Lâu nay, không ít người vẫn nghĩ và nói rằng người Việt Nam là cộng đồng bị Hán hóa vì người ta cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, lại bị đô hộ hàng nghìn năm. Đó là quan niệm hết sức sai lầm và một sự ngộ nhận đáng tiếc do những người đó, thậm chí cả giới sử học trong và ngoài nước chưa hiểu biết tường tận về quá trình hình thành dân tộc Việt Nam. Bởi vậy qua nghiên cứu, tìm hiểu về cội nguồn dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam đã phần nào giúp chúng ta cắt nghĩa về nguồn gốc của cộng đồng Việt tộc.
Theo các nhà nhân chủng học, thời đại đá mới, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng các loại hỗn chủng giữa hai đại chủng cộng cư với nhau, trong đó có Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời đại Đồng – Sắt, người Mongoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân Việt Nam. Như mọi người đã biết, khoảng 3 – 4 vạn năm trước, người Bách Việt thuộc chủng Indonesien và Melennesien có mặt khắp lưu vực sông Hoàng Hà, sông Dương Tử (Trung Quốc). Khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, người Hán thuộc chủng Mongoloid phương Bắc sống du mục ở vùng Thiểm Tây, Cam Túc vượt Hoàng Hà vào chiến đất của người Việt (người Việt là do các gọi của người Hán, nguyên thủy họ gọi là người Vượt vì do phải vượt sông Hoàng Hà mới tiếp cận với cộng đồng cư dân này, sau do đọc chệch âm thành Việt). Một bộ phận dân Bách Việt chạy xuống phương Nam. Trải hàng nghìn năm,, sau khi bình định xong lưu vực sông Hoàng Hà, người Hán vượt Dương Tử lấn tiếp đất của người Việt. Qúa trình tranh chấp lâu dài này đã dẫn đến sự lai giống giữa người Mongoloid phương Nam với người Việt và chuyển hóa phần lớn người Việt sang nhóm loại hình Đông Nam Á. Đến cuối thiên niên kỷ thứ II TCN, do xung đột dữ dội với người Hán, một bộ phận lớn người Bách Việt (lúc này đã chuyển hóa thành nhóm loại hình Đông Nam Á) tràn xuống lục địa cũng như hai đảo Đông Nam Á.
Cả bằng chứng khảo cổ lẫn bằng chứng di truyền học cho thấy, từ 2000 năm trước thời kỳ Bắc thuộc, người Hán ở phía nam Trung Quốc đã có cùng bộ gene di truyền với người Việt. Đến thời Bắc thuộc, những người Hán sang ta – chủ yếu là người Đông Việt, Tây Việt và Nam Việt trước đây – thực chất họ là người Trung Quốc gốc Việt.
Vùng Trung nguyên xưa nay vẫn được xem như cái nôi của nền văn minh Trung Hoa (còn gọi là văn minh Hoàng Hà), văn hóa Lưỡng Thiều và văn hóa Long Sơn dẫn đến hình thành nên nhà Thương. Trong khi đó, việc phát hiện được các di chỉ mộ táng có quan tài thuyền độc mộc rất phổ biến ở phía nam Trung Quốc và vùng Đông Nam Á. Cư dân Việt cổ thuộc các nền văn hóa trong hệ thống Bách Việt là những người chuyên đánh bắt cá, tôm, trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, đi thuyền, sống trên những nhà sàn. Bách Việt là những tộc người có truyền thống biển, giỏi đi biển Ngược lại, cư dân Trung Nguyên vốn là dân du mục, chuyên chăn nuôi gia súc, trồng kê và đậu nành, giỏi cưỡi ngựa, sống trong các ngôi nhà đất, trồng bông…
Theo học giả Đào Duy Anh, thời Chiến quốc có tới 500 tộc Bách Việt sống rải rác ở Hoa Nam, Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Việt Nam, Bắc Lào. Căn cứ vào gia phả họ Vũ làng Mộ Trạch (Hải Dương), cụ thủy tổ là Vũ Công Huy thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân, làm quan thời nhà Đường, quê ở huyện Lộng Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, vợ chồng đã cao tuổi nhưng chưa có con. Vũ Công xin về chí sĩ. Nhân chuyến du ngoạn ở nước ta (lúc bấy giờ gọi là Giao Châu), cụ đến trang Mạn Nhuế (thuộc huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách), thấy đất tốt, người thuần hậu, bèn lưu lại. Tại đây, Vũ Công lấy vợ kế là thôn nữ Nguyễn Thị Đức. Cụ lại đến đống Già hay còn gọi là đống Rờm ở phía nam trang Mạn Nhuế, thấy huyệt đất tốt, liền đem di cốt thân mẫu an táng ở đây.
Ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thân, niên hiệu Trinh Nguyên 20 (804), bà Đức sinh thần nhi, đặt tên là Vũ Hồn. Vũ Hồn là người thông minh xuất chúng, chăm chỉ học hành. Năm 17 tuổi về nước, thi Đình, khoa Canh Tý, trúng tuyển, được nêu bảng vàng (820).Vua Đường Nguyên Hòa xét tài năng, phong chức Lễ bộ Tả thị lang, sau hai năm thăng lên Đô đài ngự sử; năm Ất Tỵ, Bảo Lịch nguyên niên (825), thăng Thứ sử Giao Châu; năm Hội Xương thứ 10 (841) thăng An Nam đô hộ phủ.
Năm 843, Vũ Hồn bắt dân đắp sửa thành phủ, tướng sĩ vì gian khổ đã làm loạn, đốt lầu thành, cướp kho phủ, Vũ Hồn phải chạy về Quảng Châu, sau lại quay về An Nam.
Những năm làm quan ở An Nam, Vũ Hồn thường về Dương Tuyền thăm mộ tổ tại Mạn Nhuế. Có lần ông về trang Nạp Trạch, huyện Đường An, thấy phía tây trang có khu đất tốt, liền cắm đất, lập ấp, đặt tên là Khả Mộ. Năm Hội Xương 13 (843), Vũ Hồn từ quan, mang gia quyến về ấp Khả Mộ cư trú lâu dài. Ngày 3 tháng Chạp năm Qúy Dậu (853) Vũ Hồn qua đời, con cháu an táng tại cánh đồng phía bắc làng, nơi ấy sau này gọi là đống Mả Thần. Mộ ấy cùng miếu thờ ông nay vẫn còn. Đến đời Hậu Lê, Vũ Hồn được phong làm Thành hàng làng.
Con cháu Vũ Hồn cư trú tại làng Mộ Trạch đến nay đã 12 thế kỷ, thời nào cũng có người thành đạt, đặc biệt là học vấn. Từ thời Trần đến thời Nguyễn, Mộ Trạch có 39 tiến sĩ, nếu tính cả Vũ Hồn là 40, chỉ tính những người họ Vũ còn cư trú tại Mộ Trạch đã có 32 người đỗ tiến sĩ, trong đó Vũ Hồn đỗ ở Trung Quốc.
Gia phả họ Trần do thống tôn đời thứ 27 của Trần Ích Tắc là Trần Định Nhân ở thị trấn Lạc Dương bên hồ Động Đình (Hồ Nam – Trung Quốc) lưu giữ (hậu duệ của Trần Ích Tắc bao gồm 18 nhánh sống rải rác ở Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương, Liễu Châu thuộc Trung Quốc) cung cấp: Năm 227 TCN, Phương Chính Hầu Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà, vì mâu thuẫn với người Hán nên đã đem theo dòng Bách Việt di cư xuống phương Nam. Tự Minh được vua An Dương Vương thu nạp, trở thành vị tướng tài ba, cùng Cao Lỗ giúp chống lại Triệu Đà…
Theo tài liệu dân tộc học, về mặt nguồn gốc, Nguyễn là vùng đất ở Thiểm Tây, Trung Quốc, thời Ân (1401-1122 TCN) chưa có khái niệm quốc là nước. Người Ân gọi các vùng xung quanh mình là phương. “Nguyễn phương” đã xuất hiện trong các văn giáp cốt, sau này trở thành họ của những người cư trú ở đấy. Hầu hết họ Nguyễn thuộc tộc Bách Việt.
Trần Phương