Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài – Phỏng vấn Nguyễn Hòa

Thiết nghĩ, khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Nói cách khác, đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa, thậm chí nghề nghiệp và vị trí văn chương của đối thủ cũng đem ra miệt thị,…!

Thiết nghĩ, khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Nói cách khác, đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa, thậm chí nghề nghiệp và vị trí văn chương của đối thủ cũng đem ra miệt thị,…!

Đã khá lâu bạn đọc cũng như nhiều đồng nghiệp không thấy anh đăng đàn, xuất hiện tại các cuộc tranh luận liên quan đến văn học khá ồn ào thời gian qua. Vì sao vậy?

Tôi vẫn theo dõi đời sống văn học, vẫn đọc, vẫn suy nghĩ, và vẫn có ý kiến riêng nhưng không công bố. Vả lại gần đây tôi nghĩ, đã đến lúc phải làm cái gì đó cho “ra món ra miếng”, nên năm 2010 tôi tập trung viết xong chuyên luận Chuyển dịch văn hóa và cuộc khủng hoảng lựa chọn đủ để in một cuốn sách.

Với vai trò “người quan sát”, anh thấy gì ở những cuộc tranh luận về văn học gần đây, mà trong đó có một số cuộc diễn ra khá gay gắt; anh đánh giá như thế nào về giá trị học thuật của chúng?

Tôi đã đọc hầu hết các bài viết liên quan tới các cuộc tranh luận, đặc biệt là mấy cuộc tranh luận bạn coi là “gay gắt”, đọc cả các comment dưới các bài viết sau khi post lên một số website và blog cá nhân. Đọc và tôi nhận thấy, mấy cuộc tranh luận này đã bộc lộ tất cả “hỉ – nộ – ái – ố – ai – lạc – dục” của cái gọi là phê bình văn học ở một vài tác giả. Thiết nghĩ, khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Nói cách khác, đừng trông đợi giá trị học thuật từ những cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa, thậm chí nghề nghiệp và vị trí văn chương của đối thủ cũng đem ra miệt thị,…!

Nhìn một cách bao quát về nghệ thuật Việt Nam, chúng ta không chỉ có tác phẩm văn học, mà còn có cả các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, tạo hình… Nhưng dường như tác phẩm văn học lại được quan tâm hơn, và vì thế tranh luận về chúng cũng nhiều hơn?

Phê bình tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, tạo hình… là không dễ dàng, công việc đó đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Bạn rất thích nghe một ca khúc, nhưng nếu ai đó yêu cầu bạn phân tích tại sao lại thích, chắc là bạn sẽ gặp khó khăn. Bởi chắc chắn sự phân tích ấy không dừng lại ở ca từ, mà phải phân tích cả về giai điệu, khúc thức, hòa âm, tiết tấu,… tức là những kiến thức không dễ có với số đông. Với một vở diễn sân khấu cũng vậy, cần phải phân tích nó như là một chỉnh thể thống nhất của các yếu tố gồm nghệ thuật đạo diễn, nghệ thuật diễn viên, kịch bản, rồi mỹ thuật sân khấu, âm nhạc, ánh sáng… Cho nên, không phải người yêu nghệ thuật nào cũng có khả năng phân tích một tác phẩm âm nhạc, bức tranh, vở diễn sân khấu… Thường thì người ta chỉ nói đại khái là “Nghe được”, “Đáng xem”… hay “Nghe thế nào ấy!”, “Xấu quá!”, thậm chí là “Chẳng giống tý nào!”,… và nếu có yêu cầu phải phân tích cụ thể thì phần lớn sẽ bất lực. Còn với văn học, từ khi các phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, văn học đã là loại hình nghệ thuật có tính phổ cập rất cao, người nào đã biết đọc đều có thể đọc tác phẩm văn học và dù hiểu tác phẩm đến đâu, mỗi người đều có thể đưa ra một vài nhận xét. Nhận xét là quyền của mọi người, từ tác phẩm “suy ra” chuyện này, chuyện kia cũng là quyền của mọi người. Nhưng nếu lấy việc tranh luận về tác phẩm làm “bàn đạp” để nhắm tới mục đích “ngoài văn chương” thì khó có thể coi đó là công việc thuần túy văn chương.

Một điều khá phổ biến trong các cuộc tranh luận bắt nguồn từ văn học lâu nay, đó là càng ngày vấn đề học thuật càng được đề cập một cách khá mờ nhạt, mà thường khi là trích cá nhân. Anh bình luận gì về hiện tượng này?

Kiểu tranh luận mà bạn đề cập thường diễn ra trên một số blog và website cá nhân, ít diễn ra trên các tờ báo, kể cả báo điện tử. Dù muốn “câu khách” thì các tờ báo này cũng phải cân nhắc, vì chí ít họ cũng phải lường trước khả năng phải theo đuổi một cuộc tranh luận khó có hồi kết; thậm chí phải đối diện với một vụ án nếu “khổ chủ” yêu cầu pháp luật bảo vệ (như bị xúc phạm, vu khống… chẳng hạn). Còn website và blog cá nhân, trước hết đó là “diễn đàn” của một người và theo tôi, dẫu khách quan đến đâu, chủ nhân cũng không thể đặt sang một bên quan niệm, suy nghĩ chủ quan của mình. Dù chưa bao quát toàn bộ website và blog của người làm văn chương ở Việt Nam, nhưng từ những gì đã đọc, tôi thấy các website và blog này có nhiều kiểu loại. Nếu phần lớn tác giả coi website hay blog là địa chỉ văn học của cá nhân để công bố tác phẩm, giao lưu và trao đổi về nghề nghiệp với bạn bè, post tác phẩm của người khác mà mình yêu thích;… thì một số tác giả lại sử dụng website hay blog vừa để làm văn chương, vừa để nói lên suy nghĩ về những vấn đề – sự kiện thời cuộc, về nhân tình thế thái… Một số khác coi website như “tờ báo cá nhân” nhiều thể loại, và cố gắng làm cho sinh động. Vài ba người, dường lại như coi website hay bolg là nơi để “diễn”, để “khoe” (!?). Lại có người sử dụng phương tiện này để “phản biện” và vô tình (hay cố tình?) mà họ trở nên “nổi tiếng” trên internet vì đã “dũng cảm” post một số bài vở gây xôn xao. Đọc các website và blog đó, tôi nhận thấy, thường thì chỉ có ý kiến của họ và người đồng tình với họ mới “sáng suốt”, còn nếu ai đó viết ngược lại, họ sẽ để cho loại ý kiến nhân danh người đọc tha hồ phê phán, chỉ trích, thậm chí bới móc, miệt thị, lăng nhục, chửi bới tục tĩu… Tự thân việc làm “phi văn chương” đó cho thấy yêu cầu về “học thuật” là làm sang cho họ, và làm hại văn học. Trả lời bạn như vậy, có thể họ sẽ post lại ý kiến của tôi rồi tổ chức “đánh hội đồng” trên website hoặc blog cá nhân. Vậy tôi xin nói luôn, nếu chuyện đó xảy ra, tôi không coi đó là cái gì quan trọng, nếu không nói là tôi xem thường.

Chúng ta cần nhìn nhận việc trao đổi, tranh luận học thuật là bình thường và cần thiết cho sự phát triển. Nhưng ở mức độ nào thì nó sẽ trở thành bất bình thường, thưa anh?

Đúng vậy, trong sự lành mạnh của nó, trao đổi và tranh luận học thuật là việc làm bình thường và cần thiết đối với sự phát triển. Chính vì thế, công việc này đòi hỏi một số nguyên tắc mà người tiến hành trao đổi và tranh luận không thể bỏ qua. Như yêu cầu về tính khách quan và khoa học chẳng hạn. Nếu không nắm bắt và xử lý tốt nguyên tắc này, sẽ dễ bị chi phối bởi nhận thức cảm tính và thái độ chủ quan, lấy ý kiến của riêng mình làm thước đo luận điểm của người khác và nếu cực đoan, có thể đẩy tới sự áp đặt. Rồi nữa là nền tảng tri thức, khả năng tư duy dựa trên nền tảng tri thức và thực tiễn, cùng năng lực luận giải một cách logich đối với vấn đề đã đặt ra… Còn trao đổi, tranh luận từ mục đích thiếu trong sáng, sử dụng các thủ đoạn thiếu đàng hoàng, bất chấp học thuật, soi mói ngoài văn bản, nhăm nhăm “hạ bệ” người khác,… là trao đổi và tranh luận bất bình thường, bởi đã biến một công việc hết sức nghiêm túc thành nơi thỏa mãn nhu cầu hẹp hòi của cá nhân hay phe nhóm.

“Thực ra chúng ta chưa có văn hóa tranh luận” – anh nghĩ sao về nhận xét này?

Văn hóa tranh luận, đó là kết quả của một quá trình lâu dài, ra đời trực tiếp từ nền tảng văn hóa của người tham gia, và gián tiếp từ các giá trị văn hóa của xã hội. Khi mà cái cảm tính và tham vọng cá nhân còn chi phối con người trong việc phát ngôn thì “văn hóa tranh luận” vẫn chỉ là một khái niệm sách vở, một khao khát để hướng tới chứ chưa phải là giá trị để thực hành. Xét theo lịch sử, trong đời sống văn học ở Việt Nam từng có dấu hiệu đầu tiên của “văn hóa tranh luận”, như tính văn hóa trong một số cuộc tranh luận về văn học trong giai đoạn 1930 – 1945 chẳng hạn. Nhưng hình như tính văn hóa ấy chưa được tiếp tục xây dựng và phát huy, tới khi báo chí phát triển tràn lan, trong một số trường hợp, một số vấn đề văn học trở thành đề tài “câu khách”, rồi lại được sự hỗ trợ của intenet nữa… đã làm cho tình trạng trở nên nhiễu loạn. Ngày nào trong trao đổi và tranh luận học thuật mà người ta chỉ thích đưa ra ý kiến của mình, chưa chịu khó lắng nghe ý kiến của người khác, coi ý kiến khác mình là “nói ngược”, thì ngày đó văn hóa tranh luận còn là một giá trị cần phải được đào tạo một cách phổ cập trong mọi người viết!

– Xin cảm ơn anh!

PVVNT (thực hiện)

(Nguồn Van nghệ trẻ)

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder