Những hồi âm của lương tri và bổn phận – Báo Văn nghệ

 

Trong bối cảnh cả đất nước nói riêng và thế giới nói chung đang gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 biến động đầy bất trắc, thì sự kiện tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân của Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển khu vực đảo Phú Lâm, thuộc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm vào 3 giờ sáng ngày 2/4/2020 vừa qua, đã gây nên một sự phẫn nộ mạnh mẽ trong dự luận trong nước và quốc tế. Đây không phải lần đầu tiên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam diễn ra những sự kiện tương tự; nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, thì hành vi được xem là phi nhân tính nói trên đã gây nên một phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt trong tình cảm và nhận thức của những người có lương tri trên toàn thế giới.

Động thái đầu tiên ngay sau khi xảy ra sự việc, đại diện Bộ Ngoại giao Vệt Nam đã trao công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ và xử lý nghiêm đối với nhân viên và tàu hải cảnh Trung Quốc trong sự kiện trên, đồng thời bồi thường các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. Có thể nói trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang phải dồn toàn lực để ngăn chặn dịch bệnh, phản ứng lần này của chúng ta là khá kịp thời và đồng bộ. Ngoài thái độ kiên quyết và thẳng thắn trên mặt trận ngoại giao, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, như Hội Nghề cá Việt Nam, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đồng loạt lên tiếng. Báo Nhân Dânđăng toàn văn Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và dư luận quốc tếĐể biện minh cho hành động này, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc tàu cá Việt Nam bị chìm sau va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, đã trả lời bằng một câu chuyện khó có thể thuyết phục: “… Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm…”. Trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được dư luận đánh giá là “một sự bịa đặt trắng trợn”, và được đem ra so sánh với những tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc về Biển Đông trước đây.

Nhà văn, dịch giả Trần Hinh, một người khá “kín tiếng” trên mạng xã hội, đã buộc phải viết trên trang cá nhân của mình: “Đã sang ngày thứ 8 của đợt cách ly. Đã nghe và đọc rất nhiều về dịch Covid. Không mắc, không mắc, rồi lại mắc. Hy vọng rồi thất vọng tới mức chẳng muốn nghe nữa. Vì vậy mấy hôm nay trong đầu chỉ lởn vởn về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên biển Hoàng Sa. Buồn đến tê tái. Mình đã từng đi biển nên biết, người ngư dân một khi đã lênh đênh trên con thuyền (hay tàu) giữa biển khơi là rủi ro và cô đơn ghê gớm. Vì mưu sinh nên họ phải chấp nhận cái nghề đầy may rủi này thôi. Bởi lẽ, khi ở giữa biển khơi, con người mới biết mình thật nhỏ bé. Bất cứ một sự trở quẻ nào của thời tiết cũng khiến họ cảm thấy tính mạng mình thật mong manh. Cũng bởi thế mà những người ngư dân một khi đã chấp nhận dấn thân vào cái nghề khắc nghiệt này đều nhớ làm lòng giống như người thầy thuốc nhớ lời thề Hypocrat, là không bao giờ bỏ rơi bạn chài khi họ gặp nạn. Vậy mà cái lũ người (không biết có nên gọi đó là người hay không nữa) đã ngang nhiên đâm chìm một con tàu gỗ bé nhỏ, khi nó đang đi lại làm ăn trên vùng biển nước mình… Những kẻ cầm lái con tàu đâm vào con thuyền bé nhỏ mong manh giữa biển khơi kia, thì cũng là dân, vậy sao họ không nghĩ giữa đêm tối, giữa biển khơi, vì cú đâm của mình mà bao nhiêu sinh mạng con người đang vì mưu sinh sẽ rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc… Rồi những người thân của họ sẽ phải đau khổ đến thế nào? Chả nhẽ thế giới này lại mãi làm ngơ để cho những kẻ lòng lang dạ sói cứ tự do hành xử man rợ như thế mãi???

Chỉ là một ý kiến xuất phát từ cảm xúc của cá nhân của một nhà văn, nhưng rõ ràng là đã chạm đến những điều thiện lương và nhạy cảm nhất trong mỗi con người, đó là cái mà chúng ta vẫn gọi bằng hai từ Nhân tính. Còn nói theo ngôn ngữ chính luận, thì “Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông” (Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng). Chính việc làm bất chấp pháp luật và đạo đức, lại xảy ra trong bối cảnh nhạy cảm như hiện nay, đã làm tăng thêm sự lo ngại và dẫn đến những phản ứng ngay lập tức của cộng đồng quốc tế. Trong tuyên bố phát ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines đã nhắc lại, rằng các ngư dân nước này cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc trong những hành xử tương tự, và nhấn mạnh, rằng các sự cố như vừa xảy ra với tàu cá Việt Nam khiến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc bị xói mòn trong bối cảnh hai bên đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Cuối tuyên bố, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định “Covid-19 là mối đe doạ thật sự, yêu cầu chúng ta phải đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau. Trong tình cảnh này, cho dù là nguồn lợi cá hay yêu sách lịch sử tưởng tượng cũng không đáng là lý do để Trung Quốc gây ra những vụ việc như vậy…”. Còn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ việc nói trên: “Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định đòi hỏi chủ quyền trên biển trái pháp luật và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á trên biển Đông”, và lưu ý Trung Quốc cần tập trung vào nỗ lực toàn cầu chống đại dịch Covid-19: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tập trung hỗ trợ cộng đồng quốc tế chống đại dịch toàn cầu, dừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc khả năng dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng các yêu sách trái pháp luật trên biển Đông”. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.

*

Như đã nhiều lần khẳng định một cách kiên quyết và nhất quán, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Quan điểm này vừa một lần nữa vừa được nhắc lại bằng Công hàm của Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Tuy nhiên từ khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, phía Trung Quốc vẫn thông báo đưa vào sử dụng “các trạm nghiên cứu” mới trên đá Chữ Thập và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và đưa máy bay quân sự đặc biệt ra đá Chữ Thập, cũng như tiếp tục đưa lực lượng dân quân biển ra quần đảo Trường Sa, và đỉnh điểm là sự việc đâm chìm tàu cá của Việt Nam, khăng khăng bám vào tuyên bố cá nhân của mình về Đường 9 đoạn trên biển, tuyên bố này của Trung Quốc đã bị Toà trọng tài quốc tế được thành lập dựa trên Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển tuyên trái pháp luật từ những năm trước để hành xử, rõ ràng là sự thể hiện một thái độ bất chấp pháp luật ở phạm vi Quốc tế, một thái độ không thể chấp nhận được trong xã hội văn minh.

“… Chả nhẽ thế giới này lại mãi làm ngơ để cho những kẻ lòng lang dạ sói cứ tự do hành xử man rợ như thế mãi???”. Không! Chắc chắn là không thể. Băn khoăn của nhà văn – dịch giả Trần Hinh rồi cũng đã nhận được những hồi âm của lương tri và bổn phận. Từ bên kia bán cầu, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus, phản ứng: “Thật đáng sợ khi Trung Quốc đang lợi dụng sự tập trung của thế giới vào đại dịch toàn cầu để áp đặt các tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông…”. Còn bên cạnh, Bộ Ngoại giao Philippines thì thể hiện thái độ: “Việc tạo ra các sự cố trên biển sẽ không bao giờ làm phát sinh quyền hợp pháp ở bất cứ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào…”.

Chân lý là điều mà không một âm mưu hay áp lực nào có thể làm thay đổi được. Kẻ manh tâm nào âm mưu điều ấy, ắt sẽ tự đặt mình vào vị trí của một “kẻ đáng sợ”, thất bại và lạc lõng trong xu thế chung của một xã hội văn minh

                                                                                                                                                                           Văn nghệ

Bài viết khác

violin amazon amazon greens powder