VLCC tổ chức Hội thảo về quyền tác giả với tác phẩm văn học

Sáng 09/12/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) đã tổ chức Hội thảo về quyền tác giả với tác phẩm văn học. Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều giáo sư, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và người thân của các tác giả văn học đã qua đời…

Sáng 09/12/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) đã tổ chức Hội thảo về quyền tác giả với tác phẩm văn học. Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều giáo sư, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và người thân của các tác giả văn học đã qua đời.

Trong buổi hội thảo về quyền tác giả với tác phẩm văn học, đại diện VLCC đã báo cáo kết quả hoạt động trong thời gian qua, đưa ra những phương hướng trong năm 2015.

Một vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm, bàn thảo chính là vấn đề bản quyền văn học trong sách giáo khoa hiện nay. Về vấn đề này, nhà thơ Đỗ Hàn – Phó Giám đốc VLCC cho biết, VLCC đã cùng NXB Giáo dục đã có 5 cuộc họp (gần nhất là buổi làm việc diễn ra vào ngày 05/12) nhưng chưa đi đến thống nhất cách chi trả tiền nhuận bút cho các nhà văn có tác phẩm in trong sách giáo khoa.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ – Giám đốc VLCC nói: “Khi làm việc với NXB Giáo dục, chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm bởi họ cân đo đong đếm, bắt tính từng đồng. Mấy tiếng đồng hồ ngồi đàm phán nhưng không đi đến đâu. Vì thế tới đây có thể VLCC gửi công văn dừng đàm phán với NXB Giáo dục, đồng thời kiến nghị lên Bộ Giáo dục – Đào tạo và cấp cao hơn. Ngoài ra chúng tôi cũng có phương án là căn cứ vào các nghị định và quy định của pháp luật để kiện NXB Giáo dục dùng những tác phẩm không phép từ hơn 10 năm nay”.

Đại diện các tác giả có tác phẩm in trong SGK, dịch giả Thúy Toàn bức xúc về mức chênh lệch quá lớn giữa người biên soạn sách và tác giả. Theo ông, những người biên soạn sách nhận các khoản tiền khổng lồ trong khi chỉ trả số tiền nhuận bút như “bố thí” cho các nhà văn là điều không chấp nhận được. Nhà văn Phạm Viết Đào – nguyên Thanh tra Bộ VHTTDL nêu ý kiến: “Căn cứ vào Luật Xuất bản, khi NXB Giáo dục sử dụng tác phẩm không xin phép là đủ cơ sở khởi kiện vì đây là việc làm có hệ thống, diễn ra trong nhiều năm qua”.

Ông Bùi Nguyên Hùng – Cục phó Cục Bản quyền cho biết: “Trong thời gian tới, Cục Bản quyền sẽ làm việc với Cục Xuất bản để làm rõ hơn những quy định của Nghị định 18 về việc chi trả nhuận bút cho các nhà văn. Ngoài ra, cũng xem xét xem NXB Giáo dục có vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 21 Luật Xuất bản quy định quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản”.

(Nguồn: VanVN.Net )

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder