Điệp viên KGB hiến mình cứu mạng nhà thơ Evtushenko

Nhà thơ đã thất vọng biết bao khi đột nhiên vỡ lẽ ra rằng “người đàn bà không quen biết” tuyệt vời bên cạnh mình lại là điệp viên mật của cơ quan an ninh có nhiệm vụ bám sát ông để theo dõi diễn biến tư tưởng và tinh thần của nhà thơ phản kháng chính quyền…

Nhà thơ đã thất vọng biết bao khi đột nhiên vỡ lẽ ra rằng “người đàn bà không quen biết” tuyệt vời bên cạnh mình lại là điệp viên mật của cơ quan an ninh có nhiệm vụ bám sát ông để theo dõi diễn biến tư tưởng và tinh thần của nhà thơ phản kháng chính quyền…

Điệp viên KGB hiến mình cứu mạng nhà thơ Evtushenko (Dịch: Đan Thi Moscow)

Mới đây nhà thơ Nga Evgeni Evtushenko đã kể trên báo La Stampa về chuyện dưới thời xô-viết người ta đã theo dõi ông ra sao để ngăn không cho ông tự vẫn. Theo lời nhà thơ mỗi lần ông có tác phẩm hay ý kiến trái chiều thì trong dân gian lại loang ra tin đồn nhà thơ đã tự kết liễu đời mình. Chính vào khoảng thời gian như vậy Evtushenko đã làm quen với một cô người mẫu quê Litva tên là Aushra và hai người đã có những ngày yêu thương thật đẹp.

Nhà thơ đã thất vọng biết bao khi đột nhiên vỡ lẽ ra rằng “người đàn bà không quen biết” tuyệt vời bên cạnh mình lại là điệp viên mật của cơ quan an ninh có nhiệm vụ bám sát ông để theo dõi diễn biến tư tưởng và tinh thần của nhà thơ phản kháng chính quyền…

Cũng đã là chuyện như vậy vào năm 1963 khi có thể đọc thấy trên các trang báo Xô-viết vô số những đánh giá tiêu cực về sáng tác của nhà thơ Evtushenko..

“Vào một buổi sáng tinh khôi bỗng vang lên hồi chuông kéo dài ở cửa ngoài. Trên ngưỡng cửa là một viên cảnh sát gầy gò với cặp mắt hoảng hốt. “Còn sống ơn Chúa ông còn sống” – anh ta lắp bắp thở ra nhẹ nhõm và kéo tôi ra thẳng balcon. – Dân tình đang lo lắng vì ai đó tung tin ông vừa tự sát. Xin hãy cho mọi người nhìn thấy ông”.

Rồi hôm ấy hoàn toàn không hẹn trước con trai của nhà thơ Blog bất ngờ đến thăm Evtushenko để cổ vũ và “bày tỏ sự bất bình về tất cả những rác rưởi mà người ta trút vào tôi trong những ngày ấy trên các trang báo…”- Evtushenko nhớ lại như vậy. Sau đó con trai Blog đề nghị giới thiệu cho nhà thơ làm quen cùng những người mẫu từ Litva cũng đang muốn thể hiện tình cảm đoàn kết với Evtushenko.

“Các cô gái với cặp chân dài và đôi mắt to tóc chảy như suối tất cả tôi đều rất thích nhưng khiến tôi đặc biệt choáng váng là trưởng nhóm của họ cô gái không cao lắm có cặp mắt xanh và mái tóc màu lanh trắng nuột nà chải đúng như kiểu tóc của nữ chúa trong những giấc mơ con trẻ của tôi – minh tinh màn bạc Mỹ Diane Dubbin…”.

Cô gái đã hút hồn Evtushenko có tên là Aushra. Trong cơn mê say nhà thơ thấy rằng cặp mắt của Aushra càng trở nên xanh mênh mông và thẳm sâu bởi những giọt lệ bất thần mà nguyên nhân vì đâu thì ông không hiểu nổi. “Tôi đắm mình trong cặp mắt ấy tôi tan chìm trong cặp mắt ấy tôi bơi trong sự mát lành tươi mới ấy và quên hết tất cả những thóa mạ mà người ta trút lên tôi ở đâu đó xa lắc trên trái đất này” – nhà thơ hồi tưởng.

Ngày hôm sau cô gái mới quen biết bay đi Vilnhius còn Evtushenko tới Sibiri để có mặt ở nhà ga Mùa Đông và công trình nhà máy thủy điện Bratski. Lúc tạm dừng ở Sverdlovsk không thể cầm lòng hơn nữa nhà thơ bèn gọi điện cho Aushra đề nghị cho phép ông bay tới chỗ cô. Cô gái cố ghìm nước mắt và từ chối. Nhưng điều đó không ngăn được thi sĩ đa tình : Evtushenko đổi vé và bay đến Vilnhius.

“Tôi cảm thấy sảng khoái lạ thường khi ở bên Aushra. Cô ấy đã là người phụ nữ đầu tiên trong đời mang cho tôi bữa điểm tâm đến tận giường và tôi không giấu rằng đã tận hưởng niềm vui sướng. Có lẽ trong cuộc đời tôi cô ấy đã là người phụ nữ châu Âu duy nhất với toàn bộ ý nghĩa của những từ này”.

Nhưng một lần khi cô gái đang lúi húi pha cà-phê trong bếp Evtushenko bỗng muốn hút thuốc và ông bắt đầu lục tìm thuốc lá trong chiếc xắc tay của Aushra. Thật bất ngờ nhà thơ nhìn thấy một bức điện kỳ dị ghi tên Aushra. Thay vì những vần chữ cái trên bức điện rặt là những con số. “Nhìn kỹ tôi thấy những con số ấy được giải mã ra tiếng Nga có những dòng bút chì với nét chữ chân phương như của thầy giáo :” Hãy tiếp tục quan sát đối tượng đã được phân công. Cố gắng đánh lạc hướng để ông ta khỏi nghĩ đến tự sát. Vụ tự tử của ông ta có thể sẽ bị các kẻ thù tư tưởng của chúng ta lợi dụng. Hãy làm tất cả những gì có thể để khơi lên trong ông ta tâm trạng lạc quan”. Chữ ký vắn tắt : “Trung tâm”.

Những gì trông thấy đã khiến Evtushenko hoang mang cực độ. Nhưng nhà thơ còn phải kinh ngạc hơn nữa vì phản ứng của Aushra. ” Cô ấy không sụp xuống chân tôi để xin tha thứ. Dường như cô ấy hóa đá phút chốc biến thành một pho tượng Thánh mẫu Litva mà người ta thường dựng ở những trục đường. Sau đó cô chậm chạp đặt khay xuống chiếc bàn đêm kê cạnh giường và đột ngột lôi từ trong xắc ra một mảnh giấy khác cũng chi chít những chữ cái và con số”.

Trên mảnh giấy này có ghi : “Đối tượng mà tôi được phân công trong cuộc gặp với giới trí thức Litva đã nâng cốc chúc cho tình hữu nghị Nga-Litva và chúc sức khỏe đồng chí Nikita Sergeevich Khrutsev. Đồng thời ông ấy kịch liệt phê phán những mưu toan của báo chí phương Tây muốn lợi dụng tin đồn về vụ tự sát của ông. Từ Vilnhius ông ta sẽ bay đi Sibiri để sáng tác ca ngợi lao động của những người thợ xây dựng nhà máy thủy điện Bratski. Tôi đã hoàn thành nhiêm vụ được giao phó là khích lệ tinh thần ông ta”.

