Từ ngày có lão Thảo đến ở thì lán như được “đổi gió”, chả là lão Thảo làm nghề hát rong. Lão tuy già mắt lại kẹm nhưng sống hòa thuận, chính trực… và nhất là cái cách “hòa giải” thuận tình hợp lí mỗi khi có xích bích….
Từ ngày có lão Thảo đến ở thì lán như được “đổi gió”, chả là lão Thảo làm nghề hát rong. Lão tuy già mắt lại kẹm nhưng sống hòa thuận, chính trực… và nhất là cái cách “hòa giải” thuận tình hợp lí mỗi khi có xích mích.
Lán có cái tên nghe vừa hoang hoải vừa chợ búa: lán Vạ. Lán trọ này cũng không khác các lán trọ khác là mấy bởi nó cũng là cái lán mà người ta làm để cho những người sống tạm thuê, ai cũng được. Chỉ hai điêù khác các lán khác: một là, lán được làm bằng tranh tre tạm bợ trên khoảnh đất qui hoạch mà người ta chưa động chạm xây xướng gì. Hai là, chủ lán chấp nhận cho người thuê theo tháng. Các khu trọ khác được xây cất khang trang, có nơi còn xây hai ba tầng, có bình nóng lạnh… cho học sinh sinh viên thuê theo năm. Ở lán này, người thuê là dân lao động từ các tỉnh ven Đô vào làm theo “khắc Nông nhàn”. Người đến ở, thôi thì đủ loại, làm cũng đủ nghề, kẻ bốc vác, người xe thồ xe ôm, “Ô Sin”… Tuổi tác tính tình cũng đủ “cung bậc”. Lán được ngăn chia làm hai khu dành riêng cho nam và nữ, ngăm bằng phên cót, không có từng giường mà là sàn làm bằng tre nứa, cho mọi người ngủ nghỉ giải dan… Tính ra mỗi sàn cũng chứa đủ mươi người. Giá rẻ không nơi nào bì được. Tiền thuê tính một cục, cả sàn, theo tháng, cứ vậy mỗi khi có một thành viên mới đi hay đến là họ lại phải làm cái việc “hạch toán”. Dân ở đây hầu hết là kém học, nhưng việc tính toán này lại rất thạo, họ tính công ngày với các chủ thuê lao động quen rồi mà…
Những ngày mới đến, ở lán khá nhộm nhạm, lúc thì cãi vã đánh lộn, lúc thì bị bọn choai choai sở tại đến hoạnh họe, doạ dẫm vòi tiền… Một đêm, có thằng trộm nhằm mấy cái xe thồ… khi mò vào gần nơi để xe… nó nghe tiếng đàn Guita hay quá liền liều mò vào lán, tự “giới thiệu” về mình rồi rút luôn cái sáo dắt nơi thắt lưng ra hòa “tấu” cùng chủ… Hắn nói hắn vốn là tay sáo của một đoàn Văn Công chuyên nghiệp, vì ức chế bởi cung cách đối sử, họ coi hắn là tay “nhạc công” loại thứ… Bất mãn, hắn bỏ đi lang bạt, làm đủ kiểu để kiếm sống, đã lâu lắm hắn mới lại được nghe bản đàn hay đến vậy… Cũng từ sau hôm đó, nhờ có hắn tuyên truyền cho bọn trộm cắp nên khu lán dần được yên. Mà suy cho cùng thì bọn trộm có vào đây cũng chả kiếm được gì ở họ, có chăng cũng chỉ là cái xe thồ, xe thồ thì chỉ có hai cái bánh lốp thô kệch bó vào hai cái vành bánh rỉ xét xù xì, có trộm mà bán thì chỉ có tay “đồng nát” mạt hạng mới dám mua. Mà “dân đồng nát” bình thường thì họ cũng chả mua của ăn cắp như thế, họ vào các dẫy phố sang trọng nhiều khi còn vớ được các món đồ còn tốt hơn đồ người nghèo ước không được ấy chứ…
Từ ngày có lão Thảo đến ở thì lán như được “đổi gió”, chả là lão Thảo làm nghề hát rong. Lão tuy già mắt lại kẹm nhưng sống hòa thuận, chính trực… và nhất là cái cách “hòa giải” thuận tình hợp lí mỗi khi có xích bích. Dần lão trở thành như thủ lĩnh và cũng là trung tâm giải trí của mọi người sau mỗi ngày lao động cực nhọc bằng những bản đàn “miễn phí”. Cũng do lão động viên dẫn giải nên lán cũng ngày một qui củ trong nếp ăn ở, cũng không còn “phỏm phẻm” sát phạt nữa… họ yêu thương giúp nhau khi trái gió trở trời…
Người ta kháo rằng, ở cái hồ lấp dở trước lán, ngày xưa có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết không lấy được nhau do gia đình trai không cho cưới vì không “ môn đăng hậu đối”… buộc vào nhau cùng chết ở đó. Bây giờ hồ bị lấp dở nên hồn ma họ ngột ngạt, thi thoảng lại lên trần kêu khóc, quấy nhiễu… Đám lao động ở trọ lán Vạ sợ mất hồn. Mỗi khi giở giời là họ tranh nhau chỗ nằm, chả tay nào muốn nằm cạnh cửa. Cả đêm cứ xì xục, mỗi khi một tay nào đó nằm ngoài bật dậy chen vào nằm trong, tay ngay cạnh trở thành ngoài cùng lại làm như tay trước, thế là cả sàn nhộn nhạo suốt đêm… Riêng lão Thảo được ưu tiên, luôn được nằm giáp vách ngăn gian cho khỏi rét, giáp sàn đàn bà con gái bên kia…
Bên “sàn” nữ, tám chị em đều là người ở mấy tỉnh gần Thủ Đô lên. Trong số ấy thì bảy người đều đã có chồng con, họ đi làm kiếm tiền hoặc nuôi con ăn học, hoặc lo chạy chữa thuốc thang cho chồng… Cô Tẹo, đã ngoài bốn mươi, vẫn ở không… Những lúc được nghỉ ngơi, chị em quây quần chuyện, chuyện thì đủ mọi thứ góc chợ mặt phố… nhưng “buôn” gì rồi cuối cùng cũng quay về chuyện chồng con gia đình. Những lúc như thế Tẹo càng thấy tủi…
Tết năm ấy, ai nấy về quê chỉ có Tẹo và lão Thảo ở lại…
Mồng bốn tết mọi người đã lên đủ, lán Vạ lại trở về “nhịp sống” theo lệ thường. Mọi người lại lầm lũi, lăn lộn với ồn ào bụi bặm phố xá mưu sinh… và vẫn mỗi tối lại được tiếng đàn lão Thảo xoa dịu đi những nỗi buồn tủi cực nhọc của họ…
Có chuyện bất thường làm cả hai bên đàn ông đàn bà xôn xao, cái bụng cô Tẹo cứ lùm lùm, to dần lên. Thế là mọi câu chuyện cũng dồn lại, xoay quanh “cái bụng” ấy. Bên lán đàn bà cũng chỉ ồn ào ít ngày rồi ai cũng vì thương tẹo duyên thiu phận hẩm… nên xúm vào động viên cô, thôi cũng là cái phúc lộc giời cho, về già có chỗ mà nhờ cậy… Nguyên do là cái vách ngăn bằng phên cót, bên cánh đàn ông hút thuốc lào nên cứ rút làm đóm… lần lần, ngày một to dần… Số chị em có chồng con rồi thì biết rõ “cái trò” trớ trêu của đời thường nên ai cũng tránh nằm gần vách. Tẹo thì vừa do vô tư nghĩ mình quá xấu chẳng ai thèm để ý và cũng vì mê tiếng đàn nên muốn gần để nghe cho rõ… thế rồi cái điều sẽ xảy ra cũng đã đến, thi thoảng, cứ nửa đêm về sáng, luôn có bàn tay luồn vào người cô, lúc đầu cô còn sợ nhưng do xấu hổ nên để im, sau dần thấy thinh thích … Và, thế rồi cô cứ để yên, nằm nghiêng quay dí sát cái phần thân dưới của mình vào nơi mà cái vách ngày được làm đóm nhiều hơn… Chị em thật tình thương và càng thể hiện rõ tình thương ấy trong những lần cái thai giở chứng quấy rầy Tẹo. Được thương cảm chân tình nên Tẹo cũng bọc bạch với chị em và cũng vì vậy mà nỗi buồn, xấu hổ cũng vợi đi dần và niềm hạnh phúc thì dần nhen nhóm… Bọn đàn ông thì hết người này đổ cho người kia rồi lại bưng mồm cười một mình, thả những ánh nhìn tinh quái mãn nguyện… Chỉ lão Thảo là không cãi câu nào, cũng không tỏ bực tức hay hối hận gì, vì thế mà cả lán coi cái thai kia chính là “sản phẩm” từ… cây đàn guita của lão mà ra.
Hôm thằng Dân ra đời, cả lán “đóng quân” ba ngày không ai đi làm, người thì lo vào viện với mẹ con Tẹo, người thì lo ngăn riêng “phòng” cho gái mới ở cữ, kẻ thì lo mua sắm, có cả mâm cơm tạ Thổ Công, Thần Linh… và họ cũng không quên mua cặp “mã” tình nhân để cúng tế cặp hồn ma bên hồ… Riêng bữa liên hoan mặn đơn giản là do tay Thổi Sáo tự nguyện đến “tài trợ”…
**
Cuộc sống mưa sinh ở lán Vạ cứ âm thầm sống động trôi theo dòng đời… Cũng đã nhiều lớp người từ bỏ nơi đây do nhiều lẽ khác nhau và nhiều người lần lượt đến rồi lại đi nhưng tất thảy ai ai cũng thông hiểu và hòa đồng với cái “Truyền thống, lịch sử” của lán. Bền lâu vẫn là cặp “vợ chồng” Thảo Tẹo với thằng con trai ngày một khôn nhớn cứng cáp… Bà chủ lán cũng coi gia đình Thảo Tẹo như người bà con xóm giềng…
**
Khi thằng Dân được mười một tuổi thì lão Thảo “ ra đi” đột ngột do bị cảm nhập tâm, bởi chiều hôm ấy, khi về đến gần lán, lão lao xuống hồ cứu cháu bé đuối nước…
Biết tin dữ đến với lão, một vài “công dân” cũ của lán Vạ cũng tới… Khi “tắm rửa” thay quần áo cho lão Thảo người ta mới “ngã ngửa” ra vì lão không thể có con bởi “của quí” của lão nhỏ như cái mụn có cái lỗ, ai cũng xác định người có “cái ấy” như thế thì chỉ có khả năng làm cái việc “bài tiết”…
Lúc sắp “cất ma” thì thằng Thổi Sáo đường đột đến dâng lễ, quì trước linh cữu lão Thảo khóc thống thiết… nó nhận chính thằng bé Dân là “sản phẩm” mà nó đã làm ra nhân một đêm ngủ trọ ở lán Vạ…
Mọi người ồn ực hẳn lên, người bảo thằng Thổi Sáo láo, nhiều người lại bảo nó nhân hậu và dũng cảm…
Những ngày tháng sau, cuộc sống ở lán Vạ vẫn chảy vào dòng đời như tự nó vẫn thế.
Đêm cuối năm 2015.
N. H. Â