên chỉnh thể cũ và đương nhiên sẽ tạo ra những thay đổi nhất định về giá trị tư tưởng cũng như làm mất dungj ý nghệ thuật của người viết. Đây là câu chuyện thường xảy ra, mà trường hợp nhà thơ Nguyễn Phan Hách chỉ là một ví dụ. Chúng tôi xin đăng lại bài viết của các tác giả Huy Thông – Yên Khương để giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Từ những tác phẩm “bị cắt xén” thành từng đoạn
Tôi có rất nhiều tác phẩm được in trong SGK ở cả ba cấp học. Vợ chồng GS Nguyễn Minh Thuyết- những nhà biên soạn sách – đã chọn của tôi tới đâu 4 – 5 tác phẩm. Ngoài ra là GS Nguyễn Đăng Mạnh, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Hầu hết những tác phẩm được chọn của tôi đều được viết gắn liền với một kỷ niệm không thể nào quên. Bài “Lăng Bác” (SGK lớp 2 cũ) tôi viết vào khoảng năm 1975 và rồi in ở báo Nhân dân. Sau này khi được đưa vào SGK, ban tuyển chọn đổi tên bài thơ từ “Lăng Bác” thành “Nắng Ba Đình” và cắt ngắn chỉ bằng một phần tư bài thơ gốc. Gồm ba khổ thơ nói về cảm xúc trước cảnh lăng Bác vào mùa thu:
“Nắng Ba Đình mùa thu Thắm vàng trên lăng Bác Vẫn trong vắt bầu trời Ngày tuyên ngôn độc lập
Ta đi trên quảng trường Bâng khuâng như vẫn thấy Nắng reo trên lễ đài Có bàn tay Bác vẫy.
Ấm lòng ta biết mấy Ánh mắt Bác nheo cười Lồng lộng một vòm trời Sau mái đầu của Bác…”
(Trích SGK lớp 2 NXB Giáo dục – 1990) |
Hai bài khác mà GS Nguyễn Minh Thuyết đến tận nhà tôi để tuyển chọn, đó là “Cá hồi vượt thác” và “Kỳ diệu rừng xanh” (SGK lớp 5). Đây là hai tác phẩm nằm trong tập truyện thiếu nhi của tôi. “Cá hồi vượt thác” nói về cuộc sống của loài cá hồi, những lần trở về đầu nguồn của chúng để sinh sản rồi chết đi. “Rừng xanh kỳ diệu” là một đoạn văn nói về một cánh rừng với những cảnh đẹp nguyên sơ nhưng cũng hết sức đẹp đẽ, thơ mộng… Năm nay, tác phẩm “Hương ổi” của tôi cũng được đưa vào chương trình SGK lớp 11 chuyên ban. Đây là bài thơ vừa đủ, kết cấu giống như một truyện ngắn mà Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “phải đọc toét mắt” cả tập thơ của tôi dày hơn 300 trang mới chọn ra được.
Điều đó khiến tôi rất vui và cảm động, nhưng để nói tâm đắc với tác phẩm nào nhất trong số nhưng tác phẩm được chọn in vào SGK như tôi đã kể thì có lẽ chỉ duy nhất chỉ có một. Đó chính là tác phẩm “Đường đi Sapa” (SGK lớp 6 cũ lớp 5 mới). Đây là tác phẩm hay nói chính xác hơn là một đoạn văn được cắt ra từ bút ký “Một miền đất nước” viết về Hoàng Liên Sơn của tôi năm 1978. Dù chỉ một đoạn thôi nhưng đã
gây được rất nhiều ấn tượng với người đọc nói chung và các em học sinh nói riêng. Nhiều thầy cô giáo dạy văn khi gặp tôi họ cứ khen ngợi không tiếc lời. Ngay cả em tôi dạy học ở quê lên thăm tôi cũng nói: “Những tài liệu hướng dẫn về những bài văn hay, văn đẹp… đều có trích đoạn văn “Đường đi Sapa” của anh đấy”. Tôi lúc ấy cũng không tin lắm nhưng rồi ngày này qua ngày khác tôi nhận được rất nhiều bài báo viết về bài đó, xem và đánh giá “Đường đi Sapa” là tác phẩm có sức sống lâu bền nhờ giọng văn chau chuốt, ngôn từ mẫu mực…
Thật vui và cũng thật lạ kỳ là ở chỗ, hầu hết những tác phẩm tôi kể trên khi đưa vào SGK chẳng mấy ai biết đó chỉ là những đoạn đã bị cắt cúp từ những tác phẩm gốc mà thành…
… đến Tuyển tập “Những đoạn văn hay dành cho các em học sinh”
Những lời khen ngợi của mọi người dành cho “Đường đi Sapa” như một liều thuốc kích thích, làm tôi hứng phấn vô cùng. Vậy là tôi nảy ra một ý định sẽ sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn một cuốn hoặc vài cuốn trích những đoạn văn hay cả trong và ngoài nước dành cHo các em học sinh. Đầu tiên tôi chọn những đoạn văn trong các tác phẩm văn học cổ điển Phương Tây như “Sông Đông êm đềm” “Jane Eyre” “Chiến tranh và hòa bình”, “Thép đã tôi thế đấy”… Sau khi làm được một phần, chưa hài lòng, tôi lại quyết định chọn những đoạn văn của các nhà văn Việt Nam… Vẫn không hài lòng. Cuối cùng, tôi chọn những đoạn văn của chính mình mà không chung đụng với bất kỳ ai kể cả trong và ngoài nước, cổ điển hay hiện đại. Cuối cùng sau hơn 2 năm trời dòng dã tôi đã chọn được 200 trang sách với những đoạn văn ưng ý nhất.