Khi ấy Aushra kể cho Evtushenko về chuyện người ta đã tuyển mộ cô thế nào sau khi dọa dẫm vì trong gia đình có người dì đào tẩu sang Canada. Cô thường bị quấy rầy bất thình lình thỉnh thoảng người ta yêu cầu cô tháp tùng vị khách nước ngoài nào đó cần giữ trong tầm quan sát và cô phải thông báo về nội dung những cuộc trò chuyện. “Nhưng em không hề làm điều ác với ai mà chỉ gây hại cho chính mình…Rồi một hôm khi đang ở triển lãm Sverdlovsk bỗng có một người đàn ông xuất hiện. Anh ta biết mật danh và ám hiệu liên lạc của em. Anh ta rất lịch sự và hỏi rằng em đã khi nào đọc thơ của Evtushenko chưa…

“Em trả lời là có đọc và nhiều đoạn còn thuộc lòng. Khi ấy anh ta giải thích cho em rằng vào thời kỳ này anh đang là đối tượng của sự phê bình rộng rãi rằng anh đang ở ranh giới bờ vực tự sát. Anh ta yêu cầu em giúp đỡ anh. Em đã thấy anh trên truyền hình và không chỉ riêng thơ của anh mà em còn thích chính anh nữa. Em đã đồng ý. Còn bây giờ anh muốn phán xét về em thế nào thì tùy anh ” – cô gái nói thêm.

Evtushenko biết rằng trong một khía cạnh nào đó người phụ nữ yêu dấu của ông đã đúng bằng những “báo cáo” của mình cô đã giúp đỡ ông. Tuy thế nhà thơ cũng hiểu rằng ông không sao yêu cô được nữa. “Rất đáng sợ khi đột nhiên biết được rằng chính bàn tay dịu dàng âu yếm ta hồi đêm sáng ra lại cũng bàn tay ấy viết những mật mã về ta để trình báo cho cái “Trung tâm” nào đó…”.

Nhưng Aushra hiểu tất cả và cô chỉ nói khẽ: “Bây giờ thì anh hiểu ra rồi chứ vì sao em đã không muốn để anh tới với em ?”.

(Theo Inopressa)

Bọ Lập viết về nhà thơ – dịch giả Đào Kim Hoa

1. Mình về quê ăn chơi nhảy múa cả tuần thỉnh thoảng nhảy vào blog re còm chứ không lướt mạng nên chẳng biết chuyện gì. Ra Hà Nội vào blog Ngô Minh mới biết nàng Đào Kim Hoa đạo thơ Hữu Thỉnh Lò Ngân Sủn  tại Festival thơ quốc tế Đài Bắc ngao ngán hết nỗi.

Mình gõ google ba chữ Đào Kim Hoa một phát chỉ trong 0 31 giây có đến 3.850.000 kết quả thất kinh. He he em béo này bây giờ nổi tiếng ghê.  Blog anh Tạo ( Nguyễn Trọng Tạo) có nói ở Đài Bắc khi em béo dự Festival thơ có đến bốn chục ngàn trang website nhắc đến ba tiếng thiêng liêng ba tiếng ngọt ngào Đào Kim Hoa ôi Đào Kim Hoa chết cười.

Hi hi chẳng biết làm thơ khi nào mà nổi như cồn. Bên Đài Bắc người ta chỉ biết có bốn nữ nhà thơ Việt đó là Xuân Quỳnh Bà huyện Thanh Quan Hồ Xuân Hương và Đào Kim Hoa ha ha ha.

Việc em béo vào Hội nhà văn cũng đã xôn xao một thời. Em được giới thiệu vào Hội ở Ban dịch thuật. Cả hội đồng dịch thuật ngơ ngác chẳng biết em này dịch cái gì mà đòi vào Hội nhà văn. Còn nếu kết nạp thông ngôn vào Hội nhà văn thì phải kết nạp chừng năm bảy ngàn người chứ chẳng riêng gì em béo đâu.

Thằng Thái (Hồ Anh Thái) nói nếu có hội thông ngôn thì em béo cũng không chắc được vào đừng nói Hội nhà văn. Hôm uống rượu tại nhà bà Thái (Nguyễn Thị Minh Thái) nó kể có hội nghị hội thảo gì đó ở Hội nhà văn cả tây lẫn ta đông lắm đến giờ làm việc em béo chạy ra hành lang tay vẫy miệng nói gâu gâu gâu gâu. Chuyện này thằng Thái đã viết ở báo Tiền Phong.

Năm 1994 hay 1995 gì đó anh Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) được Hội nhà văn mời đến dự gặp gỡ các nhà văn Việt- Mỹ. Tan họp anh đi ra mặt mày nhăn nhó kéo tay mình nói cái cô beo béo trăng trắng thâm thấp là đứa mô rứa. Mình hỏi răng anh nói Hội Nhà văn hết người hay răng mà tuyển mấy đứa phiên dịch tào lao.

Mình lại hỏi răng có chi anh nói nghe nào. Anh nói các nhà văn Việt- Mỹ chuyện trò vui vẻ lắm đến đoạn đọc thơ giao lưu một ông nhà thơ ta đọc câu thơ hoa súng mọc trên hồ tím sáng cô ni dịch hoa súng ( water lily) là gun flower.

Thông ngôn kiểu đó mà được vào Hội nhà văn trở thành nhà dịch thuật mới tài. Đoàn Tử Huyến hồi đó ở Ban dịch thuật nói em béo bỏ phiếu hai lần cả hai lần đều chưa quá bán thế mà Ban chấp hành vẫn quyết cho em béo vào Hội được thì lạ quá.

Vào được Hội trở thành nhà dịch thuật làm đến phó ban đối ngoại Hội nhà văn oách thế vẫn chưa đã em còn muốn trở thành nhà thơ danh tiếng tại festival danh tiếng có cả nhà thơ đạt giải Nobel năm 1992 là Derek Walcott về dự nghĩ mà thất kinh.

Em trả lời phóng vấn nói em đi với tư cách cá nhân chứ Hội nhà văn không cử đi lại càng kinh khủng khiếp. Mình ở sát nách em hằng ngay vẫn thấy em mủm mĩm núng na núng nính vào vào ra ra Hội còn chẳng biết em là nhà thơ thế mà tận Đài Bắc xa xôi người ta biết tên em mời đích danh em thật sợ quá đi mất.

Đọc báo vừa thương vừa giận em. Bác Hồ dạy tuổi nhỏ làm việc nhỏ em toàn ưa to toàn những việc ngoài sức em cũng cứ liều ôi liều quá liều quá.

Tất nhiên không làm thơ được thì phải thuổng thơ người khác rồi đi dự festival thơ lại không mang thơ theo thì đi làm gì. Nếu đến đó rồi bảo tôi không có thơ phải mang thơ người khác thì chắc chắn người ta đuổi về thẳng cánh. Thành ra em có bảo thơ anh Thỉnh anh Sủn là thơ em cũng là chuyện đương nhiên chối cãi làm chi người ta thêm ghét em béo ơi.

Em  đã cả gan ghi thế này cơ mà ghê không: “am hiểu sâu sắc về văn học Việt Nam và các nhà văn Việt Nam (“She knows very well about Vietnam Literature and its Creative Body”). “Hiện nay Đào Kim Hoa đang là biên tập viên Báo Văn Nghệ” (“Now Dao Kim Hoa works as an editor for the Vietnam Literature Review”)… Tóm lại đã cả gan ghi những thứ em không có không biết thì hà cớ chi không thuổng được thơ người khác em nhỉ.

Có điều đạo gì mà dốt thế không biết ai lại chọn mấy bài thơ nổi tiếng của hai ông nhà thơ nổi tiếng. “Thư mùa đông” và “Thơ viết ở biển” của Hữu Thỉnh “Người đẹp” và “Đứng trước em” của Lò Ngân Sủn đến con nít chúng nó còn biết. Chắc là em tin dân Đài Bắc chẳng ai biết văn Việt là cái gì còn mấy ông nhà văn Việt hầu hết đều mù tịt tiếng Tàu người ta có phơi ra cả mớ chữ Tàu ra trước mặt thì mặt nghệch như ngỗng ỉa nhăn răng cười vô tư biết gì.

Em nói ban tổ chức nhầm mà em thì không biết tiếng Tàu. Nói chi rứa em. Thế nếu em ghi dưới bài thơ tác giả là Hữu Thỉnh là Lò Ngân Sủn thì mấy ông Tàu cũng đọc ra là Đào Kim Hoa sao?

Hi hi. Giấu đầu hở đuôi em đã ghi trong lý lịch tự giới thiệu mình với Ban tổ chức như thế này cơ mà: người sáng tác thơ viết tiểu luận tản văn nghiên cứu văn hóa các nước….” ( “She had writen some poems essays articles cultural research of other nations”).  Bút sa gà chết biết cãi thế nào đây hi hi.

Nếu nhầm thì chắc em béo nhầm thôi bệnh vĩ cuồng ắt phải nhầm thơ người khác ra thơ mình đừng nói Ban tổ chức nhầm mà người ta kiện cho bỏ mẹ.

Cũng giống như em béo đã từng “nhầm” giá vé máy bay mua cho 5 nhà văn đi Ba Lan bỏ túi hai chục triều đồng ngon ơ. Chuyện này anh Tạo (Nguyễn Trọng Tạo) anh Kha (Nguyễn Thụy Kha) thỉnh thoảng rượu say vẫn cằn nhằn mẹ sư bố em béo mình bắt được tay vay được cánh hẳn hoi mà em còn chối bai bải huống hồ cái chuyện đạo thơ.

Còn nhớ ngày xưa anh Chính Hữu còn làm phó tổng thư ký phụ trách Đảng Đoàn có người đề nghị giới thiệu em béo vào Đảng ông đã nghiêm mặt đập nhẹ bàn dằn giọng nói tham! Đỗ Chu cười khì khì nói anh ơi nó tham thì mới kết nạp nó vào Đảng để Đảng trị cho bỏ mẹ nó đi.

Ừ mà thôi tham cũng là bệnh tật của đàn bà huống hồ em lại ở cái nơi nhặt nhanh mấy cái danh hão dễ như trở bàn tay dại gì em không nhặt. Nhưng mà phải biết dừng ai lại đi tham dại tham dột lấy thơ của xếp cũ xếp mới làm thơ của mình để phút chốc nổi tiếng như cồn thế thì bỏ mẹ em rồi ôi em béo ơi.

2.Để biết Đào Kim Hoa trở thành nhà văn như thế nào mời bà con đọc bài pv dưới đây:

Dịch giả Đoàn Tử Huyến:

“Vụ Đào Kim Hoa” không đơn giản là chuyện cá nhân chuyện quá khứ nữa

Việc bà Đào Kim Hoa “mạo danh” đến thời điểm này đã có những chứng cứ rất rõ ràng khó có thể biện minh! Từ sự việc “hi hữu”này nhiều nhà văn đã cung cấp thêm tư liệu và người ta mới “ngã ngửa” khi nhận thấy cả sự “lỏng lẻo” lẫn sự áp đặt trong việc kết nạp hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam .

Dịch giả Đoàn Tử Huyến nguyên là uỷ viên Hội đồng văn học dịch của Hội hàng chục năm đã hơn một lần lên tiếng trước dư luận phản đối gay gắt việc kết nạp bà Đào Kim Hoa (và một số người khác) vào Hội Nhà văn đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với chúng tôi.

+ Phiếu chưa quá bán mà vẫn được kết nạp vào Hội

* Thưa được biết trước đây ông đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc kết nạp bà Đào Kim Hoa vào Hội Nhà văn Việt Nam ?

Đúng vậy. Cái hồi tôi còn đang ở trong Hội đồng văn học dịch (1995 – 2005) tôi cùng một số uỷ viên khác đã phản đối việc kết nạp bà Đào Kim Hoa (do chủ tịch Hữu Thỉnh và cố nhà thơ Phạm Tiến Duật giới thiệu) vào Hội Nhà văn Việt Nam với tư cách một dịch giả văn chương. Kết quả sau mấy năm xét tôi xin khẳng định là bà Hoa chưa bao giờ có được số phiếu quá bán trong Hội đồng dịch (chứ không như lời nói xạo của ông Chủ tịch Hữu Thỉnh trong một bài trả lời phỏng vấn là bà Hoa được quá bán) tuy nhiên cuối cùng nhờ phù phép nào đó trong BCH mà bà Hoa vẫn trở thành hội viên như ai. Về chuyện này tôi và một số người cũng đã lên tiếng mạnh mẽ trên báo chí (xin dọc lại bài Hội Nhà văn liệu còn sức hút với người cầm bút? (http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/03/546903/) nhưng rồi mọi chuyện vẫn bị chìm đi.

* Vì sao lại có sự phản ứng khá quyết liệt như vậy thưa ông?

Đơn giản thôi: bà Đào Kim Hoa thể hiện năng lực nghề nghiệp quá yếu (chưa có ấn phẩm (sách) dịch thuật nào của riêng mình); năng lực nghiệp vụ (công việc ở ban Đối ngoại) cũng yếu có những sai sót trở thành giai thoại; và năng lực đạo đức thì…như vậy đấy bây giờ thì ai cũng biết. Trong lúc đó có nhiều người tài năng đủ điều kiện hơn thì vẫn chưa được kết nạp.

* Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức khá “danh giá” sao lại kết nạp một người mà theo ông là thiếu tư cách tối thiểu?

Đó là câu hỏi mà tôi và nhiều hội viên khác đều đã nhiều lần đặt ra và bây giờ thì dư luận cũng đang đặt ra. Và vì không nhận được câu trả lời thoả đáng vì những vụ việc tương tự vẫn tiếp tục diễn ra vì dù dư luận rộng rãi đã lên tiếng mà những người có trách nhiệm vẫn “đánh bài lờ”… nên có lẽ phải xem lại liệu tổ chức ấy có còn cái sự “danh giá” nữa hay không…

* Sự việc đã rõ ràng như vậy sao có thể đánh bài “lờ” được thưa ông?

Chuyện này thì tôi chịu nên đành phải dùng lời ông Hoàng Ngọc Hiến thôi: Cái nước mình nó thế!

Ngay cả bây giờ khi dư luận đã bùng nổ như vậy thì chắc gì sự việc cũng đã được giải quyết rốt ráo thoả đáng. Vấn đề là ai sẽ làm sẽ xử lý như thế nào? Chính người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam đã đứng ra bảo đảm để bà Đào Kim Hoa vào Hội là người “rút thẻ đặc cách” bất chấp những lời “bàn ra tán vào” của các hội viên bây giờ liệu ông ấy có “rút thẻ đỏ” bà Hoa khi giải quyết vấn đề này hay không? Tôi đã quá biết cung cách làm việc thiếu dân chủ và minh bạch trong Hội bao năm nay rồi nên niềm tin về sự công bằng thật sự rất ít ỏi.

+Phải xét cả tư cách của Hội Nhà văn

* Vậy theo ông vấn đề bây giờ nên nhìn nhận giải quyết như thế nào cho thoả đáng?

Theo tôi có lẽ chúng ta không cần nói thêm về cá nhân bà Hoa vì mọi việc đã rõ rành rành chẳng còn gì để bàn nữa. Cái cần nói bây giờ là tại sao một người như thế lại được vào Hội nhà văn được nghiễm nhiên là cán bộ lãnh đạo (chiếc ghế Phó Ban đối ngoại của bà Hoa nghe nói tương đương với chức vụ phó đấy). Nếu đặt “vụ” này trong bối cảnh tổng thể của Hội nhìn lại bao nhiêu bê bối trong và xung quanh Hội Nhà văn suốt nhiều năm qua có thể nói một cách không quá lên rằng cái cần bây giờ là phải xét lại tư cách của cả Hội nhà văn hay gọn hơn của cơ quan Hội lãnh đạo Hội.

Sự việc của bà Đào Kim Hoa vừa bị “phanh phui” là hậu quả tất yếu của một chuỗi “thao tác” (sai lầm?) trong khâu tổ chức trong cơ chế hoạt động sử dụng người thậm chí trong “cái tâm” của người có chức quyền.

Vì vậy đối với những người có tâm huyết trách nhiệm thì sự việc của bà Hoa cần được xem xét không đơn giản là chuyện cá nhân chuyện quá khứ nữa mà là chuyện tổ chức chuyện tương lai – tương lai của Hội Nhà văn của danh dự những người cầm bút.

Hà Vân (thực hiện).


Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder