
Ngoài khói bụi thì những tiếng ồn từ các động cơ phát ra đến đình tai, nhức óc thường xuyên tra tấn dân quanh vùng, khổ nhất là những người già và trẻ nhỏ
.Bầu trời bao la trong xanh, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng mỗi chiều hè và con đường làng mướt bóng cây xanh…Cả khung cảnh dịu êm, trong lành đặc trưng của làng quê giờ đã biến mất…
Ngoài khói bụi thì những tiếng ồn từ các động cơ phát ra đến đình tai, nhức óc thường xuyên tra tấn dân quanh vùng, khổ nhất là những người già và trẻ nhỏ
.Bầu trời bao la trong xanh, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng mỗi chiều hè và con đường làng mướt bóng cây xanh…Cả khung cảnh dịu êm, trong lành đặc trưng của làng quê giờ đã biến mất.
Tam Hưng, tên một ngôi làng nhỏ, một vùng đất mặn mòi cách trung tâm thành phố Hải Phòng gần ba chục km. Mặc dù nằm bên cạnh con sông thần giữ nước Bạch Đằng nổi tiếng không chỉ trong lịch sử Việt Nam và cả thế giới với những chiến công lừng lẫy nhưng cái tên Tam Hưng chỉ thực sự được nhắc nhiều đến trong khoảng chục năm trở lại đây.
Trớ trêu, nó không phải được nhắc đến như một sự ca tụng hay ngưỡng mộ mà là được nhắc đến trong âu lo, khắc khoải cùng với cái gọi là hệ lụy của một thời kỳ mở cửa kể từ khi nhà chức trách bắt tay giao hảo, tiếp cận «công nghệ mới» từ nước láng giềng để kêu gọi họ đầu tư xây dựng nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng.
Công trình này do nhà thầu Trung Quốc thi công với giàn công nghệ lạc hậu từ những thập kỷ 80 nên có nhiều bất cập tù việc xử lý chống ồn đến thu gom khói bụi và nguồn chất thải khi nhà máy họat động. Dân làng Tam Hưng đã từng hy vọng có một sự đổi thay tích cực từ cái gọi là «công nghiệp hoá, hiện đại hóa». Nhưng, sự đổi thay rõ nhất lại là sự gia tăng bệnh tật. Người chết vì các bệnh tim mạch, ung thư mỗi năm đạt tới kỷ lục choáng váng. Chỉ riêng năm 2014, số người chết vì căn bệnh ung thư là 42 người. Kể từ đó, con số này không giảm đi mà mỗi năm lại gia tăng. Trường học hạn chế mở cửa vì bụi than. Nhà nhà phải phủ bạt, đóng cửa ngăn những làn tro bụi. Những em bé mầm non ra đường có khi phải dùng tới hai lần khẩu trang. Chỉ cần qua một ngày thôi, cô làm trưc nhật quét dọn phòng học cho các con đã phải dùng tới chậu hoặc thùng để xúc bụi than
Ngoài khói bụi thì những tiếng ồn từ các động cơ phát ra đến đình tai, nhức óc thường xuyên tra tấn dân quanh vùng, khổ nhất là những người già và trẻ nhỏ
.Bầu trời bao la trong xanh, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng mỗi chiều hè và con đường làng mướt bóng cây xanh…Cả khung cảnh dịu êm, trong lành đặc trưng của làng quê giờ đã biến mất.
Bức tranh quê ngày xưa đó giờ chỉ còn trong ký ức. Thay vào đó là những hình ảnh quen thuộc hàng ngày với mỗi người dân xã Tam Hưng: Những chiếc xe vận chuyển tro xỉ quá tải, những bãi thải gần khu dân cư không hề được che phủ. Mỗ khi có một làn gió thổi qua là tro xỉ, rác thải bụi mù trùm lên, cả một vùng quê như chìm vào cơn bão tro than
Mỗi ngày, gần như đủ hai mươi bốn giờ, dân tình phải sống trong một môi trường ô nhiễm khủng khiếp. Bầu không khí lúc nào cũng đặc quánh. Chỉ riêng ô nhiễm, khói bụi và các chất thải của nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng cũng đã làm cho làng quê chết dần. Một ngôi làng nhỏ có diện tích hơn 7 km 2 với số dân trên 6000 người. bị “ bao vây” bởi ba nhà máy lớn với hàng chục doanh nghiệp thu mua, chế biến tro xỉ, chất thải thủ công không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường khiến cho bầu không khí nơi đây vô cùng ngột ngạt.
Vậy mà chưa hết, mấy tháng nay, tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu lại cho một tập đoàn Trung Quốc thuê đất để tập trung phế liệu đốt, sản xuất nhựa đường. Mới chỉ tập hợp vật liệu, chất đốt mà mỗi cơn gió đến đã mang theo và hành hạ dân làng Tam Hưng với bao mùi hôi thối tỏa ra đến nghẹt thở.
Dân không thể chịu nổi nhưng cũng không thể bỏ làng đi. Họ kêu cứu không biết bao lần và các cơ quan truyền thông đại chúng, các báo đài trung ương và địa phương sau mỗi lần như thế cũng có xôn xao vài ngày rồi tất cả lại chìm vào quên lãng. Mới đây, tiếp tục lại thêm một sự đe dọa từ nhà máy Nhựa đường, dân đã nhiều lần kiến nghị phản đối không cho nhà thầu Trung Quốc hoạt động. Tuy nhiên, họ vẫn hoang mang vì chưa nhận được câu trả lời rõ ràng. Thời gian gần đây, không thể chịu nổi, họ bỏ cả nhà, bỏ cả ruộng đồng kéo ra kêu cứu tại uỷ ban, làm những việc bột phát tại chỗ để thể hiện bức xúc. Báo chí địa phương và cả chương trình động 24 giờ đã về làm việc, đưa lên truyền thông cùng với những hình ảnh cụ thể nhưng vẫn thế, khói bụi vẫn vô tư bay và ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm.
Những người dân nơi đây khi được hỏi đều chung một câu, họ mong được sống, học tập, lao động và sản xuất trong một môi trường không ô nhiễm, đảm baỏ an toàn cho sức khỏe mọi người, mọi nhà
Vâng, nguyện vọng đó thật giản dị và chính đáng, tất cả chúng ta hãy cùng đấu tranh vì nó, vì sức khỏe của cộng đồng và vì tương lai của cả một thế hệ sau!
Lãnh đạo thành phố, các cơ quan chức năng có liên quan và cộng đồng… hãy giúp dân xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, Hải Phòng, giúp vùng quê này sớm thoát ra tình trạng thảm họa môi trường ô nhiễm!
N.T.T