Khi làm bản thảo để mang đến nhà xuất bản tôi vẫn còn rất hồi hộp và lo lắng. Tôi biết với thể loại này rồi thể nào nó cũng được in. Nhưng in là một chuyện, chất lượng lại là chuyện khác. Và để phần nào đó “đối phó” với những lo lắng về chất lượng tôi quyết định không đề tên mình ngoài bìa sách mà chỉ ghi chú kiểu như là người biên tập thấy đây là những đoạn văn hay nên tập hợp lại giới thiệu đến các em học sinh. Làm như vậy là thể hiện sự khiêm tốn, thứ nữa là do một phần… sợ bị các nhà chuyên môn đánh giá không cao nếu mình chọn phải một đoạn nào không hợp gu hoặc không mang tính sư phạm, không phù hợp với chính các em học sinh thì dằn vặt lắm. Hơn nữa lại là chính tác phẩm của mình thì càng dễ mang tiếng hơn…
Sau khi nộp bản thảo một thời gian tôi được phía nhà xuất bản Giáo dục gọi đến và “phê bình” là tại sao một cuốn sách hay, xứng đáng và bổ ích như thế lại “không đề tên ông ngoài bìa trong khi chính ông vừa là biên tập vừa là tác giả của những đoạn văn hay đó?”. Tôi cười cảm động: “Vâng! Vậy nhờ các anh. Chắc vì vội nên tôi quên!”
Chỉ 30% các tác phẩm trong SGK là “thực sự chất lượng”?
Theo nhận định của nhà thơ Nguyễn Phan Hách thì những tác phẩm được in trong SGK giảng dạy trong nhà trường hiện nay thực sự có chất lượng chỉ chiếm khoảng 30%.
Ông bày tỏ quan điểm: “Tác phẩm văn học trong nhà trường ở cả ba cấp là vô cùng nhiều nhưng không phải tác phẩm nào cũng chất lượng, cũng hay và có tính sư phạm. Để soạn được những bộ SGK cho các cấp học là rất khó. Những đoạn văn cho học sinh, theo tôi phải là những tác phẩm có câu văn chuẩn về tiếng Việt, có cái hay, cái đẹp và có cái để cho thầy cô giảng cho học sinh nghe về những cái hay cái đẹp đó thông qua tác phẩm. Đặc biệt, chọn cho ra những tác phẩm để in SGK là cực kỳ quan trọng vì nó gây ấn tượng sâu đậm trong tuổi thơ, gieo mầm đầu tiên cho các em. Thế hệ học sinh trước đây hay đọc những bài thơ vần vè, chả hay lắm nhưng người ta nhớ rất lâu, chẳng hạn những bài nói về ngày khai trường, tình thầy trò, bạn bè được viết bằng thể thơ lục bát chẳng hạn, ngay bản thân tôi bây giờ cũng vẫn còn thuộc lòng hàng chục bài. Nếu một tác phẩm khô khan, chẳng có gì là hay sẽ làm hại nhận thức thẩm mỹ ban đầu của học sinh. Nhưng nếu ngược lại có được dù chỉ một hay dăm bài thật sự chất lượng sẽ lại có tác dụng vô cùng to lớn, gây được ấn tượng, cảm xúc cho học sinh.
Thứ nữa, tôi cho rằng chúng ta đang để tồn tại quá nhiều những tác phẩm của thời kỳ đã thuộc vào quá khứ mà không chịu đưa vào những tác phẩm mới. Môn văn học chứ không phải môn lịch sử mà đóng đinh tác phẩm lâu thế. ”
Thời này học sinh không cần học văn nhiều
Tôi thấy rằng thời này môn văn đối với các em học sinh hình như đang quá tải trong khi những môn khoa học cơ bản khác vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chúng ta cần và nên đạo tạo những cái tinh hoa, những cái ngay tức thì các em có thể ứng dụng vào cuộc sống như tin học, toán học, vật lý học chẳng hạn… chứ không phải để cặm cụi tối ngày chỉ lo học thuộc lòng tác phẩm đó như một con vẹt.
Nên giảm tải môn văn và cắt bỏ những tác phẩm đã quá cũ…
Những bài văn không có chất lượng, nhạt nhẽo, vô duyên chỉ làm cho các em mất thời gian mà không đầu tư vào được những môn khác. Thời này khác rồi, học sinh cũng nhận thức khác rồi, không nên thừa thãi về số lượng để làm hỏng chất lượng. Học sinh hôm nay là những người chủ của tương lai, đất nước sau này, chúng phải được, nên tiếp cận với những cái mới hơn, tiến bộ hơn, thực tế hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong cuộc sống. Vậy nên, theo tôi, học sinh thời này không cần phải học văn nhiều đến như thế…
Huy Thông – Yên Khương
Theo TT&VH Online